Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

cô dâu về làng- đường bị chia 2 ngả ngay từ đầu

THÀNH NGỮ HIỆN ĐẠI( HẦN HAI)
10. Mỗi cây mỗi hoa,
đừng trách mẹ cha
nghèo tiền nghèo của.

11. Cái gì cũng cho con tất cả,
coi chừng ra mả mà cười.

12. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình,
mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.

13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em.
Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.

14. Bố mẹ không có của ăn của để,
con rể khinh luôn.

15. Coi khinh bên ngoại,
chớ mong có rể hiền.

Ăn ở mất cả họ hàng,
chớ mơ có nàng dâu thảo.

16. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố.
Con trai thương bố vì chức vì quyền.

17. Đi với Bụt mặc áo cà sa
Quen sống bê tha thân tàn ma dại.

18. Ngồi bên bia rượu hàng giờ,
dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.

20. Củi mục khó đun,
chồng cùn sống bậy,
con cái mất dạy,
phí cả một đời.

21 Hay thì ở, dở ra toà,
chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.

22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay
Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.

23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi,
còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.

24. Nói gần nói xa,
đừng biến mẹ già
thành bà đi ở.

25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ
Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.

26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm
Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.

27. Khoẻ mạnh mẹ ở với con,
đau ốm gầy còm tuỳ nghi di tản.

28. Thắt lưng buộc bụng nhịn đói nuôi con,
dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.

39. Mẹ chết mồ mả chưa yên,
anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.

30. Khấn Phật, cầu Trời,
lễ bái khắp nơi,
nhưng quên ngày giỗ bổ.

31. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ,
góp giỗ cha mẹ tị nhau từng đồng.

32. Giỗ cha coi nhẹ,
nuôi mẹ thì không

Cả vợ lẫn chồng
đi làm từ thiện.

33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ,
một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau
Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.

35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư
Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.

36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay
Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.

37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt
Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.

38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau,
dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết!

39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép,
cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.

40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi,
thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy,
ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?,
SƯU TẦM

Ý xưa - Ngẫm lại trong sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay

Báo Giáo dục Việt Nam - 30/04/2014 06:09
GDVN) - Trong lịch sử phong kiến ở từng thời kì, tùy theo yêu cầu của thời đại, việc áp dụng “đức trị” hay “pháp trị” được thực thi ở mức độ khác nhau.
Tư tưởng Nho gia cho rằng, con người ta sinh ra vốn mang tính thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện”... Vì vậy cho nên giáo dục của Nho gia chủ trương khơi dậy tính thiện của con người, khi thiện căn được củng cố giữ vững và phát triển sẽ hướng con người theo được chính đạo, tự giác rèn luyện phấn đấu, thực hiện trách nhiệm bổn phận với xã hội và cuộc đời.
Trái ngược với quan điểm đó, Pháp gia lại khẳng định “Nhân chi sơ, tính bản ác” con người ta sinh ra vốn mang tính ác, bản chất gốc rễ của con người là ác. Vì vậy, giáo dục con người cần phải chế ngự tính ác bằng pháp trị, nghiêm hình có như thế mới đảm bảo kỉ cương yên ổn. Vì thế, ngày xưa vị trí người thầy giáo được đặt lên trên cha mẹ.
Trong lịch sử phong kiến (Việt Nam và Trung Hoa) ở từng thời kì, hai hệ tư tưởng ấy tùy theo yêu cầu của thời đại, việc áp dụng “đức trị” hay “pháp trị” được thực thi ở mức độ khác nhau, thành tựu và hệ lụy cũng khác nhau nhưng đều để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá và những kinh nghiệm bổ ích trong việc giáo dục, đào tạo con người cũng như duy trì kỉ cương nền nếp từ trong gia đình đến cộng đồng xã hội và quốc gia.

Là những người làm giáo dục, chúng ta thấy gì, học tập được gì và thực hành được những gì từ quan điểm và triết lí của người xưa trong công việc thường nhật của người thầy: Giáo dục học sinh?
Trước hết phải thấy rằng, giáo dục nói chung và giáo dục nhân cách học trò (trong trường học) nói riêng không hề dễ dàng bởi nhiều lí do. Trong đó, phải kể đến một yếu tố là tính phức tạp trong đời sống cá nhân mỗi người và tính phức tạp giữa các cá nhân trong tập thể (học sinh chúng ta không phải là một loại sản phẩm được ra đời từ một khuôn đúc sẵn, theo một công thức chế tạo định trước), trước mắt chúng ta là những con người, những học sinh có thể chất, tâm hồn tư tưởng, tình cảm, năng lực, suy nghĩ, lối sống khác nhau. Là kết quả của sự tác động tổng hòa của nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội không giống nhau. Làm thế nào để tất cả các em đều phát triển theo định hướng tích cực của nhà trường, của thầy cô?
Mặt khác lại phải thấy rằng, trong nhà trường, sự tác động của người thầy đối với học trò là sự tác động quan trọng hàng đầu gần như là yếu tố quyết định thiên hướng phát triển năng lực và định hình nhân cách của các em.Về điều này, người xưa cũng đã đúc kết “Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (Dạy học trò không nghiêm là lỗi ở thầy), “thầy nào trò ấy” có lẽ cũng không sai.
Vậy giáo dục nhân cách, rèn năng lực phẩm chất cho học sinh trong nhà trường nên bắt đầu từ đâu? Có lẽ nên bắt đầu, phải bắt đầu từ người thầy.
Trở lại với cách đặt vấn đề nêu trên, người thầy có thể bằng hai con đường cơ bản để giáo dục học sinh: Cảm hóa bằng tình cảm (đức trị) và sử dụng kỉ luật nghiêm (pháp trị). Nhưng rõ ràng là không thể tránh khỏi sai số và hệ lụy.
Thực tế nhiều học sinh không thể dùng lời nói, hoặc là dùng tình cảm đơn thuần để động viên khích lệ giáo hóa. Lại có những học sinh trở nên chai lì, bất cần, bất chấp kỉ luật và cả hình phạt. Những đối tượng như vậy đòi hỏi mỗi người thầy phải thực sự là những “kĩ sư tâm hồn” hết sức uyển chuyển, linh hoạt và khéo léo.
Nhưng dù linh hoạt, khéo léo, mềm dẻo và uyển chuyển đến mức nào thì một yếu tố không thể thiếu đó là “cái uy” của người thầy trước học trò. Nếu thiếu “cái uy” này thì mọi cố gắng có thể đều không mang lại hiệu quả.
Nếu thầy không có uy, khi cảm hóa bằng tình cảm đơn thuần có thể học sinh sẽ “nhờn”, sẽ cho là giả dối. Nếu thầy không có uy, khi nghiêm hình phạt dễ làm trẻ oán giận, phản ứng tiêu cực.
Có nghĩa là tự bản thân người thầy phải toát lên sức mạnh cảm hóa thu phục, cuốn hút, hấp dẫn học sinh, để các em tự nguyện tự giác, tự động theo chỉ dẫn của thầy. Nói khác đi là phải làm thế nào để biến quá trình giáo dục của thầy thành quá trình tự giáo dục của trò.
Thầy không cần dùng những lời “ái mĩ”, không cần thể hiện tình cảm ồn ào mà học sinh vẫn cảm được tấm lòng, đức độ của thầy mà sinh lòng cảm mến mà vâng lời thầy.
Thầy không cần ra “uy”, không quá nghiêm khắc đến độ “sắc lạnh” mà trò vẫn nể sợ khuôn phép.
Khó lắm thay!
Nhưng mỗi người thầy chúng ta đều có thể nắm trong tay bí quyết thần kì ấy. Bởi xét cho cùng, “uy” của người thầy chính là cái uy tín thực chất, (nhân cách thực chất, tài năng thực chất,tình yêu thương thực sự dành cho trẻ, dành cho nghề, lòng hi sinh và đức tận tụy...) tỏa sáng một cách tự nhiên không cần đánh bóng, được thể hiện một cách nhuần thấm trong sinh hoạt, trong cư xử, trong lao động học tập công tác, trong mọi lĩnh vực hoạt động cũng như trong mọi mối quan hệ...
Để có được điều đó, không có con đường nào khác là bản thân mỗi người thầy phải nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kinh nghiệm sống... phải thực sự "khắc kỉ vị nhân", lời nói đi đôi với việc làm. Điều này khó nhưng không phải không làm được.
Hiện nay, chúng ta đã và đang đồng thời tổ chức thực hiện nhiều cuộc vận động lớn trong nghành: Cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, làm cho học sinh thêm yêu trường mến lớp, các em thực sự cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cuộc vận động: Kỉ cương, tình thương trách nhiệm, tăng cường chỉnh đốn kỉ cương trường lớp gắn với việc tôn vinh đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm thực sự của đội ngũ nhà giáo đối với các em.
Đó chính là sự vận dụng sáng tạo linh hoạt, sự kết hợp hài hòa, sự kế thừa, phát huy những tinh hoa trong quan điểm giáo dục của cổ nhân, nhưng vẫn gắn với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong thời đại mới.
Bên cạnh đó, những cuộc vận động: Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức về tinh thần tự học và sáng tạo, chính là con đường là biện pháp hữu hiệu để những người thầy chúng ta tự xây dựng cái uy của mình trong con mắt học trò. Đó là bí quyết để chúng ta nhận được sự tin tưởng tôn kính của các em - khởi nguồn của những thành công trong giáo dục thế hệ trẻ.
“Sử nhân úy bất như sử nhân ái, cầu nhân tài bất nhược đắc nhân tâm” (làm người sự chẳng bằng khiến người yêu, cầu người tài chẳng bằng lấy nhân tâm), có lẽ vẫn là một bí quyết trong nghề dạy - học vậy!

         Những thực phẩm “tiêu tan” 7 chứng bệnh

(Dân trí) - Có thức ăn không chỉ để cung cấp dinh dưỡng và năng lực, mà còn có “chức năng trị liệu” đặc biệt, đó là 7 món ăn sau đây.


Chuối

Thích hợp chữa trị: đau bụng kinh

Trong chuối giàu vitamin B6, vitamin B6 có tác dụng an thần, có thể ổn định tâm trạng bất an của phụ nữ khi đau bụng kinh, đồng thời trợ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm nhẹ đau bụng kinh.
 
Sữa chua
Sữa chua

Thích hợp chữa trị: Hôi miệng

Hiện tại, một vài nghiên cứu cho biết, khuẩn sống trong sữa chua có thể khống chế vi khuẩn sinh trưởng trong vòm họng gây ra hôi miệng. “Vi khuẩn có ích” trong sữa chua có thể đẩy trừ hết các vi khuẩn gây hôi miệng và tạo ra một môi trường lành mạnh trong vòm miệng.

Thực phẩm toàn ngũ cốc

Thích hợp chữa trị: chống ung thư tuyến sữa

Trong thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, bánh mỳ thuần bột mỳ và gạo lứt rất giàu chất xơ.

Một nghiên cứu của Mỹ chứng tỏ, phụ nữ dung nạp 30g chất xơ mỗi ngày sẽ giảm 50% nguy cơ mắc ung thư tuyến sữa.

Pho mát

Thích hợp chữa trị: bảo vệ răng

Nghiên cứu của hiệp hội Khoa học Úc cho biết, ngoài việc giàu canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác cho răng, pho mát còn có casein có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám trên răng và hồi phục các tổn thương ở răng. Ngoài ra, pho mát còn kích thích nước bọt bài tiết, nâng cao độ pH trong vòm miệng, khống chế vi khuẩn phát triển và làm rắn chắc răng.

Cá hồi

Thích hợp chữa trị: bảo vệ tim

Cá hồi có nhiều acid béo có lợi co tim mạch, có thể nâng cao hàm lượng Cholesterol tốt trong máu. Chất acid béo Omega 3 trong cá hồi có tác dụng chống bệnh tim rất hữu hiệu.

Đường

Thích hợp chữa trị: nấc cụt

Nuốt một thìa café đường trắng có thể ngừng nấc cụt ngay lập tức. Đường có tác dụng thay đổi động hướng cơ bắp thần kinh, cũng có thể mệnh lệnh bắp thịt trong cơ hoành tiếp tục thu co, ngăn chạn nấc cụt liên tục.

Tuy nhiên không nên dùng đường quá lượng, đường cũng sẽ gây nghiện, ăn quá nhiều không có lợi cho sức khỏe.

Ô liu hoặc chanh

Thích hợp chữa trị: chứng say tàu xe, máy bay

Say tàu xe làm cơ thể chúng ta bài tiết ra nhiều nước bọt, gây cảm cảm buồn nôn. Hợp chất trong ô liu- chất tannin có thể loại bỏ nước bọt dư thừa trong vòm miệng, giúp đánh bật cảm giác buồn nôn. Khi cảm thấy cơ thể khó chịu, muốn nôn thì lập tức uống 2 giọt ô liu, nước chanh cũng có tác dụng tương tự.

Tùng Đan
Theo Hoàn cầu

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

         Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?

(Dân trí) - Mới đây, báo Anh - tờ Dailymail - đã đăng tải bài viết thể hiện sự thán phục của họ trước sự khéo léo đặc biệt của những người dân Việt Nam...


Báo Anh viết, những người dân Việt Nam đã nghĩ ra một cách tái chế khéo léo, tài tình đối với những bình tiếp nhiên liệu ngoài vốn được dùng cho các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi gặp tình huống nguy cấp, để tăng tốc độ, các phi công Mỹ thường cho thả rơi những bình tiếp nhiên liệu này. Những người dân Việt Nam sau đó đã thu lượm lại và biến những công cụ phục vụ chiến tranh trở thành những công cụ phục vụ đời sống dân sinh.
Họ đã biến những bình tiếp nhiên liệu đó thành những chiếc thuyền nhỏ đi lại trên sông một cách hiệu quả.
Những bình tiếp nhiên liệu này được làm từ hợp kim rắn chắc, đã bị thả rơi từ cuối thập niên 1960 - đầu thập niên 1970, cho tới giờ, chúng vẫn xuất hiện rải rác trên một số bến sông ở Việt Nam.
Báo Anh khẳng định, thay vì để những bình nhiên liệu đó nằm mục ruỗng một cách vô ích, những người dân Việt Nam đã khéo léo biến chúng thành những chiếc xuồng tốt, hoạt động bền bỉ suốt vài thập kỷ qua.
Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?Những người dân Việt Nam đã tái chế những chiếc bình tiếp nhiên liệu cho máy bay phục vụ chiến tranh trở thành những chiếc thuyền hoạt động hiệu quả trên sông.
Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?Thay vì để những chiếc bình tiếp nhiên liệu nằm mục ruỗng, người dân Việt Nam đã nhanh trí biến chúng thành những chiếc thuyền. Với dáng hình thon gọn, những chiếc thuyền tự chế này đi lại nhanh chóng trên sông nước. Chất liệu hợp kim rắn chắc khiến chúng vẫn còn khá bền sau hàng thập kỷ.
Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?Những chiếc bình nhiên liệu này đã bị thả rơi hồi cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970. Cho tới giờ, chúng vẫn còn xuất hiện rải rác trên các bến sông ở Việt Nam.
Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?Những bình tiếp nhiên liệu này thường bị máy bay chiến đấu, máy bay ném bom thả rơi khi gặp tình huống nguy cấp, để máy bay có thể tăng tốc.
Một bến sông với những con thuyền được tái chế từ bình tiếp nhiên liệu.Một bến sông với những con thuyền được tái chế từ bình tiếp nhiên liệu.
Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.
Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.Những chiếc bình này được làm từ hợp kim rắn chắc nên độ bền khá cao, giờ đây, sau hơn 4 thập kỷ sử dụng, nhiều chiếc vẫn còn ở tình trạng tốt.
Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.Những người dân Việt Nam đã biến những món đồ phục vụ chiến tranh trở thành những món đồ hữu ích phục vụ đời sống dân sinh. Ruột rỗng, vỏ mỏng nhẹ, độ bền cao, thiết kế khí động lực… khiến chúng rất thích hợp với vai trò là những chiếc thuyền hoạt động trên sông nước.
 
Bích NgọcTheo DM



Chảy Đi Sông Ơi


Ơi con sông hiền hoà, chở đầy nước ngọt phù sa
Ơi con sông thiết tha, ấp ôm bến bờ xứ sở
Sông mấy ngàn năm tuổi, miệt mài chảy mãi khôn nguôi
Chuyện bao đời sông biết cả, mà sao vẫn trẻ mãi không già.

Chảy đi sông ơi ! Chảy đi sông ơi !
Ơi con sông trôi suốt muôn đời, hãy cho ta gửi lời thương nhớ
Nhắn dùm ta về nơi góc biển, rằng phía đầu nguồn ta vẫn ngóng trông

Chảy đi sông ơi ! Chảy đi sông ơi !
Ơi con sông tiếng hát muôn đời, hãy cho ta nói lời cay đắng
Nhắn về ai ở nơi góc biển, rằng nỗi muộn sầu đang ngày đêm chan chứa

Hơ hơ hơ ...

Ơi con sông hiền hòa, dịu dàng an ủi lòng ta
Ơi con sông thiết tha, chứa chan chung tình sâu nặng
Sông vỗ về đôi bờ, thì thầm ngày tháng khôn nguôi
Sông hiến mình tất cả. Đời sông không hề tiếc vơi đầy.

Chảy đi sông ơi ! Chảy đi sông ơi !

Này đây những chiếc lá ta thả trôi sông
Hãy mang đi nỗi lòng ta xuôi theo dòng
Này đây những chiếc lá những nụ hôn ta
Hãy trôi đi trôi về nơi xa ấy
Sông ơi, sông ơi ...
Chảy đi kìa ! Sông ơi ! 

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Cô gái Việt bé nhỏ được Havard tặng gần 7 tỷ đồng

Tấm Gương - 26/04/2014 06:30

TG - Năm học 2014 - 2015, nhiều trường ĐH đẳng cấp thế giới đã “điểm danh” nhiều bạn trẻ Việt Nam với những suất học bổng toàn phần. Tuy nhiên, được ĐH Havard tặng suất học bổng giá trị “khủng” như Lã Hồ Thị Minh Khuê thì có lẽ là trường hợp duy nhất. Lã Hồ Thị Minh Khuê. ảnh: Lê Thanh Tùng.

Khi giới thiệu Lã Hồ Thị Minh Khuê với chúng tôi, thầy Khải, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 chuyên toán 1 Trường THPT Hà Nội – Amsterdam, trìu mến xoa đầu cô gái bé nhỏ và nói: “May mà Havard không đặt ra tiêu chí chiều cao, nếu không thì em Khuê trượt”. Minh Khuê thẹn thùng, nhưng gương mặt bừng sáng, cười...
Đa tài
Minh Khuê là con gái của nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu (Thời báo Ngân hàng). Chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ (vốn học giỏi Toán, nhưng lại thi vào ĐH Tổng hợp Văn), Khuê đa tài, tự chủ, đầy cá tính ẩn trong vẻ ngoài mềm mại, nữ tính. Khuê đoạt giải bạc trong cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc năm 2010. Tháng 6/2013, Khuê thực hiện thành công hai dự án nghệ thuật của mình, đó là đêm hòa nhạc “Giai điệu Mùa Hạ” với bản Concerto Piano Beethoven N.3 cùng dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ kịch mà Khuê là pianist và một triển lãm nghệ thuật cá nhân mang tên “Tình yêu của tôi” trưng bày 22 tác phẩm hội họa mà Khuê sáng tác… Thành công của hai dự án đó đã giúp Khuê gom được nguồn quỹ nho nhỏ để gây dựng 22 tủ sách cho một dự án sách hóa nông thôn.

ĐH Havard đã ghi nhận những cố gắng của Khuê bằng cách tặng cho cô suất học bổng trị giá 320.000 USD/4 năm học (bao gồm học phí, tiền sinh hoạt, tiền bảo hiểm, vé máy bay khứ hồi Mỹ - Việt 2 lần/năm…), chưa kể chi phí cho gia sư những môn nghệ thuật mà Khuê cần tới.
ĐH Havard đã ghi nhận những cố gắng của Khuê bằng cách tặng cho cô suất học bổng trị giá 320.000 USD/4 năm học (bao gồm học phí, tiền sinh hoạt, tiền bảo hiểm, vé máy bay khứ hồi Mỹ - Việt 2 lần/năm…), chưa kể chi phí cho gia sư những môn nghệ thuật mà Khuê cần tới.
Gia đình Khuê có hoàn cảnh khá đặc biệt. Bố mẹ chia tay nhau khi cô còn bé. Cô rất nhạy cảm, nhưng cũng giàu ý chí vươn lên. Trong suốt 12 năm học phổ thông, thỉnh thoảng, cô lại làm cho mẹ “đứng tim” khi cứ tự đặt ra cho mình những thử thách để vượt qua.

Chân dung cô nữ sinh đang gây “hot” trường Ams.
Thoạt tiên, Khuê chỉ đỗ lớp toán 2. Với mục tiêu du học được đặt ra từ khá sớm, lẽ ra Khuê có thể “an phận” để tập trung chuẩn bị cho việc có một bộ hồ sơ “đẹp”, nhưng cô lại tiếp tục “vượt qua thử thách”: thi vào lớp toán 1. Theo Khuê, nếu chỉ làm những gì có lợi cho việc du học, như tập trung thi chuẩn hóa (SAT, SAT II, TOEFL…) và đạt điểm tổng kết các môn trên lớp cao (GPA).v.v… thì vẫn chưa đủ.
Đam mê
Không riêng với môn toán, khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục khác, em không hề nghĩ đến chữ “du học” mà chỉ đơn giản nghĩ rằng, đây là công việc mình muốn làm, muốn dấn thân… và mình cần phải cố gắng. Cách đây hơn chục năm, khi lần đầu tiên bước vào các lớp học đàn, học vẽ, em đâu có hình dung được rằng, đó cũng chính là điểm bắt đầu của con đường đưa em đến cổng trường Havard”, Khuê chia sẻ.

Tác giả Hồ Khuê tại buổi khai mạc triển lãm tranh. Ảnh: VnE.
“Bạo gan” lựa chọn Havard, Khuê cho biết, em không bị cuốn hút bởi danh tiếng của trường này. Hỏi, từng có một cuốn sách “Em phải đến Havard để học kinh tế”, em không học kinh tế thì đến Havard làm gì, phải chăng vì danh tiếng của nó? Khuê đáp: “Cuốn sách đó được một bà mẹ người Trung Quốc viết từ năm 1998.
Thời điểm ấy, nhận thức, quan điểm về việc đến Mỹ học đại học của người dân châu Á nhìn chung khác với bây giờ. Em muốn học ngoại giao và nghệ thuật ở Havard không chỉ vì ngôi trường này là nơi hoàn hảo để đào tạo ra những nghệ sỹ lớn, những nhà ngoại giao danh tiếng. Em chọn Havard trước hết bởi triết lý giáo dục của Harvard rất phù hợp với những gì em được dạy dỗ: “Chúng ta cần học để phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất sẵn có mới được học”.

Có thể bạn quan tâm

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

   Thứ Sáu, 25/04/2014 - 04:48

Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận

(Dân trí) - Ẩn sau vẻ khô cằn, nắng gió của vùng đất Ninh Thuận là sự duyên dáng, quyến rũ với những nét đẹp hoang sơ. Du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng những dấu tích tháp Chăm cổ kính với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.

Hàng năm vào ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch, đúng ngày lễ hội Katê, hàng nghìn người Chăm tổ chức, cúng tại 3 tháp Pô Klông Girai, Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar một cách trang trọng. Trong lễ này, các tu sĩ và người dân sẽ tiến hành các lễ rước từ ngôi làng cách đó 6km lên tháp, làm lễ tắm tượng, mặc trang phục. Lúc này người ta sẽ múa nghi lễ và tấu nhạc dân gian do người Chăm diễn ngay trước tháo để dâng lên vua.
 
Du khách đến Ninh Thuận sẽ được chiêm ngưỡng những dấu tích văn hóa Chăm độc đáo.
 
1. Tháp Pô Klông Girai
Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận
 
Tháp Pô Klông Girai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp, tháp chính thờ tượng vua Pô Klông Girai, tháo cổng ở phía đông và tháp thần lửa chếch phía nam có mái hình thuyền. Quần thể tháp được bao bởi một khung tường thành. Đây là một công trình thờ cúng song có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc đạt đến mức hoàn mỹ. Tháp chính cao trên 20 mét, nhiều tầng, tầng trên là sự lập lại tầng dưới thu nhỏ cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga. Ở các tháp lên dần đều là các ụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung.

2. Tháp Pô Rômê
Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chám 25km, tháp Pô Rômê là một tháp cổ còn khá nguyên vẹn. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17 trên một ngọn đồi thuộc huyện Ninh Phước. Người Chăm xây dựng tháp để thờ vua Pô Rômê, vị vua có công phát triển nông nghiệp và thủy lợi. Tháp được xây dựng 4 tầng, có một cửa chính có cấu trúc dạng vòm trở thành tiền sảnh, phía trên có gắn phù điêu thần Siva. Ở 3 tầng trên, khắp 4 mặt đều có những vòm cung, có gắn tượng người tương tự ở tầng dưới. Những tượng này tạo cho tháp một vẻ uy nghiêm, trầm mặc. Ở 4 góc của 4 đỉnh có gắn những phù điêu hình ngọn lửa, lên tầng trên là những tượng thú vật nhô ra. Đỉnh tháp là một tảng đá lớn tạc theo hình một Linga. Các trụ đá ở cửa ra vào có khắc chữ Chăm cổ, do thời gian mưa nắng đã bị bào mòn không đọc được. Ngày nay, tháp này trở thành một địa điểm du lịch lý tưởng, du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc của tháp cùng với thiên nhiên hoang sơ. 3. Đền thờ nữ thần Pô Inư Nưgar
Đối với dân tộc Chăm, nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar là vị thần thiêng liêng nhất trong các vị thần mà họ đang thờ. Đền thờ nằm ở vùng đất gò giữa cánh đồng phía bắc làng Hữu Đức có cấu trúc 3 gian, gian trước có một pho tượng nữ thần bằng đá ngồi trước một tấm bia, hai tay đặt lên hai đầu gối, đầu đồi chiếc mũ hình trụ chóp hơi cong về phía trước. Pho tượng có tên là Pô Bia Attakan, con gái thứ 7 của Pô Inư Narga. Gian trong là hai pho tượng bằng đá đặt cạnh nhau, pho thứ nhất là tượng Nữ thần Pô Inư Nưgar, tạc theo cách ngồi xếp bằng tròn tựa lưng vào tấm bia, bàn tay đặt duỗi lên đầu gối, đầu đội chiếc mũ hình trụ, hơi cong về phía trước. Cho đến ngày nay, người Chăm vẫn tôn sùng bà là vị thần mở mang xứ sở, đem lại cơm no áo ấm cho nhân dân.

4. Tháp Hòa Lai
Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận
 
Cụm tháp Hòa Lai nằm sát quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía Bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ 9. Đây là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, gồm 3 tháp; tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam, tuy nhiên tháp Giữa xây dở dang nên hiện nay chỉ còn nền tháp.

Tháp Bắc cao, được xây bằng gạch, mặt tường bằng gạch chạm khắc hoa văn mặt chim, thú, lá hoa.... rất tinh xảo. Tháp Nam cao hơn, cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch được chạm khắc hoa văn nhưng ở dạng đang được phác thảo. Cụm tháp Hòa Lai được đánh giá là cụm tháp rất đẹp, đã làm say lòng nhiều du khách. Tháp có giá trị v ề lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và hiện nay tháp đã được trùng tu, tôn tạo.
Song An (Tổng hợp

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC BẰNG XÉT TUYỂN SẼ ĐƯA NỀN ĐẠI HỌC NƯỚC TA VỀ ĐÂU.

Gần đây, báo chí đưa tin, sắp tới vào năm học 2014-2015, sẽ có hình thức xét tuyển vào đại học mà không cần phải thi 3 môn theo khối thi như cách làm truyền thống để tìm ra người tài cho đất nước. Cụ thể là Bộ giáo dục và đào tạo sẽ cho 60 trường tổ chức thi theo cách riêng trong đó có cách xét tuyển trực tiếp.
Thực ra ý tưởng chọn nhân tài bằng cách xét tuyển cũng không có gì là mới mẻ vì nhiều nước đã áp dụng từ lâu. Thậm chí, ở miền Nam trước đây, không cần xét tuyển vẫn vào đại học như các trường Tổng hợp để học Văn- Luật- Triết bằng cách ghi danh. Chỉ có các trường đào tạo sư phạm mới thi tuyển nghiêm ngặt. Ở miền Bắc những năm 60 của thế kỉ trước, không thi đại học mà chỉ xét tuyển điểm qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 và học bạ… cũng tìm ra được nhân tài. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay của nền khoa cử nước ta, trường đại học, cao đẳng mở ra như nấm, chỉ có tỉnh Đác Nông là chưa có, thì thi đại học chỉ bằng cách xét tuyển đang được dư luận xã hội đặt ra cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ta hiện nay.
Hiện tại, trên 400 trường đại học, cao đẳng đang tuyển theo cách truyền thống- thi 3 môn theo các khối, hoặc các ngành đặc thù thi riêng môn năng khiếu, một quy trình tìm kiếm người khá giỏi để vào học các trường  là khá nghiêm ngặt, vậy mà sản phẩm của các trường đại học, cao đẳng vẫn bị thất nghiệp.
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ.
Trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần. Như vậy, có khoảng 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012. Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Giải thích một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nhiều cử nhân, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường ĐH, CĐ chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao động này”. 
Trao đổi với PV Dân trí, GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: “Đúng là đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay hàng vạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm trong khi đó các doanh nghiệp đang cần rất nhiều công nhân nhưng không tuyển dụng được. Ngược lại phải tuyển lao động, công nhân, kỹ sư nước ngoài đó là một nghịch lý vì hiện nay 2 bộ phận đào tạo và tuyển dụng của chúng ta đang tách rời nhau, đào tạo một nơi, sử dụng một nẻo. Ở nhiều nước, muốn xây dựng một nhà máy hay phát triển một ngành sản xuất, họ phải có kế hoạch phát triển nhân lực từ trước đó ba bốn năm để tự đào tạo hoặc đặt hàng cho các cơ sở đào tạo. Ở nước ta, các cơ quan quản lý nhân lực của cả nước, của từng địa phương cũng như các doanh nghiệp chưa đưa ra được kế hoạch phát triển nhân lực theo các ngành nghề và trình độ trong từng kế hoạch 5 năm, nên đào tạo không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực. Vì vậy, Nhà nước phải đứng ra chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5 năm. Khi đó, bên đào tạo mới biết được chứ cứ hô hào đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng nhu cầu đào tạo xã hội như thế nào thì chưa ai biết”.
Vậy vì sao nhiều doanh nghiệp chê sinh viên Việt Nam, cái đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là cái gì? GS Đường lý giải: “Chất lượng là đầu tiên, chất lượng là sống còn trong cơ chế thị trường. Hiện nay chúng ta thừa cử nhân kỹ sư do chất lượng không đáp ứng. Số lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề không phù hợp như kế toán, quản trị, kinh doanh đang thừa nhiều còn ngành thiếu thì không đào tạo. Những ngành này do dạy không tốn kém, nên các trường ào ạt mở để thu lợi nhuận. Trong khi đó kinh phí cấp nhà nước cấp cho các ngành nghề như nhau. Cho nên sắp tới cần phải thay đổi về định mức kinh phí đào tạo cho từng ngành nghề, ngành kinh tế, luật khác với ngành kỹ thuật, cơ khí, ngành công nghệ ô tô…
Ở góc nhìn khác, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - chia sẻ với Lao Động vào sáng 23.3: "Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được, bởi số lượng đào tạo quá lớn, vượt xa nhu cầu thị trường lao động hiện nay".

Hiện nay, số lường trường đại học đã tăng rất nhiều, đòi hỏi phải có nguồn đầu vào dồi dào hơn, tất yếu sản phẩm sẽ nhiều hơn. Những năm qua không ít các trường đại học tuyển sinh khó khăn, dù đã hạ điểm chuẩn và tìm mọi cách để tìm nguồn cho đầu vào nhưng vẫn không đủ. Đặc biệt các trường ngoài công lập, chỉ trừ một số trường nguồn tuyển khá, còn đa số đều trong tình trạng khó tồn tại. Để tìm nguồn tuyển các trường này đã cố thử nghiệm nhiều cách nhưng vẫn không hiệu quả. Chính trong bối cảnh đó, các trường chủ yếu là ngoài công lập đề ra nhiều cách thức đề nghị Bộ chủ quản cho phép thi tuyển bằng nhiều cách thức trong đó có xét tuyển- nghĩa là phỏng vấn trực tiếp một số môn, trên cơ sở xét thêm điều kiện học bạ cấp 3 ở một vài môn nhất định. Rồi các trường lại đề xuất được thi tuyển quanh năm để tìm nguồn. Được biết sắp tới đây, Bộ chủ quản sẽ cho thi tuyển 2 lần trong một năm. Có lẽ dễ đoán định rằng việc các trường tìm mọi cách để có người học bằng mọi cách là dễ hiểu, bởi đã cố công tạo ra các trường thì phải tìm cách thu hồi vốn và có lãi. Song với xu thế chạy đua xét tuyển để có nguồn người học, sẽ kéo theo hệ lụy là tất cả các trường- để có nguồn học đều tổ chức chọn đầu vào bằng cách xét tuyển thì chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ta sẽ ra sao? Lúc đó, Bộ chủ quản sẽ lấy đâu ra người để quản chất lượng các cuộc xét tuyển? Trước đây, ở miền Nam, các trường không xét tuyển chỉ ghi danh nhưng thi cử đầu ra rất nghiêm túc nên vẫn chọn được tinh hoa. Còn hiện tại trong cuộc chạy đua để tìm người học các trường có quy chế thi cử nghiêm ngặt liệu có thu hút được người học vào không? Câu trả lời chắc không khó. Và như vậy, chất lượng của nền đại học nước ta sẽ ra sao?
Chúng ta có thể tham khảo ý kiến nhận xét dưới đây:

Theo PGS.TS. Võ Văn Thắng, trong bài “Giáo sư ĐH Harvard nhận xét về giáo dục đại học ở VN”, đăng trong Tia sáng : Tháng 11/2008, trong khuôn khổ Chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ do Bộ GD-ĐT tổ chức đã đến thăm ĐH Harvard. Đoàn được trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Người báo cáo là GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard.

Tóm lược nội dung bản báo cáo, vẫn có giá trị tham khảo tại thời điểm này, như sau:
  “Có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ (Từ này do Giáo sư ĐH Harvard dùng).
- Một là, sự bùng nổ Internet ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là trong 8 năm trở lại đây. Chúng tôi nhận ra điều này khi phỏng vấn thí sinh Việt Nam đăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này;
- Hai là, nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu học và đặt giá trị của giáo dục rất thiêng liêng. Các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con cái mình về vật chất lẫn tinh thần;
- Ba là, kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức nghiêm túc. Và do vậy, Việt Nam tuyển được người giỏi thực sự.”
Như vậy, theo đánh giá của GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard: một trong những những nguyên nhân làm cho đại học nước ta còn trụ được là kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức nghiêm túc.  Nếu bây giờ chúng ta bỏ luôn chốt chặn này thì nền đại học nước ta sẽ ra sao? Trong lúc số liệu về người tốt nghiệp đại học, cả số thạc sỹ đang thất nghiệp được nêu ra ở trên ngày càng đông thêm. Sắp tới nếu mở xét tuyển đại trà cho các trường đại học thì chắc chắn càng làm trầm trọng thêm vấn đề, do số lượng đầu ra tăng nhưng chất lượng không thể tăng thì ai ra trường sẽ có việc làm đây? Có lẽ đây là cơ hội cho con cái nhiều tiền nhưng học lực kém sẽ vào trường hợp pháp và ra trường sẽ có việc là đương nhiên. Câu trả lời đã có nhưng nếu như thế thì chất lượng giáo dục đại học nước ta sẽ đi về đâu? Nạn thất nghiệp liệu có được giải quyết hay sẽ  trầm trọng thêm? Câu trả lời dành cho những nhà quản lý giáo dục cho dù họ có đưa ra những cách lý giải cộng các loại điểm và nhân hệ số điểm các môn như thế nào.
Địa chỉ người viết: TS Trần Hồng Lưu, khoa Lý luận Chính trị, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Email: hongluu2009@gmail.com








Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Chuyện nhà bác chăn vịt

Posted on Tháng Tư 8, 2013
1. Năng khiếu
Bạn bè trong ngành thường khuyên mình phải quan sát con, tìm thế mạnhn mà định hướng nghề nghiệp cho con sau này. Dưới đây là một số ghi chép về con gái:
  • Có năng lực đặc biệt trong tranh luận và trình bày (cãi nhau tay bo với anh bất phân thắng bại mà không nổi nóng).
  • Tốc độ phản xạ rất nhanh (anh chưa nói xong, em đã cãi xong).
  • Lập luận chặt chẽ (biết lấy lời của bố để cãi mẹ, biết dùng lời trong sách vở để cãi cô giáo).
  • Lý lẽ hùng hồn (giọng nói rõ, âm lượng sâu và sắc, từ ngữ chính xác).
  • Có khả năng vận động hành lang tốt ( biết nịnh bố để trị mẹ, nịnh bà để trị ông, nịnh anh giấu tội).
Thế này, chắc mình cho nó theo học ngành luật.
 2. Sáng tạo
Mẹ về đến cửa, con gái chạy đón, nước mắt chực trào xuống má, hai tay đưa mẹ cuốn vở đã mở sẵn, miệng lí nhí: “Mẹ đánh con đau cũng được.” Trong vở ghi: “Hà Dương vẽ truyện tranh ra bàn học. Đề nghị gia đình đến lau đền cho nhà trường…Cô giáo chủ nhiệm lớp 3a”
Mẹ lên tầng 2 thay quần áo, đã thấy hai bông hoa sen bị bóc nát be bét nổi trên bát thủy tinh. Trên giường vung vãi đầy bông ngoáy tai được cắt ra để ghép hình. Tối, sau một hồi bàn về tính “sáng tạo và thích tìm hiểu” của Hà Dương, ông nội kết luận: “Bố nó ngày xưa hiền lắm, chắc nó quậy giống mẹ!”
Ngày xưa mình có nghịch tí thôi mà, nào đến nỗi!
3. Thân
Bác trai và bác gái đi ngủ, áp má tình cảm ghê lắm.
-           Mẹ nó này, áp má vào vợ thấy thân lắm nhé, chứ chạm vào đứa khác thấy cứ ngường ghượng thế nào ấy!
Bác gái đang lim dim sung sướng, bỗng giật nẩy cả mình.
Này, chết nhá! Thế ông đã áp má những đứa nào rồi?
4.  You are my holiday!
Sáng chuẩn bị đi làm, bác trai bật nhạc, bác gái phởn, nghêu ngao hát theo “Let me take you far away, you ‘re my holidayyyyy!”
Bác trai lẩm bẩm: “Tui là chồng bà, không phải là holiday à nghen. Tui là cả working days, weekends và holidays à nghen!”
5.  Này thì lý luận!
Bác gái post lên facebook:
“Một trong những vấn đề lớn của các sếp là luôn coi nhân viên mình mãi là thằng làm công ăn lương dưới quyền. Nếu họ ngay từ đầu đã coi nhân viên như những đối tác tiềm năng hoặc thậm chị rằng lúc nào đó chính nhân viên của mình sẽ là người chìa tay cho mình một cơ hội, thì hẳn rất nhiều vấn đề của họ đã được giải quyết. 
Một trong những vấn đề của người đi dạy học, là coi học sinh mãi là những đứa trẻ phải nghe mình dạy dỗ, mà không nghĩ rằng chính chúng đang dạy mình nhiều điều quan trọng và vượt qua mình rất nhanh. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ đã không chỉ là những người đi dạy học, họ xứng là thầy.”
Bác trai vào comment:
” Một trong những vấn đề của bọn bố mẹ là coi con cái như những đối tượng có thể bắt nạt được bất cứ lúc nào, mà không nghĩ rằng bọn chúng có thể quay lại phản pháo mình bằng cách này hay cách khác. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ không chỉ là bố mẹ, họ xứng đáng là bạn của con họ…hí hí hí…há há há…” 
Đấy, thế mà bảo là đoàn kết, là không vạch tội nhau. Nhưng từ đấy, bác gái mỗi lần định quát con lại phải nghĩ ghê lắm!

DSC09681
Posted in Có thế nào, ghi thế ấy!, Chuyện vợ chồng | Leave a reply

Họ nói

áo dàiHôm trước mình cùng đoàn Việt Nam đến thăm một trường quốc tế ở Cebu. Bà Chủ tịch tiếp rất trọng thị. Lúc nói chuyện bà  bảo “Phụ nữ Việt Nam chúng mày thật dũng cảm!” Mình rung rinh sung sướng hỏi lý do. Bà đáp rất nghiêm túc “Tao thấy phụ nữ Việt mặc áo dài, đi giày cao gót, đèo con phi xe máy- xe đạp ầm ầm trên phố, mặt mũi rất chi là tươi tỉnh sung sướng, không thấy căng thẳng sợ hãi gì cả. Đường chúng mày thì đông như kiến. Phụ nữ Việt giỏi thật.” Tí phì cả cà phê vào mặt bác.
Lại nhớ có hôm nói chuyện với một bác giáo viên người Mỹ, trước học lịch sử và ngôn ngữ Việt. Từng làm lính giải mã điện đài trong chiến tranh Việt Nam. Bác nhận xét “Dân tộc Việt là dân tộc chiến binh, lịch sử chiến tranh liên tục nhiều ngàn năm của chúng mày tạo ra những “gien chiến binh” trong từng người Việt. Chúng mày thành ra thích chiến đấu. Lúc chiến tranh thì oánh nhau với giặc, thời bình thì quay ra tẩn nhau kịch liệt.” Mình ngẫm, bác ấy nói cũng có phần đúng.
Cách đây 4 năm, cô bạn học người Nhật sang thăm sài Gòn. Lúc về viết thư cho mình, có đoạn: “Người Việt  các bạn thật thân thiện, cười rất nhiều, chỉ có điều tớ thường không hiểu được là họ đang cười cái gì.…Chó mèo thường được thả rông, đặc biệt là ở nông thôn…..  đất nước của bạn, người được sống đời của người và chó được sống đời của chó. Nguyên văn: “humans live humans’ life and dogs live dogs’ life”. Mình chịu không hiểu câu cuối có ý khen, chê thế nào.
Thỉnh thoảng đọc những bài viết về người Việt Nam, thấy rất thú vị. Dưới đây là một số phần lược dịch mình nhặt nhạnh chỗ này chỗ kia:
-          “Người Việt rất thích bới móc, chê bai lãnh đạo của họ. Các bà vợ rất hay  nói xấu chồng với bạn gái, các ông chồng thì thích nói xấu vợ ở quán bia. Nhưng họ nói thì được, chứ thằng lạ nào nói xấu “người của họ” là ăn đòn ngay. (Lược dịch từ The dos and don’ts in Vietnam)
-          “Phụ nữ Việt đặc biệt có xu hướng mặc đồ trong suốt. Cứ nhìn các bà các cô mặc áo dài vào mùa hè thì biết. Áo dài của họ che hết, nhưng chả giấu được gì. Nguyên văn: “They cover everything, but hide nothing”. (Lược dịch từ A traveler’s guide to Vietnam)
-          “Có rất ít nhà vệ sinh công cộng ở khu trung tâm thành phố. Thi thoảng bạn có thể nhìn thấy những người đàn ông tè vào gốc cây hay tường ở một chỗ khuất nào đó. Nhưng tuyệt nhiên không thấy phụ nữ làm vậy. Tôi không hiểu phụ nữ họ xoay xở chuyện đó thế nào!” (trích từ phần rieview về Hà Nội của một du khách Úc trên trang web The New Hanoian).
Chỉ là vài ý nghĩ vụn vặt vào một buổi sáng đẹp trời rảnh việc.
Phạm Việt Hà
Tháng 2 năm 2013

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An

Thứ năm, 2014-04-17 11:48:04 - Nguồn: Internet

Cảnh sắc yên bình nơi đô thị cổ của tỉnh Quảng Nam ngày càng trở nên quyến rũ lòng người khi tháng tư về. Hội An đẹp lạ kỳ đặc biệt là vào các buổi bình minh hay hoàng hôn.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Khách đến Hội An không thể không ghé thăm con sông Hoài thơ mộng.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Hội An cũng là nơi có nhiều món ẩm thực được nhiều người ưa thích.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Hội An còn là xứ sở của những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Tháng tư về, Hội An mang một nét đẹp riêng biệt.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Du khách có thể ngồi uống tách cà phê và cảm nhận sự tĩnh lặng không nhiều nơi có.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Những người bán hoa đăng.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Mặt trời lấp ló trong buổi bình minh.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Người đàn bà lưng còng chèo thuyền ra khơi.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Học sinh đến trường.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Thời gian gần đây, hầu hết người dân Hội An chuyển từ xe máy sang dùng xe đạp.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Những giàn hoa rung rinh trước cửa nhà.
Khoảnh khắc ấn tượng về Hội An
Từ trên cao, Hội An tràn ngập một màu nâu cổ kính.
Theo Zing

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Đừng quên ta từng yêu nhau

 
 
 
 
 
 
3 Votes


  • Bài viết cho tạp chí Tư vấn Tiêu dùng số 20 tháng 9 năm 201366557_444862833370_566758370_5579658_4192250_n1.jpg
Ngõ tôi có đến ba cặp vợ chồng bỏ nhau. Cặp thứ nhất, ông chồng cứ hết giờ làm là bia rượu, tối mịt mới về. Thi thoảng nhà ông lại nghe ầm ầm đập phá, loảng xoảng chai cốc vỡ. Bà vợ đáo để đấu với ông chồng gia trưởng mải chơi đều đều tuần hai trận. Rồi thì cũng chẳng ở được với nhau, bà xách túi vào Nam ở với em, rồi lấy chồng mới. Cô con gái ở lại, ngơ ngác trống trải với ông bố ngủ đường nhiều hơn ngủ nhà, ăn cơm chợ nhiều hơn ăn cơm con nấu. Thỉnh thoảng điên tiết với đời, ông Duy lại lôi con ra dọa đánh, chỉ chửi và dọa, nhiếc móc nó cho bõ cái uất ức của thằng đàn ông bị vợ bỏ, chứ tuyệt nhiên chả dám đánh nó cái nào. Con bé buồn, lủi thuỉ cơm nước, lầm lũi đi học.
Cặp thứ hai ngay cạnh nhà, không lời qua tiếng lại, không cãi cọ chửi bới. Bỗng một ngày, tôi thấy anh chuyển nhà, chị đứng lặng trên ban công từ lúc xe chở đồ của anh đến tới lúc xe đi. Chị cứ đứng đó, cả khi cái xe đã đi khuất, anh lật đật dắt xe nổ máy cắm cúi lao đi, không một lần nhìn lại. Tôi sang, pha cho chị cốc nước mật ong, kéo chị vào phòng. Người đàn bà như chết nửa phần bỗng òa khóc nức nở. Chị bảo, anh đã rất thành thật rằng anh yêu người khác, dù người ấy chưa đồng ý lấy anh, nhưng anh thực sự cần nói với chị và cần được đến với người ta. Và vì anh đã rất thành thật, nên chị không giữ anh, vì chị biết có giữ cũng chẳng còn được nữa. Chị có bọn trẻ ở bên là đủ. Dù gì, chị và anh cũng đã có gần 20 năm hạnh phúc. Tôi tin là chị sẽ ổn, sẽ tự làm lành vết thương vừa cắt sâu vào thịt, và sẽ xây lại cho mình một mái ấm khác, dù có hay không một người đàn ông khác.
Cặp thứ ba, bỏ nhau khi tuổi đã xế chiều, cả hai ông bà đã về hưu, ra tòa không thống nhất được việc chia đôi tài sản to nhất là cái nhà đang ở. Trong lúc làm thủ tục ly hôn, ông chồng đã kịp sang tên căn nhà cho bà mẹ. Bà vợ cũng chẳng vừa,  không chịu đi chừng nào chưa nhận phần chia của, nhất nhất ở lại khẳng định chủ quyền. Bà lập kế hoạch đi kiện ông chồng cũ, từ tổ dân phố, đến hội phụ nữ, qua cả công an phường, lên cả ủy quan và tòa án quận. Ông cũng chẳng vừa, cho mẹ già đi khắp xóm cùng thôn kể tội bà con dâu bất hiếu bất nghĩa. Thỉnh thoảng, rình đúng Chủ Nhật, cả nhà mở toang cửa biểu diễn chửi nhau cho làng trên ngõ dưới tỏ tường tội lỗi của nhau, lôi cả ông bà tổ tông nhau ra chửi. Con cái đã ở riêng, buồn chuyện bố mẹ, can không nổi, đành lẩn cho xa. Giờ chuyện của họ không còn là vì cái nhà, mà là cuộc chiến sinh tử giữa hai ông bà già đã từng mấy chục năm đầu gối tay ấp, và chẳng còn sống được là bao.
Tôi tự hỏi cái gì đã khiến những người từng yêu nhau, khi không còn có thể tiếp tục chia sẻ cuộc sống, bỗng chốc thành ra thù hận, căm ghét. Cái gì đã khiến những người đã từng hết lòng bao bọc, bảo vệ, chờ đợi nhau những năm gian khó quay ra nghi ngờ, rỉa róc, đặt điều chỉ để làm nhau đau đớn. Và cái gì, đã làm chị hàng xóm cạnh nhà buông tay cho chồng đi lấy người anh yêu, nhận về mình phần thua thiệt mà không oán trách. Có phải, vì chị không quên mất, đã có thời họ yêu nhau tha thiết, đã từng làm nhau hạnh phúc, điền đầy vào cuộc đời của nhau, cùng nhau đi chung một đoạn đường. Và dù không thể đi tiếp cùng nhau, chỉ thế thôi là đủ.
Thi thoảng bạn bè tụ tập, nhìn những cặp đôi một thời, giờ mỗi người đều đi cạnh một người, đều có mái nhà riêng, thật lòng hỏi thăm, thật lòng vui vì người còn lại không lẻ bóng. Tôi mừng vì lòng bạn mình không chật hẹp, bởi cuộc đời này đã nhiều quá những vết thương, chả hàn gắn thì thôi, sao nỡ nói thêm lời cay đắng. Những mối tình đã đi qua, đều đã dạy ta điều gì đó, đều để lại những vết sẹo và cả những kỷ niệm ngọt ngào. Sao không gom vào cất tại lòng ta, như một phần đời đã qua, như một phần người còn ở lại.
Mải nghĩ, tôi đâm bổ vào ông Duy đang nghiến răng ken két, mặt đỏ phừng  hơi rượu, mắt trợn ngược, tay vung vẩy cái chổi, loạng choạng lần tường ra ngõ tìm con.
-           Mày giống hệt con mẹ mày, ba cái tuổi ranh đã đĩ thoã. Cơm nước chưa nấu nướng gì, đã vác đít ra ngõ tìm giai, rồi cũng lại như con mẹ mày thôi con ạ! Về đây, ông cho mày một trận!
Phạm Việt Hà

Đầu Thu năm 2013             

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của khoai tây



Khoai tây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Sau đây là 9 lý do cho thấy, khoai tây là loại thực phẩm tuyệt vời của sức khỏe.

1. Giàu chất xơ
Khoai tây là loại thực phẩm có thể giúp giảm cân, bởi nó có hàm lượng chất xơ cao. Chính vì vậy mà khoai tây thường được các chuyên gia dinh dưỡng đưa vào chế độ ăn của những người muốn có vóc dáng thon gọn hơn. Vì có hàm lượng chất xơ cao, nên khoai tây giúp chúng ta no lâu từ đó ăn ít hơn và giúp giảm cân.
9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của khoai tây
Khoai tây là loại tinh bột giàu chất xơ và dinh dưỡng nhưng lưu ý khi chọn khoai tây
để tránh loại đã mọc mầm - Ảnh: Shutterstock
2. Chống lại bệnh tật
Vì có hàm lượng chất xơ cao nên khoai tây cũng là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Khoai tây còn có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, khoai tây còn có khả năng “chiến đấu” với bệnh tim. Khoai tây cũng chứa hàm lượng cao vitamin B6, một dưỡng chất giúp cơ thể ngăn ngừa các rối loạn thần kinh.
3. Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Nhiều người nghĩ rằng, khoai tây không tốt cho người bị bệnh tiểu đường, bởi nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bị bệnh tiểu đường.
4. Tốt cho làn da
Khoai tây có hàm lượng vitamin C cao, một loại dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là làn da. Massage nước khoai tây nhẹ nhàng lên da mặt sẽ giúp khuôn mặt của bạn láng mịn và rạng rỡ. Bên cạnh đó, để một lát khoai tây mỏng lên mắt sẽ giúp đôi mắt bớt sưng và giảm quầng thâm.
5. Giảm căng thẳng
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta thường xuyên căng thắng, lo âu, nóng giận vô cớ… Có điều này do, cơ thể thiếu vitamin A, C và dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa thành phần a xít. Khoai tây chứa nhiều vitamin A và C, do đó nó có khả năng giúp giảm căng thắng.
6. Tốt cho bộ não
Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống ô xy hóa, vitamin B1, B2, B6, kali, chất xơ, amino axit, protein,…do đó chúng có khả năng cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, khoai tây còn rất giàu chất sắt và đồng - 2 loại chất rất tốt cho bộ não.
7. Giảm viêm
Nếu bạn thường xuyên bị các chứng viêm, dù là bên trong hay bên ngoài thì khoai tây cũng sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này. Khoai tây mềm và dễ tiêu hóa, vì vậy mà nó có khả năng làm dịu tình trạng hệ tiêu hóa bị viêm nhiễm. Ta cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài da nhờ chà xát miếng khoai tây mỏng lên chỗ viêm. Khoai tây cũng rất tốt cho những người bị loét miệng.
8. Điều trị vết bầm
Nước ép khoai tây rất tốt trong việc điều trị các vết bầm, bỏng, bong gân, viêm loét và giúp chữa lành các vết thương nhanh chóng. Khoai tây cũng giúp chúng ta khắc phục các vấn đề về da. Khoai tây cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh ung thư tử cung và sự hình thành các khối u.
9. Giảm sỏi thận
Sỏi thận gây ra chủ yếu do mức tăng acid uric trong máu. Vì vậy mà, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận nên ăn nhiều khoai tây. Bởi, khoai tây có hàm lượng cao các chất sắt và canxi, từ đó giúp làm giảm sỏi thận trọng cơ thể.
Lê An

Cung Nguyệt Phi sexy – Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Văn Hóa - Giải trí

Cung Nguyệt Phi sexy – Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Thứ ba, 2014-04-15 08:04:04 - Nguồn: Internet

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2

Cung Nguyệt Phi sexy - Dâm phụ Phan Kim Liên P2
Nguồn Tổng hợp interne