Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

văn tế các giáo sư


VĂN TẾ THẬP LOẠI GIÁO SƯ


Tiểu dẫn: Mỗi năm một lượt “đến hẹn lại lên”, Hội đồng chức danh học hàm nhà nước lại cho triển khai đợt xét phong học hàm Giáo sư và Phó giáo sư. Thế là, các ông nghè bà nghè cả nước lại một phen nháo nhào “đăng trường ứng thí”.


 Cũng là một thứ “Lều chõng” tái thế mang khuôn dạng có vẻ mỹ miều. Chẳng biết các Hội đồng của các ngành khác thế nào không rõ, chứ Hội đồng bên cái ngành văn vẻ năm nào cũng eo sèo lắm chuyện chẳng mấy sạch sẽ gì.


Hội đồng chuyên ngành đã vừa kết thúc. Như mọi cuộc thi, có kẻ khóc người cười. Ấy là nói phía những “ứng thí viên”. Chứ còn những “giám khảo viên” cũng không dám chắc là không có chuyện…Kẻ hậu sinh này  rập đầu cúi xin Đại thi hào Nguyễn Du được tập “ Văn chiêu hồn”  của Người mà “khốc” rằng:


Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da

Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.


*
Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông

Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.


*
Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh

Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.


*
Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn Tam đình ngong ngóng vào ra

Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.


*
Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu

Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.


*
Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông

Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.


*
Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày

Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.


*
Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa

Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.


*
Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu

Học đòi lí lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.


*
Nào những kẻ Đông Âu tu luyện
Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu

Gái xinh chẳng dám nhìn lâu
Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.


*
Nào những kẻ cúi luồn thân phận
Tay bút gươm lòng lận bút lông

Ô hô trời đất thấu không
Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.


*
Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy
Hám vinh danh tháu xoáy công trình

Chưa thôi tranh luận rập rình
Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.


*
Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng
Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân

Cuốc Liên điện thoại Ma Lân
Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…


*
Phận bèo bọt thia lia mặt nước
Giang sơn này độc dược tràn lan

Bán buôn sông biển non ngàn
Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn


(Cuối thu nhặt được )
KHUYẾT DANH

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

SACH TRAN HONG LUU

SÁCH CỦA TS TRẦN HỒNG LƯU DO NHÀ XUẤT BẢN chinh tri quốc gia- SỰ THẬT PHÁT HÀNH









SÁCH CỦA TS TRẦN HỒNG LƯU DO NHÀ XUẤT

 BẢN thông tin- truyền thông PHÁT HÀNH




Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

BUCTHUTINHCUANHATRIETHOC







Bức thư tình của Nhà triết học

Vào khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, lúc tôi đang học cấp 3 PTTH bây giờ, tôi đã từng được đọc một bài thơ tình của nhà Triết học gửi người yêu trong sổ tay của ai đó không rõ tác giả. Cũng cần thấy rằng, ở góc độ nào đó khi coi Triết học là khoa học của các khoa học vẫn đúng, với tư cách Triết học là môn học trừu tượng, có quyền khái quát các môn khoa học cụ thể khác.




Với ý tưởng như thế, Tôi đã chép lại, bây giờ đưa lên mạng để mọi người so sánh, phân tích và thưởng ngoạn. Cũng cần nói thêm rằng khi đọc bài thơ này, dù không biết ai là tác giả, khi đó tôi cũng không biết Triết học là gì, song tôi rất thích thú.
Có lẽ đó là lý do mà khi thi vào đại học năm 1979, tôi đã không do dự khi chọn khoa Triết học, K 24, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội để gửi gắm tương lai và ít nhiều đã tìm được sự thú vị trong đó. Cám ơn bài thơ và tác giả, dù tôi không biết tác giả là ai?


Bức thư tình của Nhà triết học


Anh gặp em ở công viên Thống nhất
Em mỉm cười lơ lửng…chẳng yêu anh
Nhưng trái tim anh dù Sắt hay Can xi
Thì axit cũng biến thành hệ quả
Ta yêu nhau không gì ngăn được cả
Vì tình yêu logic lắm em ơi
Gặp lại em tại công viên Thống nhất
Mà lòng anh như một bất phương trình
Với bao nhiêu giả thiết phải chứng minh
Rồi kết luận mối tình đầu trong trắng
Khi em vào tiếp cận tuổi đôi mươi
Môi trường sống sao lúc này xao động
Dựng hình em trong sức sống tươi vui
Làn tóc em như không muốn phân đôi
Trong đêm khuya hai ta cùng tâm sự
Bao giả thiết tâm hồn do dự
Chia hoài nghi phân tử càng tăng
Lòng anh nhiều kết luận xa xăm
Tấn công mãi song chỉ là công cốc
Hai bông hồng bên nhau nhưng không đối xứng
Hai cánh tay cùng song song vung vẩy
Chậm dần đều câu chuyện dưới trăng trong
Dài vô cực song đừng mong giới hạn
Tình yêu ta rút ra trong tình bạn
Vì định luật ái tình không ẩn số





Em không nói anh càng tăng vận tốc

Em hững hờ anh vội biến thiên nhanh
Chắc là em xác định tuổi học sinh
Yêu là chết là triệt tiêu lý tưởng
Nhận thức em khác xa anh quá
Không, em ơi tình yêu là lý tưởng của đời
Ta yêu nhau không gì ngăn cản nổi
Trên đường dài tiến bước đen ta
Hình ảnh em lồng trong góc bê ta
Tình chan cứa ôi thật là vô cực
Định luật Ôm em ghi vào ký ức
Quay xung quanh với nội lực ly tâm
Đi bên em như sức hút nam châm
Điện trái dấu hút muôn phần mạnh mẽ
Ghé tai em thì thầm anh hỏi khẽ
Đến bao giờ điện tích sẽ trung hoà
Cùng tiến bước trên đường đời vạn dặm?
Biết em trách anh là hơi vội
Muốn thanh minh nhưng sợ em giận giỗi
Mối tình đầu không chịu nổi tan ra
Lúc bấy giờ phản ứng có trung hoà
Hay hoá hợp thì cũng là vô ích
Định luật Ta lét anh đưa ra giải thích
Cộng thêm vào quỹ tích của lòng người
Mặt phẳng nghiêng em nhoẻn miệng cười
Và bảo anh là người có học
Nghe em nói như muôn ngàn ròng rọc
Rút bớt đi nỗi nhọc của lòng anh
Và thấy như một hệ thống Pa lăng
Thắng ma sát kéo anh vào quán tính
Ta yêu nhau trên tình yêu chân chính
Ta yêu nhau trên định luật Run (Jun)
Cảnh cự tuyệt có em ngồi bên cạnh.
Em ơi sau cơn mưa trời tạnh
Thuỷ phân ly sẽ rửa sạch lòng ta
Tổng đại số chính là như vật đó
Định luật bảo toàn chắc em còn nhớ
Anh mong em sáng tỏ rõ vấn đè
Chắc em chưa quên nhà bác học Galilê
Và còn nhớ tiên đề Ơcơlit
Anh và em ở hai nơi xa tít
Rồi đồng quy nên xích lại gần nhau
Tịnh tiến qua bao vạn sông sâu
Ta xây dựng mối tình đầu trong trắng
Đi chơi khuya nhiều khi anh bị mắng
Nhưng tình yêu vẫn chiến thắng em ơi
Anh và em như hằng số tuyệt vời
Dù phân tích cũng không rời ra được
Lực cộng hưởng em ơi hằng mong ước
Tích luỹ thừa cùng phía đứng lên
Phép khai căn em nhớ rõ đừng quên
Hệ thức lượng em hãy đem so sánh
Dù đôi ta có dao động bao lần
Em chớ sợ vì vẫn cùng pha em ạ
Đôi mắt em như phênôn óng ánh
Nhẫn em đeo lóng lánh tựa ánh kim
Công sinh ra để co bóp trái tim
Cho anh sống bên em mãi mãi
Cái gì xưa làm em sợ hãi
Dịch lại gần đây chớ ngại em ơi
Đôi chúng ta ngồi bên nhau bình luận
Mọi sự đời trong mối tình ta
Hai trái tim đã liên kết với nhau
Cùng chia sẻ niềm vui và ước vọng
Em và anh dưới bóng cây xanh
Và khái quát tình yêu thành định luật
Với cuộc đời ta là một bất phương trình
Khi cõi lòng là một góc Gama
Tình chung kết không bao giờ phi logich
Anh và em cùng khai thác nhiều dữ kiện
Song không thể nào định nghĩa nổi tình yêu
Đố ai định nghĩa được tình yêu
Khi song song khi nằm trong góc tới
Khi hội tụ lúc phân kỳ thật lắm kiểu sao
Ôi ánh mắt em như tia chớp sáng ngời
Bứt phá tim anh làm hôn mê bất tỉnh
Anh mới hay rằng sức mạnh của tình yêu
Mạnh hơn bao hạt Nơtorông
Khác nào đây là tình yêu lý tưởng
Mà đôi ta cùng vun đắp dựng xây
Đôi mắt em trong xanh và rắn rỏi
Mỗi lần anh định nói dối em yêu
Đôi mắt hoài nghi, dò hỏi, lạ kỳ?
Mỗi khi cười sóng sánh ánh sao băng
Anh đọc thấy niềm vui trong ánh mắt
Câu trả lời lý tưởng của đời anh
Trên đường Thanh niên anh với em cùng bước
Và hỏi rằng em có yêu anh?
Em ngước mắt và trả lời: em không biết.
Và nói rằng me mé xa xa
Tình tương xứng đâu phải là tuyệt vọng
Mà năm tháng là bà cô khe khắt
Thử thách tình liên kết có chặt không?
Anh mới hay rằng em hiểu biết
Mối tình đầu: toán lý hoá văn thơ
Triết học em ơi nghề mà anh theo đuổi
Tất cả là để tiến tới gần em
Anh với em đi bên bờ cuộc sống
Mà em là sao sáng của hồn anh
Yêu đất nước có mối tình thơ mộng
Bởi em là: nơi không ngủ của đời anh
Anh luôn thấy ở nơi em bao điều mới là
Vì em là người con gái trắng trong
Không ngẫu nhiên mà anh mến yêu em
Cặp phạm trù bao giờ cũng đồng nhất
Dù cái riêng có khác cái chung
Anh vẫn sống bên em mãi mãi
Như điện tử đã trung hoà rất là bền vững
Như mối tình đã được chứng minh xong./. 


TS TRIET HỌC TRẦN HỒNG LƯU


Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Mùa xuân đã cạn ngày”= Nguyễn Bính

Mùa xuân đã cạn ngày”

(Dân trí) - Nguyễn Bính không chỉ rất tài hoa khi viết về nông thôn Việt Nam mà ông còn đặc biệt tài hoa khi viết về tâm sự của người con gái Bắc bộ. Chỉ ít ngày nữa “Mùa xuân đã cạn ngày”, xin chia tay bằng bài thơ Mưa Xuân.

Mưa Xuân 






I_Vy:
Mưa xuân

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".

Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem!

Em xin phép mẹ, vội vàng đi,
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.



Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em

Chờ mãi anh sang,anh chả sang.
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.

Mình em lầm lụi trên đường về,
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt,
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,
Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Hội chèo làng Đặng về qua ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng hát tối nay?

                      NGUYỄN BÍNH

Lời bài hát: Mưa Xuân

Đăng bởi: vansonf4
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".

Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!

Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
 
I_Vy:













































XUÂN VỀ

Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe,
Lá nõn nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận gió bay đi...

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung,
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô,
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.

                NGUYỄN BÍNH - 1937
I_Vy:
Vội vàng

       Tôi muốn tắt nắng đi
       Cho màu đừng nhạt mất;
       Tôi muốn buộc gió lại
       Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giời, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
       Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm,
                                      cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

                                                XUÂN DIỆU
I_Vy:



Chiều xuân

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng,
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đám sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

                                   ANH THƠ

:



Chợ Tết

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khóa gò lưng bên cánh phản,
Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết.
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế tới gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          Đoàn Văn Cừ

TRĂNG KHUYẾT Phi Tuyết Ba


TRĂNG KHUYẾTác giả
Nhà thơ Phi Tuyết Ba tên thật là Phi Thị Tuyết Ba, sinh năm 1946 tại Đồng Hới, Quảng Bình.

Nhạc: Huy Thục
Thơ: Phi Tuyết Ba
Trình bày: Tiến Dũng.
*********************** 

Bồng bềnh mặt nước gợn trong
Một vầng trăng khuyết để thương mặt hồ
Ai ơi chín đợi mười chờ
Chờ ai, ai đợi, ai chờ đợi (í) … ai
1,2-
Em ngỏ lời yêu anh vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết chọn truớc (ư) … đêm rằm
Anh vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Em ơi em có biết, trăng hay tình lứa đôi
Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng không tròn




2-
Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng không tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Em ơi em có biết, trăng (trăng) hay tình lứa đôi


Bài thơ “Trăng khuyết”
Tác giả: Phi Tuyết Ba


Anh (Em?) ngỏ lời yêu em (anh?)
Vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết tròn trước đêm rằm
Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết
Trăng hay tình lứa đôi ?
Sao anh vội ngỏ lời
Vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng chưa tròn!
Bình luận

17 bình luận trong Trăng khuyết

  1. Lena:
    Không đồng ý với bạn Vô Danh. Trong các loại hình sân khấu, phim, ca nhạc thì việc đổi vai trong các đoạn thoại là chuyện đương nhiên, nhưng trong thơ ca thì không có chuyện đó, không chỉ với một bài thơ ngắn mà thậm chí là cả với trường ca (hay ít ra là tôi chưa từng gặp). Cảm ơn bạn Hồng Danh khi bạn cho biết đã có sự khác biệt trong một vài chữ của CS Tiến Dũng và nguyên gốc bài thơ. Tôi tin vào trí nhớ của bạn và theo cảm nhận của cá nhân thì tôi cũng tin rằng đây là lời tự sự về một tình yêu không thành của một cô gái. Cô gái ấy đã chủ động ngỏ lời yêu (Em ngỏ lời yêu anh..), khi mà tình cảm đã không thể kìm nén được nữa, điều ấy chẳng có gì là xấu. Trăm năm trăm cõi người ta, có ai chê cười Thúy Kiều đã chủ động trong mối tình với Kim Trọng đâu. Cô ấy vui, hạnh phúc khi tình yêu đang còn. Nhưng rồi khi trăng khuyết, tình yêu thiếu một nửa, cô ấy chẳng thể không xót xa, chạnh lòng. Vì lòng vẫn còn yêu, cô ấy vẫn nhớ nhung nên đã gọi “ Anh ơi, anh có biết. Trăng hay tình lứa đôi?”. Rồi cái sự tự trách bản thân “ Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết?” đã thể hiện nét đặc trưng cho cá tính và cách suy nghĩ của phái nữ. Câu kết,” Để bây giờ thầm tiếc..” càng khẳng định chủ thể của bài thơ là con gái, nếu là người con trai nói hộ (như CS TD trình bày) thì đâu còn là thầm nữa. Nếu tôi có thể là một ca sỹ thì tôi sẽ hát (xin lỗi nhà thơ Tuyết Ba nhé): Em ngỏ lời yêu anh, vào một đêm trăng khuyết/ Bởi tình yêu tha thiết, biết tròn trước đêm rằm/ Em vui lúc trăng tròn, chạnh lòng khi trăng khuyết/ Anh ơi, anh có biết, trăng hay tình lứa đôi?/ Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết?/ Để bây giờ thầm tiếc, một tình yêu không tròn/.Cảm ơn bạn NHD rất nhiều.
  2. ThanhHaiNam:
    Lại vẫn là tình yêu. Tình yêu không có một kết thúc trọn vẹn. Và giữa trăm ngàn nguyên cớ chia tay, người con gái vin vào một cái cớ tưởng như chẳng có gì, ấy là vầng trăng khuyết.
    Anh ngỏ lời yêu em
    Vào một đêm trăng khuyết

    Bởi tình yêu tha thiết
    Biết tròn trước đêm rằm





    Chỉ có trái tim nhạy cảm và đa cảm thì mới có những câu thơ thật trong sáng, đáng yêu. Lời tỏ tình đầu tiên lại rơi vào một đêm trăng khuyết. Người con trai có lẽ chẳng bao giờ để ý tới chuyện này đâu. Nhưng là một cô gái, chuyện tự nhiên trời đất thôi cũng trở thành tâm sự của lòng mình. Điều đó là dễ hiểu.
    Hạnh phúc vì đón nhận tình yêu, cô muốn bộc bạch những ngổn ngang trăm mối, lại vẫn chuyện vầng trăng tròn khuyết, và hình như, cài vào bao nhập nhằng, hư ảo khuyết- tròn ấy là những dự cảm, âu lo không thể nào nói hết được:
    Em vui lúc trăng tròn
    Chạnh lòng khi trăng khuyết
    Anh ơi anh có biết
    Trăng hay tình lứa đôi
    Vầng trăng lúc này không chỉ là một thực tế của vũ trụ nữa. Vầng trăng là chứng nhân cho lời tỏ tình đêm trước. Thật xót xa, đó lại là một đêm trăng không tròn:
    Sao anh lại ngỏ lời

    Vào một đêm trăng khuyết
    Để bây giờ thầm tiếc
    Một vầng trăng không tròn
























    Cô muốn trách móc. Mà câu thơ buông ra lửng lơ, chẳng biết trách ai. Trách anh? Không! Trách đêm trăng khuyết? Có lẽ chỉ trách sự vô tình, không may mắn. Dẫu rằng vầng trăng cứ khuyết tròn theo quy luật muôn đời vẫn thế nhưng cái tròn trặn của vầng trăng, cái tròn trặn của tình yêu thì không vĩnh hằng, mãi mãi.
    Tôi thích cái “đổ lỗi” này. Nó khiến cho tình yêu, dù không trọn vẹn, dù đứt gánh nhưng vẫn đẹp và nhân văn. Đọc bài thơ, cứ mong lời ngỏ yêu kia diễn ra vào một trăng tròn vành vạch. Để cô gái, để chàng trai, để vầng trăng không phải thầm tiếc cho sự dang dở của một mối tình.


    Bài thơ làm người ta chạnh lòng, buồn nỗi buồn man mác. Ba khổ thơ là sự hồi tưởng liền mạch về tình yêu, từ buổi đầu đến ngày kết thúc. Dẫu tình yêu vơi vẹn đi nhưng trên hết, ta bắt gặp tâm hồn của một cô gái rất thiết tha và nhân hậu khi nghĩ về mối tình lỡ dở của mình, nghĩ về lời tỏ tình vào một đêm có vầng trăng khuyết nửa. Là lời tâm sự nên câu chữ bài thơ cũng miên man theo dòng cảm xúc và rất mức tự nhiên. (ST)

Hai sắc hoa ti gôn


Hai sắc hoa ti gôn


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ ngưòi đến với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài những lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi !"

Thuở ấy nào tôi có hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy"

Ðâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá !- tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu, lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng "một người"

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha !

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Ðến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi !

Tôi sợ chiều thu nắng phớt mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lặng lẽ chân mây vắng,
Người ấy bên sông đứng gọi đò

Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa...vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?

T.T.KH
«
Đâu phải là chưa ai biết. Mà cơ bản là người ta chưa biết có phải người phụ nữ mà bao người cất công tìm đến có phải là T.T.Kh không!

Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người ta đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T.Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thị Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà Nội. Có kẻ cho cô là người yêu của thi sĩ Thanh Tâm, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hóa hay thi vị hóa một mối tình tưởng tượng. Rồi ký giả Thanh Châu, các thi sĩ Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng.

Về hoa Tigôn (Antigone in French): loại hoa dây leo, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh. Hoa Tigôn rất đẹp, có hai loại: loại cho ra hoa mầu trắng và loại cho ra hoa mầu đỏ hay hồng tươi, có thể mọc ở toàn cõi VN. Lá Tigôn mầu xanh, hình tim như lá trầu nhưng nhỏ cỡ 3 ngón tay. Hoa Tigôn nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, mọc thành chùm. Hoa Tigôn có 5 cánh hình trái tim, hai cánh nhỏ ở trong và 3 cánh lớn hơn chụm vào nhau bao ở ngoài. Khi gặp gió hay mưa hoa rụng từ cuống hoa, rơi xuống đất nhưng vẫn còn nguyên cả bông hoa chứ cánh hoa không tách rời ra tơi tả như T.T.Kh. mô tả trong thơ của bà. Ở miền Nam Việt Nam gọi là hoa nho vì lá giống lá nho. Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ........

Như đã thấy "Bài Thơ Cuối Cùng" xuất hiện vào giữa năm 1938, trong đó T.T.Kh. giận trách người tình cũ đã đem thơ của nàng lên mặt báo làm lộ chuyện thầm kín cho khắp người đời thóc mách xem thì không còn thấy xuất hiện bài thơ nào khác của nàng nữa.

Mãi tới 2 năm sau, vào giữa 1940, mới thấy xuất hiện bài thơ gửi T.T.Kh. với bút hiệu Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình, 1917-194, có lẽ là ông ở xa vừa mới về. Ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh., gọi nàng bằng tên "Khánh" và nhắc tên nầy tổng cộng 4 lần. Bài thơ nầy là để trả lời cho 4 bài thơ của nàng, nhưng với giọng điệu cay đắng, mỉa mai!

Ngoài ra Thâm Tâm còn 2 bài thơ khác viết cho T.T.Kh. như sau: Màu Máu Tigôn, Dang Dở

Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho T.T.Kh. xuất hiện trong năm 1940. Bài thơ "Dang Dở" trên đã chấm dứt mối tình bí mật đó. Nhưng...

Sau đó, người ta lại được biết chút ít về T.T.Kh. qua bài thơ "Dòng Dư Lệ" của Nguyễn Bính. Lúc bấy giờ ai chẳng nghĩ T.T.Kh. chính là người tình vườn Thanh của Nguyễn Bính. Nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận của một kẻ si thơ T.T.Kh. mà thôi.

Thi sĩ Nguyễn Bính lúc còn trẻ có máu "giang hồ", vào Nam ra Bắc mấy lần. Một lần dong ruổi, gặp đêm mưa lớn, ông ghé vào trọ tại một nhà ở vùng Thanh Hóa, được người lão bộc tiếp đãi. Nhà có khu vuờn đẹp, trong nhà có cô gái trẻ ngồi quay tơ - mà ông gọi là "Người Vườn Thanh" - đã khiến ông run động, thao thức bâng quơ; nhưng nghĩ mình còn nặng kiếp phong trần nên chưa dám tính đến chuyện tình duyên.

Rồi mấy năm sau, ông lại có dịp qua vùng Thanh Hóa, bèn tìm đến chốn cũ, thì được người lão bộc năm xưa kể cho nghe "một thiên hận tình." Thời gian lại qua đi, ông gần như đã quên câu chuyện đó, thì đọc được những bài thơ của T.T.Kh. xuất hiện trên báo. Ông thấy những bài thơ đó giống hệt thiên hận tình của "Người Vườn Thanh" năm nào, ông nghĩ rằng "Người Vườn Thanh" chính là T.T.Kh., và viết bài thơ "Dòng Dư Lệ" để tặng nàng.

Mặc dầu xôn xao bàn tán và tranh dành lấy mình và lấy thơ của mình, T.T.Kh. đã biến mất. Cho đến mùa xuân năm 1938 ngày 30 tháng 10 thì trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy lại xuất hiện T.T.Kh. với Bài Thơ Cuối Cùng. Đó là bốn bài thơ mà T.T.Kh. đã để lại trong lòng tất cả người yêu thơ của bà. Cho đến thập kỷ 80, vẫn có người noí rằng bà còn sống và đã gặp bà, nhưng dù sao đó cũng chỉ là một lời nói mà thôi.

Vậy T.T.Kh. nàng là ai??? Và vì ai mà làm thơ??? Cái nghi vấn đã kéo dài hơn 50 năm cho đến năm 1994. Bà Đ.T.L (tạm dấu tên) đã tiết lộ cái mà thiên hạ cho là "thiên cơ bất khả tiết lộ" cho nhà văn Thế Nhật, và đó cũng là cái chìa khóa để mở cái cửa nghi vấn cho làng văn học Việt Nam.

T.T.Kh là gì?
T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
Kh chữ thứ ba là KHÓC

KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đời. Tạo hóa trớ trêu khiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau.

THANH là Thanh Châu, là tác giả của truyện ngắn"Hoa Tigôn" đã nhắc ở trên. Ông hiện cư ngụ tại Hà Nội, là người đã tạo cho T.T.Kh. những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khóc thương. Người đã mang nặng chữ chung thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.Kh., với cái hồn của nàng suốt hơn 50 năm trời đăng đẵng. Một người mà hôm nay thân đã tàn sức đã tận, nhưng tâm hồn vẫn lâng lâng cái trẻ trung, cái nhớ thương ray rứt về cố nhân. Một người có tâm hồn cao thương và sắc đá, trước những thử thách trớ trêu của tạo hóa, nhưng lại mềm mại, đắng cay trong từng ngòi bút ông buông lời

TRẦN là Trần Thị Chung, (tên thường gọi là Trần Thị Vân Chung) sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hóa, Hà Nộị sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ. Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho một luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo học tập). Hiện nay bà cùng các con sinh sống ở miền Nam nước Pháp trong một thị xã nhỏ và bà vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn với nhiều bút hiệu khác khau như Vân Nương, Tơ Sương v.v...
Mình thích "Hai sắc hoa tigon" từ bé. Mình nhó là mẹ có chép tay một bài báo trong đó khẳng định T.T.Kh là mộ người đàn ông không phải phụ nữ à, chẳng biết thế nào nữa

Có ai biết đoạn thơ này là của ai không?
" ...Có một thời em thương nhớ tigon
Khóc T.T.Kh thầm thì trong nước mắt
Hoa hình tim vỡ đi mà không mất
Giàn lệ chiều đâm nát vụn trái đau
Người phũ phàng bội bạc có sao đâu?
Thu đi lại về rung chuông bằng tả tơi lá rụng
Có chiếc lá trong gió mùa hoài vọng
Không nhắc người mà nhắc cánh tigon..."
01 Tháng Chín, 2007, 07:53:25 AM
Reply #5
đúng , bài "Hai sắc tigon" thật hay,ai đọc rồi cũng thấy thích
Mình thích nhất là câu:
 " Nếu biết ngày mai em có chồng
   Trời ơi người ấy có buồn không?
    Có còn nghĩ đến loài hoa ấy
   Tựa trái tim phai, tựa máu hồng"!!!!!!!!!
Xin lỗi, hình như là...
Quote
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi người ấy có buồn không
Có thầm nhắc đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim em tựa máu hồng
hì, em cũng thích bài này. Lần đầu tiên được đọc nó trong một quyển thơ viết tay cô giáo cho mượn. Nhưng thích nhất là mấy lời tựa "Có những mùa thu qua gợi cho lòng người bao tiếc thương, bao ngậm ngùi nhớ về dĩ vãng ...

Lá thu rơi ... Sương thu lạnh ... Tình thu buồn ...

Những truyện lòng dang dở - và những cánh hoa TÍM ..."
( chủ đề này đã có trong topic khác rồi, khoai del cho đỡ nhàm nhé ? )
« Last Edit: 30 Tháng Ba, 2008, 09:35:06 AM by potatoe »
06 Tháng Bảy, 2008, 09:41:39 AM
Reply #8
Thành viên OlympiaVN
Em nghe nói bài thơ trả lời của Thâm Tâm được coi là hay nhất, mà cũng chưa được đọc :P. Có ai biết bài ấy không ạ? Cho em xem với, em cảm ơn nhiều ạ!
     P/S: Ngoài ra còn có bài nào của ai nữa cũng được ạ!
             Em cảm ơn nhiều :D
Bài thơ thứ nhất
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.

Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.

Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em.

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chả nên chờ.

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
“Cố quên đi nhé câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ”.

Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám gặp ai về.

Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.

Bài thơ cuối cùng
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu.

Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
Mà viết tình em được ích gì?

Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng.

Từ đây anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
Đi nhớ người không muốn nhớ lời.

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.

Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người …

TTKH Hai sắc hoa ti gôn


ength


  • OLYMPIAN
  • **

















Tìm theo Tên Thi Sĩ


Hai sắc hoa ti gôn
Số lần đọc: 278158

Cùng một Thi Sĩ
4 Bài Thơ






TTKH

Hai sắc hoa ti gôn


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương


Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ


Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng