Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

TPHCM:

Tiền tỷ để… sân thượng

(Dân trí) - Ngoài việc tìm được nơi lưu trú mới cho bonsai, cây cảnh… với nhiều người nhạy bén, một hướng kinh doanh hái ra tiền đang dần hình thành trên sân thượng, nơi bấy lâu nay bị bỏ trống để mặc rêu mốc, gió trời.

Trào lưu “đưa cây cảnh lên trời”
Sài Gòn đất chật, người đông. Những vườn bonsai, cây cảnh nhường chỗ cho những ngôi nhà, công trình mới mọc lên. Thú chơi của một bộ phận người Sài thành tưởng chừng sẽ mai một, thế nhưng bằng niềm đam mê và sự sáng tạo, nhiều nghệ nhân đã tìm cách tận dụng khoảng không gian sân thượng bỏ trống để đưa những chậu cảnh, bonsai từ dưới đất lên.
Theo chân ông Đào Thành (64 tuổi) lên sân thượng của ngôi nhà 3 tầng tại phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước một vườn cây cảnh đủ chủng loại, kiểu dáng. Cách mặt đất 20 mét là khoảng không gian hoàn toàn khác biệt, những chậu bonsai với dáng thế độc đáo tạo nên không gian xanh giữa nơi nhiều nắng và gió.
Nghệ nhân Đào Thành đang chăm chút từng chậu bonsai mini trên sân thượng nhà mình
Nghệ nhân Đào Thành đang chăm chút từng chậu bonsai mini trên sân thượng nhà mình
Đưa cây cảnh lên sân thượng được 2 năm, ông Thành tạo dựng cho mình khoảng không gian với gần 1.000 chậu bonsai, bonsai mini các loại. Theo ước tính của những người chơi trong nghề, giá trị vườn bonsai của ông vào khoảng 2-3 tỷ đồng.
“Mình cũng ít bán cây, chủ yếu cũng vì đam mê, nhưng nhiều lúc gặp khách hợp tính, hiểu cây, mình lại bán nhiều. Từ cái cây chỉ 50.000 đồng ban đầu, sau 2-3 năm săn sóc, nó có thể cho mình 20 triệu hoặc nếu cao là 40 – 50 triệu đồng”, ông Thành chia sẻ.
Ở quận Tân Phú, một vườn kiểng tiền tỷ trên sân thượng không kém so với ông Đào Thành chính là vườn bonsai của ông Nguyễn Thành Công (54 tuổi, ngụ phường Tân Sơn Nhì). Sân thượng nhỏ, tuổi nghề và quy mô cũng không bằng nghệ nhân Đào Thành nhưng lại có tiếng trong việc tạo ra những chậu bonsai có dáng, thế độc đáo.
Những chậu bonsai như thế này, nhưng được tạo dáng uyển chuyển, giá vài chục triệu đồng/chậu
Những chậu bonsai như thế này, nhưng được tạo dáng uyển chuyển, giá vài chục triệu đồng/chậu
Những chậu bonsai như thế này, nhưng được tạo dáng uyển chuyển, giá vài chục triệu đồng/chậu
Những chậu bonsai như thế này, nhưng được tạo dáng uyển chuyển, giá vài chục triệu đồng/chậu
Mười năm đi theo đam mê tạo hình cho cây, ông Nguyễn Thành Công cũng gây dựng được khoảng sân 200 chậu cảnh… Tính ra giá trị thị trường, ông đang có trong tay cả tỷ đồng từ 40m2 diện tích. Trong những tác phẩm của mình, ông Công tâm đắt nhất với chậu bonsai dáng “thác đổ” vừa đạt giải vàng tại Fetival Huế, giá trị của chậu này được ông ước lượng hơn 100 triệu đồng.
Theo anh Ngô Tý, Chi hội trưởng Chi hội bonsai quận Tân Phú thì chi hội có 60 thàng viên nhưng 90% trong số đó chơi cây cảnh trên sân thượng. Ngoài mục đích thoả niềm đam mê, thú chơi này đang là định hướng kinh doanh của không ít người bởi nó có thể cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. “Hiệu quả kinh tế từ cây cảnh trên sân thượng rất là cao, như đây có anh Thắng, anh Công hay anh Thành. Họ tạo ra được những tác phẩm độc đáo nên nhiều người tìm về mua lắm”, anh Tý cho biết.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Để có được những chậu bonsai trị giá hàng tỷ đồng trên sân thượng, cộng việc chăm sóc, bảo quản chúng không phải điều đơn giản. Chế độ chăm sóc trở nên khác biệt hoàn toàn so với việc chăm cây dưới đất.
Đưa cây cảnh lên sân thượng, việc tưới nước định kì mỗi ngày một lần được xem là vấn đề bắt buộc. Bởi với điều kiện nắng, gió trên sân thượng, chỉ cần thiếu nước 1-2 ngày, những chậu cảnh có giá hàng chục triệu đồng sẽ chết.
Những chậu bonsai như thế này, nhưng được tạo dáng uyển chuyển, giá vài chục triệu đồng/chậu
Nghệ nhân Nguyễn Thành Công cho biết dù số lượng bonsai của ông không nhiều nhưng lại thu hút sự quan tâm vì có thế đẹp
Thêm nữa, sân thượng cách mặt đất từ 20-40 mét nên chịu nhiều tác động của giông, gió… Cây cảnh vốn trơ trọi trên sân thượng rất dễ bị ngã đổ, khi đó thiệt hại là rất lớn. Không may mắn, chậu ngã xuống nhà hàng xóm, người chơi sẽ bị trách móc hoặc phải bồi thường thiệt hại.
“Tui cứ bị mắng vốn hoài ấy chứ. Nhiều lúc cây ngã đổ hoặc mình quên tưới nước, cây chết, hư hỏng đau như cắt từng khúc ruột. Mỗi cây đều có quá nhiều kỷ niệm và giá trị với tui mà”, ông Thành bày tỏ.
Thất bại và những khó khăn ban đầu cũng là động lực để ông Thành tìm cách khắc phục. Ông dùng silicon dán chặt dưới đế chậu để cố định hoặc dùng dây thép níu những chậu cảnh với nhau vào lan can của sân thượng. Những lần mưa giông lớn ông mang những chậu trên cao xuống đất để tránh gió quật ngã.
Để có được những chậu bonsai ưng ý, những nghệ nhân cũng phải đầu tư hết sức công phu
Để có được những chậu bonsai ưng ý, những nghệ nhân cũng phải đầu tư hết sức công phu
Tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh hơn. Đất đai, vườn tược nhường chỗ cho những công trình mới. Nông dân mất đất… mà mất đất, họ không còn là nông dân nữa. Nông dân ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM giảm đi số lượng lớn. Thế nhưng giảm đi mà không biến mất, đó là vì đô thị xuất hiện những nông dân kiểu mới. Tận dụng đất ít, họ trồng lan, nuôi cá cảnh, chim thú… và đặt biệt là sự xuất hiện của trào lưu đưa cây cảnh lên sân thượng đã và đang giúp nhiều người có được mức thu nhập ổn định, có người thu cả tỷ đồng mỗi năm.
Mượn lời anh Ngô Tý để nói về chân dung của những người với thú chơi hàng tỷ đồng trên sân thượng thay cho lời kết: “Chơi cây cảnh trên sân thượng vừa là trào lưu vừa là hướng kinh doanh rất khả quan bởi cuộc sống đô thị vốn nhiều áp lực, việc xuất hiện một chậu bonsai, bonsai mini trên bàn làm việc hay khuôn viên nhà sẽ giúp tâm trí thoải mái hơn. Thế nên nếu ai thực sự đam mê và muốn làm giàu từ nó sẽ là định hướng rất tốt”.
Công Quang

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

         Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ

Chỉ đến khi bị trộm viếng thăm, khối tài sản khủng trị giá hàng chục, hàng trăm cây vàng, hàng tỷ đồng hay vài chục nghìn đôla... được giấu kín của nhiều quan chức mới bị lộ.



Mất trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường
TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên phạt tổng cộng gần 72 năm tù cho 4 bị cáo gồm: Nguyễn Mạnh Quân, Lê Đình Đạt, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Ngọc Thuận cùng về tội “trộm cắp tài sản”.

Cách đây hơn 1 năm, 4 đối tượng trên đã thực hiện vụ trộm cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. Trong lúc tìm kiếm, Quân phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng.

Đối tượng Lê Đình Đạt
khi bị cơ quan điều tra bắt giữ
Đối tượng Lê Đình Đạt khi bị cơ quan điều tra bắt giữ

Vụ trộm xảy ra khi gia đình bà Lan đang đi du lịch. 5 ngày sau bà Lan trở về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá nhưng bà lại trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng không bị mất tài sản. Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây vàng (?).

Vụ quan tỉnh mất trộm này đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Người dân nơi phố núi trong các cuộc “trà dư tửu hậu” vẫn đưa câu chuyện quan tỉnh mất trộm để nói vui rằng “mất trộm, lòi vàng nhà quan”.

Nhà Giám đốc Sở GTVT bị trộm "khoắng" hơn 1 tỷ

Ngày 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn tiến hành tạm giữ hình sự 3 đối tượng Phan Thế Anh (ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông), La Văn Thắng (SN 1993, huyện Chợ Mới) và Đỗ Văn Ngọc (SN 1997, ở phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn) do liên quan đến vụ trộm cắp tài sản hơn 1 tỷ đồng trên địa bàn.

Trước đó, ngày 10/5, bà Dương Thị Hạnh, ở phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (vợ ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn) trình báo: Ngày 7/5, gia đình bà bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40 000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.

Ngôi nhà của vợ chồng
ông Hòa bị trộm “hỏi thăm”.
Ngôi nhà của vợ chồng ông Hòa bị trộm “hỏi thăm”.

Trộm "rinh" nửa tỷ đồng nhà PGĐ Sở Tài chính

Sáng 10/9/2013, lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm phá cửa đột nhập vào nhà ông Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định (ở đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn), lấy đi két sắt và nhiều tài sản giá trị khác.

Đến trưa cùng ngày, khi gia đình ông Trần Cang về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung, còn két sắt cũng biến mất, nạn nhân đã báo cho cơ quan chức năng. Tổng giá trị tài sản bị mất ước tính khoảng 500 triệu đồng.

Trộm "hỏi thăm" 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh

Sáng ngày 3/7/2013, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh) vì liên quan đến vụ trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND tỉnh.

Ngày 25/6/2013, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).

Nhà trưởng BQLDA bị trộm khoắng 1,5 tỷ

Tháng 2/2013, trộm đã đột nhập nhà riêng ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt. Ông Tú trình báo, tài sản trên gồm 1 tỷ đồng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp gửi để qua Tết nộp ngân sách; 4.000 USD của cha mẹ vợ ông Tú và tiền, vàng là tài sản của gia đình.

Các đối tượng trong vụ
trộm nhà Trưởng ban quản lý dự án Bạc Liêu
Các đối tượng trong vụ trộm nhà Trưởng ban quản lý dự án Bạc Liêu

Điều đáng nói, bọn trộm đột nhập nhà ông Tú có liên quan đến hàng loạt vụ trộm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh... Chúng chỉ tìm đến nhà cán bộ khá giả hoặc tiệm vàng để trộm.

Trộm "cuỗm" ô tô 800 triệu nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh

Ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa cũng bị trộm “viếng thăm” và lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng của gia đình.

Trước đó, vào tối 17/10/2012, tài xế lái chiếc xe ô tô trên cho xe vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, đánh xe đi mất.

Cổng ngôi biệt thự
nhà ông Thọ bị trộm cắt khóa, trộm ôtô.
Cổng ngôi biệt thự nhà ông Thọ bị trộm cắt khóa, trộm ôtô.

Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng

Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) đi làm về thì phát hiện nhà bị trộm.

Chiếc két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Gương mặt lì lợm của
siêu trộn Đặng Ngọc Tân tại tòa.
Gương mặt lì lợm của siêu trộn Đặng Ngọc Tân tại tòa.

"Siêu trộm" chỉ thích trộm tiền của quan chức

Hồi tháng 6/2013, TAND Đà Nẵng đã xét xử Đặng Ngọc Tân - thủ phạm đột nhập tư gia của hàng chục vụ trộm tại nhà các đại gia, quan chức ở Đà Nẵng. Tân thừa nhận nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công?

Cụ thể, từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và đồng phạm Nguyễn Hữu Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt 36 vụ. Số tiền trộm được khoảng hơn 10 tỷ đồng được Tân sử dụng mua đất, mua nhà, xe ôtô và ăn chơi.

Theo Hạnh Nguyên
VietNamnet

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Ngủ giữa 2.000 cây pơ mu

Đỉnh núi Zi’liêng (A Xan, Tây Giang, Quảng Nam) ngút tầm mắt phủ màu xanh mướt nhờ những tán lá rừng Pơ mu cao vút. Bao đời nay, đại ngàn Pơ mu kỳ vĩ bao bọc người Cơ Tu nơi “cổng trời” Tây Giang, phía đầu ngọn nước, con suối.

Một gốc Pơ mu cổ thụ
Một gốc Pơ mu cổ thụ
Mê trận rừng già
Pơơ long Tới (38 tuổi, A Xan) xốc ba lô nặng trĩu, thoăn thoắt tay rựa phát quang, bước chân rắn rỏi vượt đồi. Đường vào vùng “lõi” đại ngàn Pơ mu hoang sơ. Đồi dốc trập trùng, đang bước dọc đỉnh đồi lại “rớt” xuống vực thăm thẳm, âm u dưới tán lá rừng ken đặc.
“Phải đổ mồ hôi và cả máu mới vào nổi vùng lõi Pơ mu”, anh Tới vừa dứt lời, phía dưới chân từng đàn vắt rừng túa ra từ kẽ lá. Vài người chậm chân, bị dính vắt, chân tóe máu. Pơơ long Tới bảo: Người bản địa cái chân đã thạo với rừng, con suối, đi còn khó. Người ngoài càng gian nan, nguy hiểm. Nếu không có người dẫn đường, rất dễ lạc vào “mê trận”.
Đội tuần tra bảo vệ rừng Pơ mu
Đội tuần tra bảo vệ rừng Pơ mu
Con đường mới đang được huyện Tây Giang khảo sát thành nỗi ám ảnh người đầu tiên đi rừng. Cả đoàn tự tìm cách giữ thăng bằng, di chuyển giữa vệt đường tí tẹo, hiểm trở.
Mặt trời đứng bóng, nhưng phải thêm 2 tiếng đi bộ, đỉnh núi Zi’liêng mới ẩn hiện trước mắt. Cả đoàn lọt thỏm vào đại ngàn cây phủ, mặt đất bỗng xốp nhẹ bập bềnh. Hàng loạt cây cao lớn, đâm lên từ mặt đất đón nắng. Trong quần thể dổi hương, dổi đá và ít loài gỗ tạp, từng cây Pơ mu nổi bật đầy kiêu hãnh vút tầm cao nhất với độ thẳng hiếm có, chắc nịch.
Tăng Tấn Lộc - kiểm lâm viên huyện Tây Giang - đo đếm thủ công bằng sải tay. Mỗi gốc chừng 3-4 người ôm không xuể. Gốc cây như hóa đá chai sần vết tích thời gian, phủ rong rêu xanh rì, lộ những bộ rễ đầy mê hoặc.
Anh Lộc bảo: Từ trung tâm đỉnh trời Zi’liêng này phóng tầm mắt theo hướng các ngón tay sẽ là bạt ngàn quần thể Pơ mu hiếm có. Pơ mu thích độ cao, nhiệt độ mát mẻ, chủ yếu phân bổ từ vệt nửa đỉnh đồi núi trở lên. Dáng vẻ Pơ mu kiêu hãnh, thân Pơ mu vặn chắc với những đường vân huyền ảo, hương thơm khó lẫn. Đang mùa hanh nắng nhưng dưới tán lá rừng Pơ mu ken đặc chẳng khác nào đứng cạnh chiếc tủ lạnh khổng lồ mát rượi. Ban ngày, mặt trời như tắt nắng vì không thể xuyên thủng tán rừng Pơ mu.
Đánh số Pơ mu
096, 097, 098... đội tuần tra rừng thôn A Rầng 1 (A Xan) cẩn thận kiểm đếm từng vệt dấu trên các thân cây Pơ mu. Thân cây đánh dấu bằng sơn đỏ, theo số thứ tự. Sải bước chưa đầy trăm mét, có vài chục gốc Pơ mu nối nhau lừng lững.
Đánh số thứ tự cho cây Pơ mu mới vừa phát hiện
Đánh số thứ tự cho cây Pơ mu mới vừa phát hiện
Theo anh Lộc, vừa có thêm vài trăm cây được phát hiện, đánh số thứ tự, nâng tổng số đã kiểm đếm lên gần 1.200 gốc Pơ mu. Vương quốc Pơ mu trải dài trên 6 thôn, 2 xã A Xan, Tr’Hy của Tây Giang. Trong đó, đỉnh Zi’liêng đóng vai trò “thủ phủ”.
Theo ước tính của Hạt Kiểm lâm Tây Giang, tổng diện tích cây Pơ mu phân bổ lên đến trên 300 ha, từ tiểu khu 94 đến tiểu khu 97, kéo dọc sang tận biên giới với Lào. Zơ Râm Kiên (28 tuổi, A Rầng 1), tự hào: Cái chân mình đi nhiều nơi, xuyên nhiều rừng nhưng chỉ đỉnh đồi con suối Zi’liêng bao quanh mới có Pơ mu.
Bí thư huyện ủy Tây Giang, B’hriu Liếc khoe: Có đến gần chục cây thuộc hàng “khủng” nhất, là điểm nhấn của đại ngàn Pơ mu. Như cây đánh số 477, có chiều cao gần 50m, đường kính 2,5m, số lượng gỗ lên đến 50m3. Tại thân cây mang số 200, vỏ cây như tấm áo giáp rách bươm sau thăng trầm thời gian, xẻ những đường rãnh dài.
Tuy nhiên, thử bóc tách thớ vỏ này phải dùng đến sức khỏe của cánh trai tráng bản địa. Hàng ngàn cây, nhưng mỗi cây mang dáng vẻ với “mật danh” khác nhau. Kỳ dị như cây Pơ mu Voi do chính vị Bí thư huyện ủy này gọi tên, bởi cội rễ, gốc cây chẳng khác gì hình thù con voi to lớn. Nhìn trực diện, gốc cây 168 mang hình thù đầu một chú voi với vòi dài thòng xuống đất, hốc cây sâu hoắm tạo thành cặp mắt đen ngòm, mặt voi tô điểm hai cái ngà dang rộng.
“Huyện đang chụp hình toàn bộ cây Pơ mu Voi để làm thành biểu tượng vương quốc Pơ mu của Tây Giang”, ông B’hriu Liếc nói.
Độc đáo Pơ mu Voi
Độc đáo Pơ mu Voi
Ít nhất đã 4 lần cắt rừng vào vương quôc Pơ mu, nhưng ông Liếc nói “đi miết mà chưa thấy nhàm”. Mỗi lần đi, ông cùng đoàn lại phát hiện thêm vô số những cây Pơ mu mới cần đưa vào danh sách bảo vệ. Đêm ngủ lại giữa núi rừng Pơ mu. Trận mưa rừng xối xả khiến cái lạnh càng thêm sâu. Một cây Pơ mu bị sét đánh dọc thân.
Ông Cơ lâu Hạnh, Phó chủ tịch HĐND huyện Tây Giang, cho hay: Dọc đường mới, nhiều cây chưa thể đánh số. Con số Pơ mu chắc chắn không chỉ dừng lại ở hơn 1.200, mà có thể đến 2.000 cây.
Hướng về Rừng di sản
“Dadinh Jaliêng hangêê”... lời khấn của già làng Pơơ Long Jim (68 tuổi, A Rầng 1) đến Plêêng (Trời) nhằm cùng người dân Cơ Tu chung sức bảo vệ cho từng cội cây rừng. Bàn thờ kết bằng cây rừng, đặt chính giữa lá cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ. Đồ lễ đầy đủ gà, đầu heo, 2 quả trứng, 2 chén cơm, rượu, thuốc, hương, vàng mã mang phong tục của người Cơ Tu.
Già Jim đốt nhang khấn vái, rồi lấy huyết gà trong bát bôi vào vị trí đánh số thứ tự của cây Pơ mu lớn nhất đỉnh Zi’liêng. Già Jim bảo: Người Cơ Tu lớn lên với cây thiêng Rê rê (còn gọi cây Đà) nhưng chết đi chỉ mong gởi thân xác vào cỗ quan tài bằng gỗ Pơ mu cao quý. Cây Rê rê trồng ngay bản làng, gỗ dùng làm nhà truyền thống.
Không người nào được tự ý chặt phá. Còn cây Pơ mu giữa những đỉnh núi xa tít tắp, đi bộ cả ngày trời chưa tới. Khi trong làng có người chết, người dân cắt rừng vào đại ngàn Pơ mu, thắp hương cúng rừng rồi chọn một cây đủ kích cỡ làm quan tài, đốn hạ mang về.
“Người Cơ Tu chết đi, mọi thứ mang theo chỉ đặt trên nấm mồ, chỉ quan tài là theo họ vùi sâu vào lòng đất. Pơ mu là gỗ quan tài tổ tiên ao ước. Loài gỗ này chắc, nhẹ, chôn dưới đất vẫn tươi rói, không bị mục ruỗng, gỗ có tinh dầu thơm. Chỉ gia đình giàu có mới đủ điều kiện dùng”, già Jim nói.
Từ nhỏ, già Jim đã theo cha vào đại ngàn Pơ mu. Rừng nguyên vẹn hoang sơ. Sau này một số người dùng gỗ Pơ mu đóng vật dụng trong nhà. Già Jim quả quyết: Giờ nhà nước tuyên truyền, hướng dẫn rồi, không ai được tự phát đốn hạ Pơ mu nữa. Các bản làng đều chung tay bảo vệ.
Theo anh Pơơ long Đội, Trưởng thôn A Rầng 1, từ năm 2007, thôn lập đội tự vệ bảo vệ rừng với khoảng 5-7 thành viên. Mỗi ca có 2 người cùng các thôn bản khác tuần tra dọc rừng Pơ mu. Zơ Râm Bung (38 tuổi, thôn A Rầng 1) thành viên đội, bảo: Mọi người tự nguyện gác việc nhà, lo việc rừng. Mỗi buổi tuần tra kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt.
Hôm nào gặp mưa rừng, cả đoàn mắc võng, che bạt ngủ ngay giữa rừng, vì đường về trơn trượt. Mới đây, anh Bung men con đường mới hiểm trở, trượt ngã gãy chân. Vừa hồi phục, anh lại hăng hái cắt rừng vào canh giữ Pơ mu.
Độc đáo Pơ mu Voi
“Huyện huy động sức dân cùng bảo vệ rừng, trong đó thanh niên mở đường tuần tra. Rừng Pơ mu, cây đa cổ thụ gần 900 năm, rượu sâm Ba kích, sâm Ngọc Linh... sẽ tạo thành chuỗi giá trị du lịch cao, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ rừng bền vững cho Tây Giang” .
Bí thư Huyện ủy B’hriu Liếc
Bí thư huyện ủy B’hriu Liếc cho hay: Viện sinh thái học miền Nam (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã khảo sát rừng Pơ mu, lấy mẫu gởi ĐH Columbia (Mỹ). Dự kiến tháng 8 tới có kết quả. Nhưng ước tính nhiều gốc Pơ mu cổ thụ phải tới hàng ngàn năm tuổi.
“Huyện đang lập đề án xin công nhận đây là Rừng di sản”, ông Liếc nói.
Đích thân vị Bí thư huyện ủy 49 tuổi, hiện là Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, trực tiếp nhiều lần cùng lực lượng chức năng khảo sát tuyến đường mới vào rừng.
Ông Liếc bảo: Đường mới xa hơn, hiểm trở hơn nhưng phải kéo dãn đường ra để tránh tác động đến môi trường tự nhiên. Ý tưởng gắn bảo vệ với phát triển du lịch sinh thái đường rừng đã hình thành. Huyện Tây Giang nghiên cứu tổ chức các điểm tham quan, dựng lán trại, chọn những thân cây to để làm “nhà cây”.
Đây chắc chắn sẽ là điểm đến của những người yêu rừng, thích khám phá vẻ hoang sơ tự nhiên.
Theo Nguyễn Huy
Tiền Phong

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất

(Dân trí) - Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân ta khẩn trương bắt tay vào việc khôi phục hậu quả chiến tranh. Từ trong đau thương mất mát, bằng niềm tin và ý chí, chúng ta đã xây dựng một nước Việt Nam phát triển, ổn định, hòa bình…

Cách đây tròn 60 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời. Theo nội dung Hiệp định, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời.
 
Cũng từ đây, dòng sông Bến Hải mang trên mình mình sứ mệnh lịch sử: ranh giới chia cắt đất nước…
 
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định 
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam 
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định 
Để đảm bảo cho Hiệp định được thực thi nghiêm chỉnh, một Ủy ban giám sát Quốc tế đã được thành lập (Tổ Quốc tế 76). Ủy Ban này có nhiệm vụ đại diện cho hai bên đặt kế hoạch và thể thức thực hiện các điều khoản trong Hiệp định, đình chỉ các xung đột, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động liên quan đến Hiệp định Giơnevơ
 
Mô hình buổi làm việc của Ủy ban giám sát Quốc tế
Mô hình buổi làm việc của Ủy ban giám sát Quốc tế
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. Dù chỉ cách nhau một khoảng cách rất ngắn, một con sông chỉ rộng khoảng 100m, nhưng có biết bao gia đình phải sống cảnh biệt ly mà không có cơ hội được đoàn tụ. Đối với người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị, đấy mới chỉ là sự chia cắt ở phạm vi gia đình, còn đối với đất nước, dân tộc Việt Nam thì đấy là nỗi đau quá lớn, như khúc ruột bị chia làm hai. Suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhân dân 2 bên chỉ biết nhìn sang bên bờ, thấy lá cờ đỏ tung bay trên cột cờ mà ngậm khóc. Nhưng trong cảnh phân ly càng tôi luyện thêm ý chí quyết tâm, đánh đuổi quân thù xâm lược. 
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Lúc đó, nhân dân 2 miền đều chất chứa một niềm tin và khát vọng, chỉ sau 2 năm khi Tổng tuyển cử diễn ra, Bắc – Nam sẽ thống nhất. Trong khi phía bờ Bắc tuân thủ mọi điều khoản trong Hiệp định đã ký thì bờ Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chúng quyết tâm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải diễn ra những cuộc đấu trí "cân não" giữa quân và dân miền Bắc với lực lượng phía Nam. Trong đó, có những cuộc "đấu cờ" đầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm. Cũng có những lúc, không đấu được với cờ của ta, Mỹ - Ngụy đã cho rải bom nhằm đánh sập, làm rách cờ phía bờ Bắc. Chỉ tính riêng từ 5/1956 đến 10/1967, lần lượt 267 lá cờ Tổ quốc đã được treo trên kỳ đài Hiền Lương.
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Biểu tượng mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc được phục dựng tại nhà trưng bày. Trong chiến tranh, mỗi khi lá cờ Tổ quốc bị rách là mẹ lại thức trắng đêm vá lại để lá cờ mãi tung bay trên cột cờ giới tuyến
...và đấu màu sơn cầu
...và đấu màu sơn cầu
...và đấu màu sơn cầu
Niềm khát khao thống nhất của cả dân tộc phải chờ đợi đến 21 năm mới thực hiện được, sau bao hy sinh, mất mát (Ảnh tư liệu)
 ...và đấu màu sơn cầu
Trước nhà trưng bày vĩ tuyến 17 còn lưu lại những chiếc loa phóng thanh lớn. Trong chiến tranh, giữa ta và địch cũng thường xuyên có những cuộc "đấu loa"...
...và đấu màu sơn cầu
Di tích lịch sử cầu treo Bến Tắt cùng với khu tưởng niệm vừa được xây dựng để tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống. Trong chiến tranh, đây là địa điểm quan trọng vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường, nằm trên vĩ tuyến 17
...và đấu màu sơn cầu
Làng địa đạo Vịnh Mốc, một công trình thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân ta. Qua bao năm tháng chiến tranh, công trình này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho người dân, tránh được sự hủy diệt của bom, đạn quân thù
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Bến đò Tùng Luật, điểm vượt tuyến quan trọng trên sông Hiền Lương. Trong giai đoạn 1968 - 1972, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, Lực lượng TNXP 771, dân quân thôn Tùng Luật, dân quân xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Linh đã đảm bảo sự hoạt động liên tục của bến đò, kịp thời chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và đảo Cồn Cỏ anh hùng. Tổng cộng, nơi đây đã đưa hơn 78.000 lượt thuyền, vận chuyển hơn 2 triệu lượt người và hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. 
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Nhân Kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/2014, tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ hội thống nhất non sông và đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải. Nơi đây trở thành địa điểm lịch sử để du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Một dân tộc từ trong đau thương đã “rũ bùn đứng dậy”… làm nên biết bao chiến thắng, khiến kẻ thù phải khiếp sợ. 
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Những ngày tháng 7, trở về với địa danh lịch sử, chúng ta cảm nhận biết bao sự đổi thay từ “tuyến lửa” anh hùng. Đi trên cây cầu Hiền Lương lịch sử, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ giới tuyến, lòng chúng ta lại trào dâng cảm xúc khó tả.
Đăng Đức

 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Hãy chấm dứt sự không trưởng thành!
Bùi Văn Nam Sơn
Tia Sáng - 15/ 07/ 2014
"Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy. Không trưởng thành là sự bất lực, không biết dùng đầu óc của chính mình mà không có sự hướng dẫn của người khác. Còn do tự mình chuốc lấy là khi nguyên nhân của sự không trưởng thành không phải do thiếu đầu óc mà do thiếu kiên quyết và dũng cảm để sử dụng đầu óc, không có sự hướng dẫn của người khác. Sapere aude! (Hãy dám biết!). Hãy có gan sử dụng chính đầu óc của mình! Đó là khẩu hiệu của sự khai minh".
Câu khởi đầu bất hủ ấy của Immanuel Kant trong luận văn ngắn: "Để trả lời câu hỏi: Khai minh là gì?" (30.9.1784) lưu mãi trong ký ức văn hóa của phương Tây như một lời hiệu triệu. Ảnh hưởng của nó lên nền giáo dục hiện đại thật vô bờ! Công cuộc cải cách giáo dục của Humboldt hay của Pestalozzi, những nhát cắt làm thay đổi diện mạo của nền học thuật Tây phương hiện đại, khởi đi từ lời hiệu triệu ấy. Xin dành chút thời gian đọc lại văn bản quan trọng này.
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KHÔNG TRƯỞNG THÀNH
Nếu sự không trưởng thành là "do tự mình chuốc lấy", tức, do lỗi của chính mình gây ra, ắt nó không phải là trạng thái cố hữu, vốn có, trái lại, có nguyên nhân lịch sử và hình thành trong lịch sử. Con người được phú bẩm có lý trí, có đầu óc, do đó, có sự trưởng thành "tự nhiên", nhưng đã bị đánh mất. Đây chính là hạt nhân của "thông điệp khai minh": tin vào năng lực tự giác của con người có lý trí. "Không trưởng thành" không phải là định mệnh của con người!
Thế nhưng, tại sao xã hội ngày càng phát triển, cấu trúc sinh học của con người ngày càng hoàn bị, con người lại thiếu trưởng thành?
Ắt phải do nguyên nhân chủ quan: sự lười biếng và hèn nhát của mỗi cá nhân.
Lười biếng vì không gì an nhàn, thoải mái hơn là dựa dẫm vào sự chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu "bao cấp" của "người đỡ đầu": "Có một quyển sách mang lại trí khôn cho tôi, có một tu sĩ lo hộ lương tâm cho tôi, có thầy thuốc lo cho sức khỏe của tôi v.v…, tôi việc gì phải nỗ lực cho mất công. Tôi chẳng phải bận tâm suy nghĩ, nếu chỉ cần đủ sức trả tiền; người khác sẽ chu tất cho tôi mọi sự phiền phức!".
Hèn nhát vì liên tục bị đe dọa bằng đủ thứ nguy hiểm có thật hay tưởng tượng do người đỡ đầu cố tình tạo ra. "Sau khi đã làm cho đàn gia súc của họ ngu đần đi (...), họ chỉ cho thấy những hiểm nguy đang đe dọa, nếu dám đi một mình.
Chỉ cần một đôi ví dụ theo cách ấy thôi cũng có thể gây rụt rè, nhũn lòng, làm nhát sợ, xa lánh những bước thăm dò khác". Nếu con người không trưởng thành là "bầy gia súc của kẻ thống trị", thì không lạ gì khi kẻ thống trị rất muốn giữ mãi tình trạng không trưởng thành bằng cách khai thác sự hèn nhát!
CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Kant xét ở hai bình diện: cá nhân và xã hội. Với từng cá nhân, việc trưởng thành thường là rất khó khăn, bởi "quen mất nết đi rồi": sự không trưởng thành đã trở thành bản tính thứ hai! Mỗi cá nhân riêng lẻ thường dễ thất bại, dù cố vùng vẫy và khước từ những nội quy, công thức có sẵn: "kẻ nào vứt bỏ nó đi, kẻ ấy cũng sẽ chỉ làm một bước nhảy không chắc chắn qua cái hố nhỏ hẹp, bởi họ không quen làm động tác tự do theo kiểu ấy".
Tất nhiên, cũng có người thành công, nhưng không nhiều: "Chỉ có một số ít thành công trong việc tự giải thoát khỏi tình trạng không trưởng thành qua sự thao luyện tinh thần và tạo ra được bước đi vững chãi".
Nhưng, tình hình sẽ khác và có triển vọng hơn nhiều trên phạm vi toàn xã hội, hay, theo thuật ngữ của Kant, trong "công luận xã hội". "Vâng, chỉ cần để cho công chúng được tự do thôi, thì điều ấy hầu như chắc chắn có thể thực hiện được". "Thực hiện khai minh không đòi hỏi gì hơn ngoài Tự do và là một tự do nguyên vẹn nhất trong tất cả những gì có thể gọi là tự do, đó là: hoàn toàn có thể sử dụng công khai lý trí của mình".
Sự sử dụng công khai lý trí bao gồm tối thiểu ba quyền tự do: tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do học thuật. Kant phân biệt sự tự do "công khai" với tự do "riêng tư", theo nghĩa cục bộ, nội bộ của một giới nhất định trong phạm vi chức trách của mình, chẳng hạn, của viên chức hay người thầy giáo.
Kant viết: "Sự sử dụng lý trí mà một thầy giáo nhậm chức thực hiện trước nhóm quần chúng của ông chỉ là một sự sử dụng "riêng tư", vì nhóm quần chúng này vẫn chỉ là cuộc tập họp nội bộ, dù cho có lớn đến bao nhiêu, và, trong tư cách đó, ông không tự do, cũng không được phép tự do, vì ông đang thực hiện một công việc do bên ngoài quy định.
Ngược lại, với tư cách học giả nói với công chúng thực sự, công chúng ấy là toàn thế giới, và, trong tư cách ấy, người thầy giáo phải được hưởng quyền tự do không hạn chế và phát ngôn trong nhân cách của chính mình".
Tuy nhiên, liệu một tập đoàn những người có thẩm quyền như thế có quyền tự thỏa thuận với nhau để "vĩnh viễn hóa chính sách ngồi trên đầu nhân dân" hay không? Kant khẳng định mạnh mẽ: "Tôi nói: điều ấy hoàn toàn không thể được!
Một thỏa ước hầu chận đứng vĩnh viễn mọi sự khai minh lâu dài của loài người, được ký kết như thế, là tuyệt đối không được và không thể có được, ngay cả trong trường hợp nó được xác nhận bởi quyền lực tối cao như hội đồng nhà nước và những hiệp ước hòa bình trọng thể nhất.
Một thời đại không thể tự câu kết với nhau và thề nguyền đặt thời đại kế tiếp trong tình trạng không trưởng thành. Điều đó là một tội ác, nghịch lại bản chất con người mà định nghĩa nguyên thủy của nó nằm ngay trong sự tiến bộ ấy, và vì thế, những kẻ hậu sinh hoàn toàn có quyền bác bỏ những quyết định đã được chấp nhận một cách vô thẩm quyền và càn bậy".
Ở vài dòng sau, Kant viết tiếp: "Cho mỗi cá nhân, và cũng chỉ tạm thời trong lúc còn phải tìm hiểu, học hỏi, một người nào đó có thể hoãn lại sự khai minh, nhưng triệt tiêu sự khai minh, dù cho một cá nhân, hay tệ hơn nữa, cho cả thế hệ hậu sinh, có nghĩa là vi phạm và chà đạp quyền thiêng liêng của nhân loại".
DIỄN TRÌNH KHAI MINH
Kant hiểu rằng khai minh là tất yếu, nhưng là diễn trình lâu dài, gian khổ, với vô vàn trở lực. Một cuộc cách mạng có thể lật đổ kẻ độc tài, nhưng không dễ dàng mang lại sự cải cách đích thực về "lề lối tư duy".
Các định kiến mới chỉ thay chỗ cho các định kiến cũ, vì lề lối tư duy khó mà được thay đổi một cách đột ngột. "Khai dân trí", vì thế, có nhiệm vụ tham gia tích cực và thường xuyên vào tiến trình khai minh, đồng thời cần được suy tưởng như con đường đi đến sự tự nhận thức tự do.
Kant viết: Chính trong tư duy như thế, ta thấy sự căng thẳng giữa một bên là sự yếu đuối, bất lực nhất thời, và bên kia là lòng tin tưởng mạnh mẽ, lớn lao về diễn trình trí tuệ của nhân loại".
(Nguồn: Người Đô Thị, Bộ mới, số 24, 10.07.2014)
Ảnh: Sưu tầm.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Hoa dương vật khổng lồ cao 1,9m thu hút người dân ở Đan Mạch

Thứ hai, 2014-07-14 14:02:07 - Nguồn: Internet


Hoa dương vật khổng lồ cao 1,9m thu hút người dân ở Đan Mạch Mặc dù không có mùi hương ngào ngạt nhưng hoa dương vật khổng lồ hay còn gọi là hoa xác thối vẫn thu hút được sự tò mò của những người dân Đan Mạch.
Mặc dù không có mùi hương ngào ngạt nhưng hoa dương vật khổng lồ hay còn gọi là hoa xác thối vẫn thu hút được sự tò mò của những người dân Đan Mạch.
Mặc dù không có hương thơm ngào ngạt như những loài hoa thông thường nhưng bông hoa dương vật khổng lồ cao 1,9m tại Vườn thực vật Copenhagen, Đan Mạch lại thu hút được rất nhiều lượt khách ghé thăm trong thời gian vừa qua. Có lẽ sự khác biệt về hình dáng cũng như mùi hương của loài hoa này chính là yếu tố khiến cho chúng trở nên đặc biệt.
Hoa dương vật khổng lồ cao 1,9m thu hút người dân ở Đan Mạch
Hoa dương vật khổng lồ cao 1,9m ở Đan Mạch.
Hoa dương vật còn có tên gọi chính thức là hoa dương vật Titan và tên khoa học là Amorphophallus Titanum. Loài hoa này vốn có xuất xứ từ những khu rừng nhiệt đới Indonesia. Chúng có tuổi đời trung bình là 15 năm. Loài hoa này 10 năm mới nở một lần và mỗi lần nở chỉ kéo dài từ 1 cho tới 2 ngày.
Được biết, bông hoa dương vật khổng lồ đang được trưng bày tại Vườn thực vật Copenhagen có chiều cao lên tới 1,9m và chu vi 95cm. Mặc dù có mùi hương khó ngửi tựa như mùi xác thối nhưng bông hoa dương vật khổng lồ này vẫn khiến rất nhiều người tham quan phải dành thời gian ghé thăm trước khi nó héo.
Theo Trí thức trẻ

Phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.vietgiaitri.com/la-vui/chuyen-la/2014/07/hoa-duong-vat-khong-lo-cao-19m-thu-hut-nguoi-dan-o-dan-mach/

Trải nghiệm cực "nóng" của một cô gái làm dâu phố cổ HN

Những ngày vừa qua, mội câu chuyện ngắn với nội dung kể về những trải nghiệm cực “mới” của một cô gái Hà Nội yêu “trai phố cổ” đang gây chú ý trong cộng đồng mạng.
Bằng lối viết cực hài hước pha chút cường điệu hoá nhưng lại rất chân thật, câu chuyện Làm dâu phố cổ đã mang đến cho nhiều người cái nhìn mới, thật đến “từng cen-ti-mét” về cuộc sống của những con người đang ngày ngày sống giữa Hà Nội, khu phố cổ kính, tấc đất tấc vàng của thủ đô.: Từ chuyện căn phòng chưa đầy 20m2 có cả thảy 7 người sinh sống, chuyện đêm tân hôn mọi người trong nhà chia nhau gói bông bịt tai để đôi trẻ “hành sự”, chuyện đi toilet chung không biết nên che mặt hay che “bên dưới” cho đến chuyện đau ốm phải chạy vào viện ngay vì sợ…chết ở nhà quan tài không đưa vào được….
Tác giả của câu chuyện, một nickname có tên Võ Tòng đánh mèo cho biết “Có thể nhiều người nghĩ đây là chuyện bịa nhưng đây là thực trạng hoàn toàn có thật ở Phố Cổ. Việc di dân khỏi Phố Cổ đã và đang được thực hiện nhưng vẫn phải gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn bởi nhiều hộ kiên quyết không đi, vì nếu đi họ chẳng biết kiếm sống bằng cách nào. Có những hộ đồng ý chuyển đi nhưng thủ tục đền bù chưa thoả đáng nên họ lại thôi. Dân Phố Cổ cũng không được phép tùy tiện cơi nới, sửa chữa bởi sẽ làm mất nét kiến trục đặc trưng của Phố Cổ. Thành ra, chỉ những người ở mặt đường là ngày càng giàu, càng béo bở, còn những người trong ngõ thì ngày càng khốn khổ”.
Câu chuyện của tác giả Võ Tòng đánh mèo đã nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng mạng. Tính từ khi được đăng tải trên facebook của chính tác giả đến này, bài viết đã thu hút được 1,8 nghìn lượt like và gần 500 bình luận
Dưới đây là bài viết:
"Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.
Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến Phố Cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gày gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.
Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:
- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!
Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng…
- Sao nhà bé thế anh?
Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:
- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!
Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:
- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?
- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!
- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?
- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!
- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?
- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính!
Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:
- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!
- Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!
Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:
- Gì đây anh?
- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!
- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?
- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!
- Che cái gì ạ?
- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!
làm dâu phố cổ, Phố cổ, chật chội, làm dâu
Chỉ đến khi về ra mắt gia đình, em mới hiểu phần nào về cuộc sống ở phố cổ
Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:
- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?
- Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!
Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm! Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ?! Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi! Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai! Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…
- Sao ông lại nhét bông vào tai con?
- Để ngủ cho ngon con ạ! Đêm nay có biến!
- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông? – Nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.
- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con!
Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật! Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.
Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy! Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:
- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…
- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được! Để chú nói với bố mẹ con giúp cho!
- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể!
- Ừ! Cũng không sao! Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa! Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ!
Nguồn FB Vo_tong_danh_meo

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

   Việt Nam lọt vào Top 20 quốc gia đẹp nhất thế giới

(Dân trí) - Sở hữu nhiều danh thắng nổi tiếng như như Sa Pa, vịnh Hạ Long..., Việt Nam được độc giả tạp chí Rough Guides xếp vào danh sách 20 quốc gia đẹp nhất thế giới.



Ruộng bậc thang Sa Pa
Ruộng bậc thang Sa Pa
Theo Rough Guides, Việt Nam có tên trong danh sách trên không phải là điều đáng ngạc nhiên vì Việt Nam có nhiều điểm lôi cuốn du khách khám phá. Từ Vịnh Hạ Long với hơn 1,600 hòn đảo nhỏ với những hình thù đa dạng, kỳ thú đến những cánh đồng bậc thang bạt ngàn ở vùng núi Sa Pa, hay chợ nổi miền Tây, tất cả đều khiến du khách đến rồi để nhớ...
Vịnh Hạ Long đã được nhiều trang du lịch uy tín trên thế giới hết lời ca ngợi: là một trong những địa danh lãng mạn nhất cho các cặp tình nhân, nằm trong top 100 điểm dừng chân nên đến trong đời cũng như trong top 10 điểm du thuyền hấp dẫn nhất thế giới…
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long
Mạng thông tin điện tử du lịch quốc tế Touropia xếp hạng ruộng bậc thang Sa Pa của Việt Nam nằm trong top 11 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Tạp chí du lịch danh tiếng Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã từng bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới.
Những thửa ruộng có vẻ đẹp khác nhau vào những thời điểm khác nhau, lúc ruộng đổ nước, lúc lúa xanh rì, lúc lúa chín vàng… Thời điểm ghé thăm khác nhau, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Sa Pa cũng là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, tạo nên một vùng miền văn hóa đặc biệt hấp dẫn đối với khách du lịch, để họ thỏa sức khám phá những vẻ đẹp khác lạ, riêng có ở Sa Pa.
Việt Nam cũng có những bãi biển đẹp và hút khách như Cửa Đại (Hội An) và biển Non Nước (Đà Nẵng)... Xuôi về phía Nam đến miền sông nước Cần Thơ, du khách sẽ được trải nghiệm nét độc đáo và thân thiện ở khu chợ nổi Cái Răng.
Scotland, quốc gia xinh đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long
Độc giả của tạp chí Rough Guide đã bình chọn Scotland là đất nước đẹp nhất thế giới bởi những bờ biển hoang sơ, những hồ nước sâu và trong vắt, những lâu đài nằm vắt vẻo trên đỉnh núi cao đầy cổ kính và bí hiểm.
 Đứng thứ 2 là Canada: sự kết hợp giữa vẻ đẹp hoang sơ và hiện đại
 Đứng thứ 2 là Canada: sự kết hợp giữa vẻ đẹp hoang sơ và hiện đại
 Đứng thứ 2 là Canada: sự kết hợp giữa vẻ đẹp hoang sơ và hiện đại
New Zealand đứng ở vị trí thứ 3 với những ngọn đồi xanh trải dài, ngọn núi cao và cảnh quan cuốn hút lòng người của các hòn đảo

 Đứng thứ 2 là Canada: sự kết hợp giữa vẻ đẹp hoang sơ và hiện đại
Vị trí thứ 4, thuộc về nước Italy, nơi được biết đến với khung cảnh lãng mạn từ thành phố lớn đến những ngôi làng lưng chừng núi
Tiếp đó là Nam Phi, quốc gia duy nhất tại châu Phi có tên trong danh sách
Tiếp đó là Nam Phi, quốc gia duy nhất tại châu Phi có tên trong danh sách

Tiếp đó là Nam Phi, quốc gia duy nhất tại châu Phi có tên trong danh sách
Theo sau là Indonesia, nơi có những bãi biển, hòn đảo cùng đồi núi và di sản cuốn hút du khách. Bali cũng được bình chọn là một trong 4 điểm đến đáng khám phá nhất năm 2014
Đứng thứ 7 là nước Anh với những cảnh quan nổi tiếng như như Lake District hay Cornwall.
Đứng thứ 7 là nước Anh với những cảnh quan nổi tiếng như như Lake District hay Cornwall.

Đứng thứ 7 là nước Anh với những cảnh quan nổi tiếng như như Lake District hay Cornwall.
Iceland ở vị trí thứ 8 được miêu tả là điểm đến của những cảnh đẹp như tranh vẽ và vẻ đẹp riêng biệt với những suối nước nóng, ngọn núi lửa...

Đứng thứ 7 là nước Anh với những cảnh quan nổi tiếng như như Lake District hay Cornwall.
Mỹ, quốc gia có diện tích lớn và cảnh quan đa dạng, thu hút du khách bởi nhiều địa danh nổi tiếng như thung lũng Yosemite và công viên quốc gia Grand Canyon

Xếp thứ 10 là Wales, xứ sở của những ngọn núi và rừng bạt ngàn
Xếp thứ 10 là Wales, xứ sở của những ngọn núi và rừng bạt ngàn

Các quốc gia còn lại trong danh sách, lần lượt từ 11 đến 20 là Slovenia , Mexico, Ấn Độ, Phần Lan, Thụy Sĩ, Peru, Na Uy, Ireland, Croatia và Việt Nam.
Slovenia là nơi tuyệt vời cho những du khách thích khám phá núi, rừng, hồ, phố cổ...
Slovenia là nơi tuyệt vời cho những du khách thích khám phá núi, rừng, hồ, phố cổ...

Slovenia là nơi tuyệt vời cho những du khách thích khám phá núi, rừng, hồ, phố cổ...
Mexico là một trong những nền văn minh lớn nhất của nhân loại. Quốc gia này còn hấp dẫn khách du lịch bởi nét đẹp thiên nhiên kỳ thú, đền đài cổ kính và ẩm thực độc đáo
Ấn Độ, một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú nhất thế giới
Ấn Độ, một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú nhất thế giới
Ấn Độ, một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú nhất thế giới
Độc giả của Rough Guides đã nhận xét Phần Lan có lẽ là một trong những quốc gia huyền bí nhất Âu châu
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ
Peru là quốc gia đa dạng về địa hình, địa dạng, đất nước của Rừng Amazon, sa mạc, núi phủ đầy tuyết
Thụy Sĩ
Na Uy: Băng giá, ánh sáng bắc cực, mặt trời giữa đêm, thác nước là những điều lôi cuốn nhiều du khách
Ireland
Ireland
Ireland
Croatia thu hút du khách nhờ những điểm đến độc đáo như Dubrovnik, Hvar và đường bờ biển dài gần 2.000 km


Phương Nam
Tổng hợp