Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Một bài thơ hay về chiến sĩ Hải quân bị lãng quên

(Dân trí) - Chỉ với 12 câu mỗi câu 5 chữ, bài thơ không chỉ vẽ lên hình ảnh thi vị “Dưới trời xanh trứng sáo” mà còn lột tả ý chí quyết tâm bảo vệ biên cương Tổ quốc của người chiến sĩ Hải quân Việt Nam: “Quân thù mà ló mặt – Biển lớn sẽ vùi thây”. Khoảng năm 1992 - 1993, bài thơ đã được sử dụng trong sách Tập đọc (nay là Tiếng Việt) lớp Hai tập II nhưng giờ thì không còn thấy nữa nên bị chìm vào quên lãng. Tiếc thay!
BÀI NÀY tôi được học từ lớp 2 năm 1967-1968 gì đó chứ không phải đến năm 1992 mới có đâu. THL

(Minh họa: Ngọc Diệp)



(Minh họa: Ngọc Diệp)

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi, BLOG Người yêu thơ trân trọng giới thiệu bài thơ này và có lẽ không chỉ có tôi mà chúng ta đều mong muốn nó sẽ sớm được trở lại trong Chương trình sách giáo khoa sắp tới, phải không các bạn?


Chú hải quân

Đứng canh ngày canh đêm
Ngoài xa vời hải đảo
Kìa bóng chú hải quân
Dưới trời xanh trứng sáo.

Mặc nắng mưa gió bão
Cây súng chú chắc tay
Quân thù mà ló mặt
Biển lớn sẽ vùi thây.

Em mong ngày khôn lớn
Sẽ vượt sóng ra khơi
Cũng cầm chắc cây súng
Giữ lấy biển lấy trời.

                        Vân Đài



Nữ sĩ Vân Đài thuộc thế hệ thơ Tiền chiến. Năm 1943, bà cùng các nhà thơ Hằng Phương, Anh Thơ, Mộng Tuyết cho ra đời tập thơ đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của các tác giả nữ mang tên Hương Xuân. Bài thơ này không rõ được bà sáng tác năm nào nhưng bà qua đời năm 1964 nên chắc chắn, bài thơ ra đời trước thời điểm đó. 
Hại sức khỏe vì “nghiện” dùng điều hòa
Trên các diễn đàn, mạng xã hội gần đây, không ít người than thở sáng nào cũng cảm thấy người mệt mỏi, uể oải, có cảm giác sức khỏe yếu đi bởi đêm trước nằm ngủ trong phòng mở điều hòa.
Trên diễn đàn liên quan đến ô tô, thành viên Xetaplai77 chia sẻ: Phòng ngủ nhà em có 8m2, khi ngủ để điều hòa 27 độ C và bật thêm cái quạt tốc độ. Lúc ngủ thì mụ mị, mê mệt, đến khi thức dậy cả nhà đều bị nặng đầu rất khó chịu, đến công ty làm việc uể oải không có chút khí thế nào.
“Không biết là do phòng nhỏ, đóng kín cửa bí không khí lại mở điều hòa lâu nên ngủ dậy sức khỏe mới vậy hay là do thời tiết?”, Xetaplai77 thắc mắc.
Tương tự, thành viên Dungeon cũng than rằng, hôm nào mở điều hòa khi ngủ, lúc thức dậy anh cũng bị đau đầu, người thì ngơ ngơ cả tiếng đồng hồ mà không nhấc nổi chân ra khỏi giường.  
Điều-hòa, điều hòa, sử-dụng, không-đúng-cách, sức-khỏe, hại-sức-khỏe, mệt-mỏi, đau-đầu, viêm-họng, lắp-đặt, tốn-điện, nhiệt-độ
Nhiều người cảm thấy đau đầu, mệt mỏi... khi nằm ngủ trong phòng có điều hòa (ảnh minh họa).
Còn trên diễn đàn của các bậc cha mẹ, thành viên phonglanrung tâm sự: “Nhà em cũng để điều hòa ở mức 29 độ C, cộng thêm một máy phun sương để giữ độ ẩm ở mức khoảng 50%. Nếu không có phun sương thì độ ẩm thường xuống dưới 40. Tuy nhiên, ngủ dậy thấy khô hết cả mũi họng. Con cái cũng bị viêm họng suốt. Nhưng không dùng điều hòa thì nóng không chịu được”.
Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Anh (Phòng khám Đa khoa, đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, điều hòa nhiệt độ giờ trở thành vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Một số gia đình còn để điều hòa chạy cả đêm, nhất là vào những ngày nắng nóng. Song, vì quá lạm dụng vào điều hòa nên nhiều người sử dụng thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu, khô da, viêm da, thiếu khí thở... Trẻ em hay bị viêm họng, thậm chí viên phổi nếu để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.
Tránh đốt tiền điện, hại thân
Bác sỹ Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, nguyên nhân phần lớn là do người dân sử dụng điều hòa không đúng cách.
Theo bác sỹ, khi lắp đặt điều hòa trong phòng ngủ cần chú ý không lắp theo hướng chĩa thẳng vào giường nằm vì nguồn nhiệt độ lạnh nhất chính là ở chính giữa dòng không khí ra của điều hòa. Nếu không nằm ngủ sẽ có thể bị nhiễm lạnh bởi dòng không khí này. Ngoài ra, điều chỉnh để nhiệt độ ở mức 28 độ C. Không nên để nhiệt độ quá thấp, vừa tốn điện lại vừa làm da khô.
Điều-hòa, điều hòa, sử-dụng, không-đúng-cách, sức-khỏe, hại-sức-khỏe, mệt-mỏi, đau-đầu, viêm-họng, lắp-đặt, tốn-điện, nhiệt-độ
Cần sử dụng điều hòa đúng cách để tránh tốn điện và không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với trẻ em.
Khi mở điều hòa, mọi người cũng cần chú ý tới hơi ẩm trong phòng. Độ ẩm trong phòng phải đạt khoảng 70%. Vì thế, hãy để một chậu nước nhỏ hoặc máy tạo hơi nước cấp độ nhỏ là đủ cho cả căn phòng. Nhất là phòng có trẻ em.
Một điều cần lưu ý nữa, trẻ em thường rất dễ mắc những bệnh như viên họng, thậm chí viêm phổi. Vì thế, khi cho trẻ nằm trong phòng có điều hòa cần đắp thêm chăn mỏng cho trẻ vào ban đêm. Bởi theo bác sỹ Lan Anh, do nhiệt độ là 28 độ C, nhưng khi ngủ thì ít hoạt động, ít nhiệt lượng được tạo ra nên trẻ vẫn có thể bị lạnh. Do vậy, mẹ phải đắp một cái chăn mỏng lên người trẻ từ đầu gối đến hết ngực. Để kiểm tra trẻ có bị lạnh không, bạn hãy sờ chân, tay, vành tai. Nếu những vị trí này mà mát thì đạt yêu cầu, còn nếu mát... lạnh thì cần nâng nhiệt độ lên. Chú ý là chỉ những người ngồi trong điều hoà mới có cảm nhận chính xác nhiệt độ da của trẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, anh Đới Văn Trường, chủ một trung tâm bảo dưỡng điện lạnh, điện lạnh (ngõ Hạ Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, ngoài ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sử dụng, lắp đặt điều hòa không đúng cách còn tốn kém không ít tiền điện.
Anh Trường cho hay, người dùng nên tính toán để chọn máy điều hòa nhiệt độ có công suất phù hợp. Thông thường, với nhà ở bình thường, xung quanh tường không có cửa kính, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào tường, xung quanh phòng thì có thể dùng công thức 1m2 nhân với 600 BTU. Ví dụ, diện tích căn phòng 20 m2 nhân với 600 BTU sẽ cần phải lắp 12000 BTU. Theo đó, phòng khoảng 10 m2 chỉ nên lắp điều hòa có công suất 9000 BTU.
Cục treo trong nhà nên lắp hướng gió thổi dọc theo nhà, không nên treo để gió thổi ngang giữa phòng hoặc góc phòng sẽ làm cho không khí trong phòng không đồng đều. Tránh lắp trên cửa ra vào, cửa sổ, lắp sát trần nhà. Những vị trí này không khí chênh lệch cao, không khí nóng bên ngoài lọt vào gặp không khí lạnh trực tiếp của điều hoà nhiệt độ sẽ ngưng tụ, gây hiện tượng đổ mồ hôi và nhỏ nước ở cửa gió dẫn đến tốn điện
Còn về nhiệt độ, nên để ở mức từ 27 độ C trở lên, vừa tiết kiệm điện vừa tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, ban đêm, mọi người cũng chỉ nên bất điều hòa khoảng 3 tiếng đồng hồ, sau ba tiếng có thể tắt điều hòa, mở quạt điện bình thường. Lúc đó khí lạnh trong phòng vữa giữ được, quạt điện sẽ làm không khí lưu thông, thoáng mát rất dễ chịu.

“Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa lâu, mọi người nên chú ý tới việc bảo dưỡng, vệ sinh máy điều hòa thường xuyên. Nhiều gia đình dùng điều hòa không vệ sinh máy, màng lọc bám bụi gây cản trở sự trao đổi nhiệt, làm điều hòa giảm mát. Theo đó điều hòa phải chạy liên tục rất tốn điện”, anh Trường khuyên.

Rặng Trâm Bầu

Tác giả: Thái Cơ

Thông tin về bài hát

Link bài hát vào forum hoặc blog


Thêm vào danh sách bài hát yêu thích

Cho em hỏi rằng có ở nơi đâu? 
Bát ngát xa trông những rặng trâm bầu 
Rặng trâm bầu như nơi quê hương em yêu dấu 

Uống nước nước dòng sông vây xanh thắm một màu 
Uống nước nước dòng sông cây xanh thắm một màu 

Mênh mông biển rộng gió lộng từ nơi đâu 
Gió mát xa đưa những rặng trâm bầu 
Rặng trâm bầu hôm xưa cây che sương che nắng 

Rung rinh lá ngụy trang tươi xanh giữ vẹn màu 
Rung rinh lá ngụy trang tươi xanh giữ vẹn màu 

Ơ mưa nắng dãi dầu thêm trăm qúi ngàn yêu ơ trâm bầu 
Cây trâm bầu ơ cây cắm sâu vào lòng đất ... 
Hờ.. ơ .. ôm ấp bờ cây dài sóng dội mà cây vẫn hát 
Như khắp dân làng mình bám chặt quê hương ... 

Tổ quốc ớ ờ ...yêu thương, đất mẹ thơm hương sáng đẹp muôn phương 
Rạng rỡ ơ ờ ....tấm gương luyện lên ý chí ngoan cường ờ ơ ....

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Tơ Hồng - Thái Châu - Ái Vân


Người đóng góp: Administrator

Anh đến quê em nơi đây có dòng sông Cầu,
dừng ngày Hội Lim anh đã hứa khi xưạ
Vượt bao đèo cao bao suối sâu,
nắng mưa gió sương anh không ngạị
Chỉ mong gặp em người em gái,
hát câu dân ca, người ở đừng về.
Câu dân ca ngày xưa em hát,
để nhớ thương anh phải đi tìm.
Và hôm nay vào ngày Hội Lim,
gặp lại em, em vẫn như xưạ

ÐK1 : Vào Hội Lim em mặc áo the,
chân đi guốc mộc, đội nón quai thao em bước qua cầu
Hát câu quan họ chung tình làm đôi,
hát câu quan họ chung tình làm đôi

Về với quê anh quê anh có dòng sông Hậu,
và dòng dừa xanh soi bóng nước quanh năm.
Từng đêm từng đêm dưới ánh trăng,
gái trai sánh vai vui thanh bình.
Vẳng trên dòng kinh giọng ai hát,
con sáo sang sông, rồi sáo xổ lồng.
Em yêu ơi về quê anh nhé,
mùa gió lên có nước vơi đầỵ
Một con sông ngày đục đêm trong,
một lều tranh, ta sống trăm năm.

ÐK2 : Về cùng nhau chia buồn xớt vui,
chung tay xây mộng, mộng ước bấy lâu nay thỏa mong chờ.
Cám ơn tơ hồng cho mình gặp nhau,
Cám ơn tơ hồng se mình thành đôị

Ngẫu Hứng Sông Hồng


Đóng góp: Đng S ĐcTôi ôm con sáo bé bỏng của tôi lang thang theo cha dọc bờ sông trắng xóa
Một ngày mùa thu đưa cha qua sông
Một ngày dòng sông đầy tiếng sóng và gió
Con sáo sang sông bạt gió
Con xít thương ai lội sông lội sông tìm ai?

Chị Hai thương ai ra đứng đầu đình
Chị Hai nghèo, chị Hai buồn, chị Hai cô đơn, chị Hai khóc
Chàng Trương Chi đi đâu để lại giọt sầu cho em
Bỏ lại dòng sông đầy gió
Con sáo sang sông bạt gió
Con xít thương ai lội sông lội sông tìm ai?

Thương nhau quấn quít lá trầu cau
Yêu nhau hóa đá chờ nhau
Thương cả nhịp cầu qua sông
Thương cả mối sầu thương em
Thương cha con sáo thủy chung cùng mẹ
Thương anh con sáo đứt ruột chờ mong của mẹ
Thương con mẹ đưa qua sông đường về biên cương
Một ngày mùa thu, Hồng Hà mùa thu đầy gió
Con sáo sang sông bạt gió
Con xít thương ai lội sông lội sông tìm ai...

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Nữ Tiến sĩ đã nhập vai gái gọi để viết tiểu thuyết (ảnh minh họa)
 LÀM GÁI GỌI ĐỂ CÓ TIỀN LÀM TS

         Độc chiêu chế điều hòa 200 ngàn của dân nghèo

Chỉ cần chiếc thùng xốp, quạt điện mini, một đoạn ống nhựa ngắn, keo dán với vài công đoạn hết sức đơn giản là có thể tự chế ra điều hòa mát lạnh. Nhiều người thuê nhà trọ đã nghĩ ra cách này để chống chọi cái nắng thiêu đốt lên đến 40 độ C ở Hà Nội.


Mới đây, anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ trên facebook cá nhân về cách làm điều hòa tự chế siêu rẻ mà anh học hỏi được trên các diễn đàn, mạng xã hội để bạn bè anh có thể làm theo.

Anh Dũng cho biết, vào những ngày nắng nóng lên đến đỉnh đểm (trên 40 độ C), không phải ai cũng có điều kiện được ở trong căn phòng có điều hòa mát lạnh, nhất là với người có thu nhập thấp, công nhân, sinh viên... Khổ nhất là những người ở trọ, trong những căn phòng chỉ chục mét vuông. Nắng nóng, nhà như biến thành cái lò bát quát, ngồi trước quạt mà mồ hôi vẫn đầm đìa. Nhà nào cũng tìm mọi cách chống nóng, nhưng không ăn thua.

“Cũng may, một lần lướt web, tôi thấy mọi người chia sẻ khá nhiều về cách tự làm điều hòa siêu rẻ, siêu đơn giản mà tính năng làm mát không khác gì điều hòa xịn”, anh cho hay.

Độc chiêu chế điều hòa 200 ngàn của dân nghèo
Công đoạn làm hết sức đơn giản: vẽ hình tròn rồi dùng dao tạo hai lỗ tròn theo hình đã vẽ, lắp ống nhựa và quạt điện vào hai lỗ tròn khoét trên nắp của thùng xốp
Độc chiêu chế điều hòa 200 ngàn của dân nghèo
Khi hoàn thành, chỉ cần bỏ đá vào thùng xốp, bật quạt là có thể tận hưởng cảm giác mát lạnh không khác gì chiếc điều hòa.
Độc chiêu chế điều hòa 200 ngàn của dân nghèo
Cách làm điều hòa tự chế siêu rẻ được mọi người chia sẻ trên các diễn đàn để cùng chống chọi với cái nắng gay gắt của mùa hè
.

Theo anh Dũng, để chế điều hòa siêu rẻ chỉ cần một thùng xốp (loại to nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng), một quạt điện mini, một đoạn ống nước nhựa hình chữ L, keo dán với các công đoạn cực kỳ đơn giản.

Cụ thể, vẽ 2 hình tròn trên phần nắp đậy của thùng xốp, đường kính của hình tròn bằng với khớp nối ống nước và lồng ngoài quạt điện. Sau đó, dùng dao rọc giấy tạo 2 lỗ tròn, cố định phần quạt để bàn với hướng của lồng quạt quay vào trong thùng xốp và đoạn ống nước hình chữ L. Dùng keo con voi dán cố định chiếc quạt để bàn với ống nước hình chữ L vào nắp thùng xốp. Sau khi hoàn thành, công đoạn cuối cùng: chỉ cần bỏ đá vào thùng xốp, đậy nắp và tận hưởng cảm giác mát lạnh được tạo ra từ chiếc điều hòa tự chế thú vị.

Trên thực tế, rất nhiều người đã chia sẻ cách chế điều hòa siêu rẻ này. Một số người cho biết đây là ý tưởng hay, sáng tạo, hợp với túi tiền của những người có thu nhập thấp. Trong khi đó, số khác lại cho rằng, tiền đầu tư thì không tốn nhưng tiền mua đá bỏ vào hàng ngày lại tốn ngang tiền điện chạy điều hòa.

“Mình thấy cách tự chế điều hòa siêu rẻ từ thùng xốp, quạt điện, ống nhựa rất sáng tạo và đã áp dụng ngay cho phòng trọ của mình. Tổng chi phí hết 200.000 đồng. Thùng xống đi mua ngoài hàng hoa quả chỉ 15.000 đồng/chiếc, quạt điện mini hết 170.000 đồng, keo dán con voi 5.000 đồng và ống nhựa hết 10.000 đồng nữa”, thành viên Duythanh viết.

Theo Duythanh, 200.000 đồng là quá rẻ với một chiếc điều hòa xịn giá 7-10 triệu đồng. Còn tiền đá thì tùy nhu cầu sử dụng điều hòa tự chế của mỗi người. “Mình đi làm tối mới về phòng trọ, mua 5.000 tiền đá bỏ vào thùng xốp là máy có thể chạy được 3 tiếng đồng hồ. Đến khi đá tan thành nước vẫn giữ được mát như quạt hơi nước”.

Anh Trần Thanh Tùng cũng cho rằng, tính đi tính lại điều hòa tự chế vẫn tiết kiệm điện hơn điều hòa xịn. Anh Tùng nhẩm tính, điều hòa có công suất 9.000 BTU một tiếng đồng hồ hết khoảng 1 số điện, còn điều hòa tự chế, chỉ mất vài nghìn tiền đá, không thì đổ nước vào cũng chẳng khác quạt phun sương. Mà quạt phun sương giờ rẻ cũng 1 triệu đồng/chiếc, tốt hơn thì 1,5-2 triệu đồng/chiếc.

Theo Bảo Hân
VietNamnet

NƠI ĐẢO XA



Nơi đảo xa - Anh Bằng

https://www.youtube.com/watch?v=UceOL...

Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dươ­ng mang tình thươ­ng quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua v­ượt qua

Lướt sóng con tầu mang tín hiệu trong đất liền
Mắt em nhìn theo con tầu đi xa mãi
Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô
Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em
Ơi ánh mắt em yêu như­ biển xanh như­ trời xanh trong nắng mới
Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai
Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui
Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi

Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng sáng ngoài đảo xa
Vẳng nghe tiếng ngân nga ru lòng ta bao lời ca quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng

Tháng năm con tầu quen sóng cả quen gió biển
Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép
Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui ra khơi
Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em
Đây súng khoác trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó
Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin yêu
Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm yêu
Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi

Đã xuất bản vào 15-03-2014
Gan lam Truong Sa - Anh Tho. Gần lắm Trường Sa - Anh Thơ
Gần Lắm Trường Sa
Sáng tác: Huỳnh Phước Long
Biểu diễn : Anh Thơ
Mỗi cánh thư về từ đảo xa
Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi
Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ
Bên đồng đội yêu thương.

Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng
Quanh ghềnh trúc san hô Trường Sa ơi
Biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương
Vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập.

Đảo quê hương anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi
Thương nhớ sao nguôi người chiến sĩ Trường Sa ơi.

Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh
Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.
*****
Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh
Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh
Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

mơ mộng

Ngẫu Hứng Sông Hồng


Đóng góp: Đng S ĐcTôi ôm con sáo bé bỏng của tôi lang thang theo cha dọc bờ sông trắng xóa
Một ngày mùa thu đưa cha qua sông
Một ngày dòng sông đầy tiếng sóng và gió
Con sáo sang sông bạt gió
Con xít thương ai lội sông lội sông tìm ai?

Chị Hai thương ai ra đứng đầu đình
Chị Hai nghèo, chị Hai buồn, chị Hai cô đơn, chị Hai khóc
Chàng Trương Chi đi đâu để lại giọt sầu cho em
Bỏ lại dòng sông đầy gió
Con sáo sang sông bạt gió
Con xít thương ai lội sông lội sông tìm ai?

Thương nhau quấn quít lá trầu cau
Yêu nhau hóa đá chờ nhau
Thương cả nhịp cầu qua sông
Thương cả mối sầu thương em
Thương cha con sáo thủy chung cùng mẹ
Thương anh con sáo đứt ruột chờ mong của mẹ
Thương con mẹ đưa qua sông đường về biên cương
Một ngày mùa thu, Hồng Hà mùa thu đầy gió
Con sáo sang sông bạt gió
Con xít thương ai lội sông lội sông tìm ai...

BIEU TUONG PHỤ NỮ SỐNG

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

SỰ DÍ DỎM CỦA MÁC

Mác ví sự liên kết giũa những người nông dân với nhau như là những củ khoai tây trong bao tải
Giai cấp công nhân tiến hành cách mạng một mình chỉ là bàn đơn ca

Nếu công nhân không liên minh được với nông dân thì bài đơn ca của họ sẽ trở thành bài điếu văn
Mác ví tôn giáo là trái tim không có trái tim; là trật tự của thế giới không có linh hồn
12:15-14/05/2014Câu chuyện giáo dục (Bài 25)
Kant và bốn câu hỏi cốt lõi
Theo Người Đô Thị
Bùi Văn Nam Sơn

Immanuel Kant (1724-1804)
Khi luồn cúi người khác thì bản thân kẻ được luồn cúi cũng chẳng ra gì, bởi cả hai đều chà đạp nhân phẩm (Kant). Nhân phẩm đòi hỏi phải có ý thức. Có ý thức mới có thể lựa chọn. Biết lựa chọn là tự do. Nhân phẩm - Ý thức - Tự do là tinh hoa của triết học Kant, cũng là linh hồn của giáo dục và sự khai minh đầu óc.
Xin hãy làm quen với Immanuel Kant (1724-1804). Tư tưởng giáo dục của ông - được môn đệ tập hợp lại từ các khóa giảng về giáo dục học mà chúng ta sẽ tìm hiểu - không thể so sánh với tư tưởng triết học của ông về bề rộng lẫn chiều sâu. Lý tưởng giáo dục hiện đại kết tinh trong ý tưởng về sự tự trị của mỗi cá nhân sẽ không thể hiểu được, nếu không được đặt vào trong toàn cảnh triết học của ông. Vì thế, ta không thể không nhắc qua hành trình tư tưởng khi giới thiệu đôi nét về cuộc đời.

CHÀNG ĐỘC THÂN "KHÓ TÍNH"?

Kant sinh năm 1724 tại Königberg, thành phố miền Đông Phổ, nay là Kaliningrad thuộc Nga. Thành phố này hầu như bị tàn phá hoàn toàn vào cuối thế chiến 2, kể cả ngôi nhà nơi Kant sinh ra. Nay chỉ còn Bảo tàng Kant trong đại học và ngôi mộ nổi tiếng của ông đàng sau giáo đường đổ nát như là di tích tưởng niệm. Những trang tiểu sử về ông thường cho ta hình ảnh về một cuộc sống học giả khá đơn điệu, buồn tẻ, thiếu vắng những biến cố cá nhân:

-  Xuất thân gia đình nghèo, nhưng may mắn được hưởng nền giáo dục chu đáo. Năm 16 tuổi, vào đại học, sau đó làm gia sư kèm trẻ. Tốt nghiệp, được làm giảng viên không lương, phải độ nhật nhờ chân phó thủ thư thư viện hoàng gia. Mãi đến năm 46 tuổi mới ổn định cuộc sống nhờ được bổ nhiệm làm giáo sư thực thụ. Từ đó, ông chỉ giảng dạy, viết sách (có lúc làm viện trưởng đại học) và mất năm 1804 với câu nói an nhiên lúc lâm chung giống như Nguyễn Du của chúng ta: "Thế là tốt!".
-  Sinh ra, ăn học, làm thầy giáo và qua đời tại thành phố quê hương, không đến nơi nào khác, dù có nhiều lời mời. Sinh hoạt trọn đời theo một "thời khóa biểu" nghiêm ngặt của đời sống độc thân: dậy thật sớm, giảng bài cũng rất sớm để có thời gian viết sách. Đúng 4 giờ chiều, đi dạo, một mình, trên cùng một con đường. Dân thành phố cứ chờ ông ra khỏi nhà đi dạo để lên dây cót đồng hồ! (Chỉ hai lần ông trễ giờ: nhận được quyển Émile của Rousseau và nghe tin Cách mạng Pháp bùng nổ).

Hình ảnh khá buồn tẻ và nghiêm nghị này thật ra chỉ đúng một nửa! Kant suốt đời không ra khỏi thành phố quê hương và từ chối ghế giáo sư ở nhiều đại học khác còn có lý do khách quan: thành phố hẻo lánh ngày nay, vào thời Kant, không chỉ là kinh đô của Đông Phổ mà còn là trung tâm văn hóa và trí thức của khu vực nói tiếng Đức, lớn hơn cả Berlin. Quan hệ của Kant với thành phố phong nhã này còn là một quan hệ "thẩm mỹ", vì ta không quên rằng, bên cạnh một triết gia của lý tính, Kant còn là triết gia về sở thích, về trí tưởng tượng và sự lịch thiệp của đô thị. Điều này thể hiện ngay trong phong cách của ông, trái với hình dung thông thường: ăn mặc sành điệu, thông thạo các môn giải trí, vui vẻ và là khách mời được yêu chuộng trong các "phòng khách văn chương" danh giá nhất.

Ông cố ý chỉ dành buổi sáng cho công việc chữ nghĩa (giảng dạy và viết sách), còn cả buổi chiều để giao du thoải mái với bạn bè: buổi ăn trưa kéo dài, dịp để thưởng thức hương vị của thức ăn và rượu ngon, đàm đạo và cập nhật thông tin trên mọi lĩnh vực. Buổi tối đọc sách văn chương và du ký. Giai thoại cho biết ông am tường đến từng chi tiết những cây cầu trên dòng sông Seine hơn cả dân Paris!
Nhưng, chính đời sống tinh thần phong phú mới thật sự làm nên tên tuổi bất hủ của Kant.

Năm 1783, ông viết: "Chính David Hume [triết gia Anh] đã đánh thức tôi khỏi giấc ngủ giáo điều". Vì Hume là nhà hoài nghi, và, hoài nghi là khởi điểm của mọi sự phê phán. Ngoài Hume, còn có J. J. Rousseau và Pierre Bayles. Sự "thức tỉnh" của Kant, dưới ảnh hưởng của ba tác giả trên, bắt đầu từ 1760 và đã chuyển sự quan tâm của ông từ lĩnh vực khoa học tự nhiên (Kant vốn là nhà thiên văn học và toán học có tiếng) sang triết học và việc phê phán năng lực nhận thức nói chung. Sự hoài nghi không tự dưng mà có, nó cũng cần một cơ hội bên ngoài, thường là nỗi thất vọng lớn hay một thảm họa. Ngày 1.11.1755, một trận động đất đã tàn phá thành phố Lissabon (Bồ đào nha), một trong những trung tâm thương mãi lớn của châu Âu thời bấy giờ. 30.000 người mất mạng. Giống như nhiều thảm họa "phi lý" về sau, trận động đất Lissabon đánh một đòn mạnh vào phong trào Khai minh và lòng tự tin của châu Âu thế kỷ 18. Người ta gọi đó là "cái chết của lòng lạc quan". Từ đó nảy sinh một cách tiếp cận khác, một "diễn ngôn" mới: từ nay cần nghiên cứu thảm họa và nguy cơ: thay vì chỉ bàn về tội lỗi và trừng phạt, nghiên cứu về địa chất và địa tầng thay vì chỉ nói về cơn đại hồng thủy thần thoại. Nói cách khác, khai minh cần đi vào chiều sâu với tư duy và tri thức khoa học vững vàng.

TINH THẦN SOCRATES

Đối thủ chính yếu của Kant là cả hai phía cực đoan: thuyết duy lý giáo điều (tưởng rằng có thể dùng lý trí để giải thích mọi việc, kể cả cái siêu nhiên, vô hình) và thuyết hoài nghi giáo điều (không còn tin tưởng vào năng lực giải thích nào hết).

Kant cho rằng mục tiêu và phương pháp của thuyết hoài nghi giáo điều không thể bẻ gãy được thuyết duy lý giáo điều! Trái lại, theo ông, vấn đề là làm thế nào để ngay trong sự hoài nghi triệt để, vẫn có thể xây dựng được tri thức vững chắc. Nghi ngờ cách lý giải giáo điều của thần học, vẫn có chỗ dành cho đức tin; nghi ngờ sự "toàn tri" của giáo hội, vẫn có thể bàn về luân lý, đạo đức. Ở phương diện này, có thể so sánh Kant với Socrates cổ đại, một sự tương đồng mang ý nghĩa giáo dục và sư phạm học sâu sắc. Thời Socrates, đã từng có những nhà biện sĩ tài ba phá đổ tất cả, và Socrates là người đã nỗ lực đi tìm tri thức có giá trị phổ quát và cả những quy phạm không kém phổ quát cho hành động đạo đức. Một tình thế mới kiểu Socrates đang đặt ra cho Kant: vừa phải phá hủy, vừa phải cứu vãn để đưa khoa học tiến bước vững chắc lên một cấp độ mới mẻ.

Kant thừa biết đây là công cuộc suy tưởng hết sức nặng nề và phức tạp. Âm thầm ôm ấp mối hoài nghi từ năm 36 tuổi (1760), mãi hai mươi năm sau (1781), ông mới giải đáp được câu hỏi đầu tiên: "Tôi có thể biết gì?" bằng kiệt tác "Phê phán lý tính thuần túy". Và rồi còn ba câu hỏi lớn khác nữa cần được lần lượt giải đáp: "Tôi phải làm gì?"; "Tôi được phép hy vọng gì?", và, sau cùng quy về câu hỏi: "Con người là gì?".

Bốn câu hỏi nổi tiếng ấy của Kant sẽ là cái giá đỡ và nguồn dưỡng chất cho tư tưởng giáo dục và phương pháp giáo dục "khai minh" đúng theo nghĩa đen của từ này.
 
(Nguồn: Người Đô Thị, Bộ mới, số 16, 15.05.2014)
9:12-22/05/2014
Uống cà phê có thể chống thoái hóa võng mạc
Thông thường chúng ta nghĩ rằng tách cà phê màu nâu đen nóng hổi sáng sáng ta uống chỉ là để giúp ta tỉnh táo, hoạt bát mà ít người biết rằng uống cà phê còn là biện pháp ngăn ngừa một số bệnh.
Tờ Tin tức Y học hôm nay (Medical News Today) vừa đưa tin về một nghiên cứu cho thấy uống cà phê có thể giảm được khả năng mắc bệnh tiểu đường loại II. Các nghiên cứu mới đây ở Mỹ và Hàn Quốc cho thấy uống cà phê còn có ích cho mắt, đó là do cà phê chứa rất nhiều chất chlorogenic acid (CGA), là chất có thể ngăn ngừa sự thoái hóa võng mạc (retinal degeneration).

Tạp chí Hóa học nông nghiệp và thực phẩm (Journal of Agricultural and Food Chemistry) số ra tháng 12/2013 đã công bố khám phá của nhóm nghiên cứu ở Đại học Cornell (Ithaca, New York). Các tác giả cho biết, hạt cà phê xanh (tức cà phê thô, chưa chế biến) bình quân chỉ chứa 1% caffeine, nhưng lại chứa tới khoảng 7-9% CGA - một loại chất kháng ô-xi hóa (antioxidant). Các chất kháng ô-xi hóa có khả năng ngăn ngừa những rối loạn và bệnh tật về mắt do tuổi tác. Các thí nghiệm tiến hành với chuột cho thấy CGA có thể ngăn ngừa sự xuất hiện hiện tượng thoái hóa võng mạc ở chuột.

Bản báo cáo đăng trong tạp chí nói trên cho biết, các nhà nghiên cứu đã dùng chất nitric oxide để điều trị chuột thí nghiệm, chất này làm cho chúng bị kích thích ô-xit hóa (oxidative stress); nitric oxide cũng chứa các gốc tự do có thể làm võng mạc bị thoái hóa. Nhưng ở nhóm chuột được điều trị bằng chất kháng ô-xi hóa CGA thì không thấy xuất hiện sự thoái hóa võng mạc.

Võng mạc (còn gọi là đáy mắt) là một lớp màng mỏng trong suốt ở phía trong thành nhãn cầu, gồm hàng triệu tế bào nhạy cảm với ánh sáng và tế bào thần kinh. Ánh sáng từ bên ngoài đi vào mắt sẽ tập trung trên võng mạc, các dây thần kinh sẽ tiếp nhận những hình ảnh này và truyền vào não; nhờ đó ta có thể nhìn thấy sự vật. Khi võng mạc bị hỏng thì mắt sẽ bị mù.

Võng mạc là loại mô cần ô-xi hơn bất cứ mô nào trong cơ thể, kể cả não; khi tế bào của nó bị thiếu ô-xi thì sẽ xuất hiện sự kích thích ô-xi hóa, dễ sinh ra chứng bong võng mạc, cuối cùng làm mất thị lực, tức bị mù. Có mấy nguyên nhân làm võng mạc bị thoái hóa:
- bệnh tăng nhãn áp (glaucoma); - tuổi già; - bệnh tiểu đường.


Tuy vậy báo cáo cho biết nhóm nghiên cứu còn chưa xác định là cơ thể con người có trực tiếp truyền chất CGA tới võng mạc hay không.

Ông Chang Lee, Giáo sư Khoa Khoa học thực phẩm ĐH Cornell, người chấp bút bản báo cáo nói trên cho biết, điều quan trọng của nghiên cứu này là ở chỗ đã phân tích những thực phẩm thiên nhiên có ích cho sức khỏe. “Cà phê là đồ uống phổ biến trên toàn cầu, chúng tôi đang tìm hiểu xem nó có những ích lợi gì cho chúng ta,” ông nói.

Trước đây từng có những nghiên cứu chứng minh cà phê có tác dụng làm chậm sự xuất hiện bệnh parkinson, u xơ tuyến tiền luyệt, bệnh tiểu đường loại hai và Alzheimer (mất trí nhớ) do tuổi già gây ra.

Nguyễn Hải Hoành tổng hợp
02:49-04/04/2014
Ăn ít sống lâu?
Có lẽ mọi người đều nghĩ rằng chỉ những ai muốn giảm béo mới cần bớt khẩu phần ăn hằng ngày. Thế nhưng khoa học ngày nay phát hiện, dường như giảm lượng calorie hấp thu thì có thể kéo dài tuổi thọ của nhiều loài sinh vật, từ loài đơn giản như nấm men (yeast) và giun cho tới các loài gặm nhấm như chuột, và có thể đối với loài người cũng vậy.
Ngay từ năm 1713, một nhà khoa học Nhật đã lần đầu đưa ra thuyết ăn ít thì có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ. Một năm sau, ông này qua đời ở tuổi 84 - ở thế kỷ XVIII như vậy là thọ lắm. Thế nhưng mãi cho đến gần đây, các nhà khoa học mới bắt đầu thấy rằng giảm lượng calorie hấp thu thì có thể kéo dài tuổi thọ con người, bởi lẽ điều đó làm thay đổi cơ cấu quần thể vi khuẩn trong đường ruột.

Có khoảng 100 tỷ vi khuẩn sống ký sinh trong đường ruột của ta, chúng có tác dụng phối hợp với nhau tiếp xúc với các chất dinh dưỡng, phân hủy thức ăn, giúp cơ thể con người dễ hấp thu dinh dưỡng.

Kết quả nghiên cứu công bố năm 2013 của một nhóm nhà khoa học Trung Quốc, đứng đầu là GS Triệu Lập Bình, ĐH Giao thông Thượng Hải, Viện sĩ Viện Khoa học Vi sinh vật Mỹ (Fellow of American Academy of Microbiology, AAM), cho thấy: giảm 1/3 lượng calorie hấp thu ở chuột thì có thể xúc tiến sự tăng trưởng loại vi khuẩn đường ruột liên quan tới việc kéo dài tuổi thọ của loài này. Nhóm nghiên cứu đã hạn chế lượng calorie cho chuột hấp thu trong thời gian sống của chúng và phát hiện thấy khi bớt khẩu phần cho chuột ăn thì số lượng vi khuẩn hữu ích tăng lên và số lượng vi khuẩn có liên quan tới giảm thọ thì giảm đi.

GS Triệu Lập Bình cho biết, giảm 30% lượng calorie hấp thu có thể thay đổi rõ rệt cơ cấu thành phần quần thể vi khuẩn đường ruột: làm tăng lượng vi khuẩn hữu ích (thí dụ khuẩn lactic acid), đồng thời làm giảm lượng vi khuẩn có thể gây bệnh. Khi đó mức độ kết hợp đường LPS (Lipopolysaccharide, là tác nhân gây ra chứng viêm) với protein sẽ bị hạ thấp. Ông giải thích: nếu biến đổi cơ cấu thành phần quần thể vi khuẩn đường ruột thành trạng thái lành mạnh hơn thì điều đó có nghĩa là lượng vật chất chế tạo ra nội độc tố (endotoxins) sẽ bị giảm bớt, vi khuẩn hữu ích tăng lên, lượng nội độc tố đi vào máu sẽ giảm đi. Hiện nay nhóm của ông đang nghiên cứu tiếp các loài vi khuẩn hữu ích.

Chứng viêm cấp thấp mãn tính bao giờ cũng gắn liền với các bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh tuổi già. Nói cách khác, việc hạ thấp lượng calorie hấp thu có ưu điểm là làm cho quần thể vi khuẩn trong ruột cân bằng hơn, nhờ đó hạ thấp tỷ lệ mắc chứng viêm.

Giảm lượng calorie hấp thu dường như cũng có lợi cho não. Các nhà khoa học ở Học viện Công nghệ Massachusetts cho biết việc đó giúp phòng ngừa sự thoái hóa não có liên quan tới các bệnh tuổi già như Alzheimer và Parkinson. Họ lấy chuột làm mô hình mô phỏng tình trạng thoái hóa não; sau khi giảm 30% lượng calorie cho chuột hấp thu, họ đã thành công trong việc làm chậm quá trình thoái hóa não, và lũ chuột này cũng không mắc các trở ngại về học tập và trí nhớ. Ngoài ra, họ còn tiêm thuốc cho chuột để kích hoạt một chất protein có tên là Sirt1; khi đó chức năng não được bảo toàn tốt hơn. Loại protein này có công hiệu như bộ truyền cảm dinh dưỡng trong tế bào của chúng ta; khi hạn chế lượng calorie hấp thu sẽ kích hoạt được chất Sirt1. Nói cách khác, chất Sirt1 có vai trò quan trọng trong việc giảm lượng calorie hấp thu để bảo vệ chức năng của não.

Một nhóm nhà khoa học ở Học viện Y khoa thuộc ĐH Washington đã nghiên cứu hoạt động của chất Sirt1 trong não, qua đó làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Họ tìm cách tạo ra một lượng quá mức chất protein Sirt1 trong não chuột, và phát hiện thấy chất Sirt1 đã kích thích hoạt động thần kinh não, làm cho cơ xương biến đổi mạnh về mặt vật lý. Chuột 20 tháng tuổi (tương đương con người ở tuổi 70) mà vẫn chạy nhảy nhanh nhẹn như chuột 5 tháng tuổi. Tuổi thọ chuột cái tăng 16%, chuột đực - 9%. Tính đổi cho loài người thì tuổi thọ của phụ nữ sẽ tăng 13-14 năm, bình quân bằng khoảng 100 tuổi, đàn ông - tăng 7 năm, bình quân thọ 85 tuổi.

Benjamin Lee, chuyên gia dinh dưỡng ở Cục Xúc tiến sức khỏe Singapore kiến nghị giảm cảm giác đói khi hạn chế lượng calorie hấp thu bằng cách không giảm lượng thực phẩm ăn vào nhưng chỉ ăn loại thực phẩm có mật độ năng lượng thấp. Ông nói, mật độ năng lượng là nhiệt lượng (lượng calorie) chứa trong một đơn vị trọng lượng thực phẩm. Nói chung những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường thì có mật độ năng lượng cao; thực phẩm chứa nhiều nước và xen-lu-lô thì có mật độ năng lượng thấp, như nước luộc rau, ngũ cốc, trái cây và rau; chưa kể chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch theo bio360.net
03:55-02/05/2014
Ngủ trưa có thể làm giảm tuổi thọ

Van Gogh - Giấc ngủ trưa, 1890
Trang mạng Daily Mail (Anh) ngày 11/4/2014 đưa tin các nhà nghiên cứu nói ngủ trưa trên một tiếng có thể làm giảm một số năm tuổi thọ của bạn.
 
Rủi ro lớn nhất do ngủ trưa hầu như liên quan tới các bệnh về phổi, như viêm phế quản, sưng phổi và viêm phổi (bronchitis, emphysema and pneumonia).

Xác suất chết do các bệnh về đường hô hấp ở người lớn ngày nào cũng ngủ trưa cao gấp 2,5 lần những người không ngủ trưa. Các nhà nghiên cứu nói điều đó có thể do ngủ trưa sẽ dẫn đến chứng viêm.

Nhưng Tạp chí Bệnh học truyền nhiễm (Journal of Epidemiology, Mỹ) - tờ báo đăng khám phá trên, còn gợi ý: ngủ trưa có thể là tín hiệu chứng tỏ người đó đã mắc bệnh về phổi.

Các chuyên gia ở Đại học Cambridge đã theo dõi tình hình sức khỏe của hơn 16 nghìn đàn ông và đàn bà Anh trong 13 năm nay, những người này cuối thập niên 1990 đã tình nguyện đăng ký tham gia chương trình điều tra hiệu quả của ăn kiêng và lối sống (trong đó có thói quen ngủ của họ) đối với bệnh ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi và ghi chép các ca chết trong số người đó - khoảng hơn 3.000 ca, và phân tích nguyên nhân chết. Họ phát hiện thấy rủi ro chết của những người ngủ trưa dưới một tiếng đồng hồ đã tăng lên khoảng 14%, nhưng ở những người ngủ trưa hơn một tiếng đồng hồ thì rủi ro chết tăng 32%.

Khi xem xét nguyên nhân chết, họ phát hiện nếu ngủ trưa quá một tiếng đồng hồ thì các ca chết do mắc bệnh đường hô hấp nhiều hơn gấp đôi.

Báo cáo viết: “Điều này có lẽ đúng: ngủ trưa có thể là dấu hiệu sớm về sự mất điều chỉnh của hệ thống cơ thể và báo trước trong tương lai sức khỏe bạn sẽ có vấn đề.”

Giáo sư Jim Horne ở Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học Loughborough (Anh) cho rằng ngủ trưa ngắn vẫn có lợi cho sức khỏe. Ông nói: “Các khám phá cho thấy hầu hết (khoảng 85%) những người ngủ trưa dưới một tiếng đồng hồ thì rủi ro chết không cao hơn người không ngủ trưa.”

Năm ngoái, một nghiên cứu ở Trung Quốc — nơi có nhiều người ngủ trưa, — cho thấy ngủ trưa hơn 30 phút làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường loại II.

Nguyễn Hải Hoành dịch theo nguồn:

- http://www.dailymail.co.uk/news/article-2602913/Why-taking-afternoon-nap-raises-risk-EARLY-DEATH-third.html  Why taking an afternoon nap 'raises risk of an EARLY DEATH by a third'

- http://science.cankaoxiaoxi.com/2014/0414/374877.shtml 

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Hoa Bồ Công Anh





Hoa Bồ Công Anh 

Hoa dại mọc nhiều nơi đăc biệt trên các bải cỏ trên đồi hoặc khuôn viên các biệt thự.Nhiều nhà thơ ví: Bồ công anh vàng như gót chân của nắng! Loài hoa kỳ lạ lắm, chỉ nở đúng buổi sáng, chiều là tàn và thay bằng vườn hoa trắng!
Cây bồ công anh loại Taraxacum officinale có nguồn gốc từ đại lục Á-Âu, và ngày nay được trồng khắp Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), Bắc Mỹ, Nam Phi, Nam Mỹ, New Zealand, Australia, và Ấn Độ. Cây ưa sáng, khí hậu ẩm mát.
Ở Việt Nam, cây Bồ công anh (Taraxacum officinale) chỉ sống được ở vùng có khí hậu lạnh như ở Đà Lạt và Sa Pa. Cây mọc tương đối tập trung thường có nhiệt độ trung bình dưới 20 độC, lượng mưa từ 1500 đến 2800 mm trong 1 năm. Cây mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vườn, các bãi trống ven đường đi, trên nương rẫy hoặc chân đá vôi. Cây mọc từ hạt xuất hiện rải rác từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hè. Mùa hoa quả cũng rải rác trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Sau khi ra hoa quả, cây tàn lụi. Hạt có túm lông nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Vòng đời cây thường kéo dài 3-5 tháng.
SỰ TÍCH:Trên một cánh đồng nọ, có một loài cây có những bông hoa vàng rực, những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh của con sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử. Răng Sư Tử nằm đủng đỉnh bên trên đồng cỏ dại, trong trái tim chàng ôm ấp những cánh hoa vàng như màu nắng. Người chàng yêu chính là đoá hoa nở rộ từ chính trong vòng tay ấm áp của chàng. Những chiếc lá gai góc của Răng Sư Tử ôm vòng lấy những đoá hoa, chở che và đầy khao khát.
Mùa hạ đến, những bông hoa trút bỏ những chiếc trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo ruộm nắng được thay bằng một cái áo choàng bông nhẹ, trắng muốt và mịn như những chiếc lông ngỗng. Bông hoa từ trong vòng tay chàng trai vươn cao lên đầy kiêu hãnh. Răng Sư Tử vẫn say mê ngắm nhìn và thầm ngợi khen vẻ đẹp ấy của nàng. Người con gái của chàng đã biến thành bông Bồ Công Anh với chiếc áo choàng trắng xốp. Tình yêu cứ thế lớn lên...
Bỗng một ngày, từ một miền xa xôi nào đó, thổi đến một người con trai có cái tên là Gió. Gió ồn ào, mạnh mẽ, cuồng nhiệt và sôi nổi. Gió lướt đi trong vũ khúc quay cuồng. Gió cầm trên tay cây sáo trúc, thổi những bài ca đẹp về cánh đồng, và về những miền đất mà chàng đã đi qua. Gió kiêu hãnh, Gió lạnh lùng, và Gió cũng vô tâm. Gió lướt đi ngang qua trên cánh đồng, khiến biết bao loài cây phải hướng mắt theo. Bên trên cái thế giới nhỏ bé ấy, chàng là người được yêu mến và ngưỡng mộ.
Bồ Công Anh không phải là ngoại lệ. Gió ập tới khiến nàng choáng ngợp, choáng ngợp trước vẻ phong lưu và bất cần. Khi cơn Gió lướt qua trên cánh đồng, nàng vươn mình theo hướng gió, đón Gió về lại bên nàng. Nàng muốn được những ngọn gió mát rượi ôm ấp vào lòng, vuốt lên từng sợi bông của chiếc áo choàng trắng xốp. Nàng yêu Gió, trong sáng và trọn vẹn.
Nhưng Gió sinh ra không phải để dừng chân. Chàng là đứa con của Ngao Du và Mạo Hiểm. Cánh đồng cỏ bình yên không phải là chỗ trú ngụ đời đời. Gió lại ào ạt thổi qua. Bồ Công Anh cố níu giữ, cố nắm bắt Gió bằng thân hình mảnh dẻ của mình, nàng vươn mình ra. Nhưng vô ích. Gió vẫn cứ thổi lạnh lùng.
Răng Sư Tử nhói lên trong lòng. Trái tim chàng như bị chính những chiếc răng cưa cào xé. Chàng che chở cho người con gái chàng yêu, để rồi mất nàng trong giây lát. Răng Sư Tử tuyệt vọng giơ những cánh tay xanh biếc ra, giữ chặt lại Bồ Công Anh trắng muốt. Nhưng cánh tay chàng chơi vơi trong Gió. Những cánh hoa Bồ Công Anh xinh đẹp và mềm mại đã tự tách khỏi nhuỵ hoa, để bay cùng chiều với Gió mất rồi.
Và ngày ngày, những người nông dân đi trên cánh đồng vẫn nghe tiếng Răng Sư Tử thì thầm cùng với chàng Gió từ miền xa thổi đến, hỏi những cánh Bồ Công Anh đã được Gió mang tới nơi đâu... "Ở nơi đó, cô ấy sống thế nào?". Gió im lặng, Gió không thể mang Bồ Công Anh đi mãi. Cô gái ấy rơi xuống trên những cuộc hành trình, vùi mình vào trong đất, để rồi lại hồi sinh thành những đứa con và đặt tên chúng là Răng Sư Tử...
Cây có Hoa, nhưng không giữ được Hoa. Hoa chỉ luôn vươn mình theo Gió. Gió lại khó nắm bắt, lại chỉ biết yêu những cuộc hành trình. Và khi cơn Gió qua rồi, Hoa mới biết: cội nguồn của mình là nhựa chảy trong máu của cây...
ST




































Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Về Quê  | Phó Đức Phương


Theo em anh thì về
Theo em anh thì về thăm miền quê
Nơi có một triền đê có hàng tre ru khi chiều về
Ơi quê ta bánh ta bánh đúc
Nơi thỏa thơm đồng xanh trái ngọt
Nơi tuổi thơ ta trài qua đẹp như giấc mơ
Ơi quê ta dầu sương dãi nắng
Phiên chợ nghèo lều mái tranh xiên
Kìa dáng ai như dáng mẹ dáng chị tôi

Đưa nhau ta thì về
Đưa nhau ta thì về nơi mẹ đưa nôi
Nơi sáo diều chơi vơi
Với dòng sông bên lở bên bồi
Bao nhiêu năm theo dòng đời đua chen
Phiêu bạt chốn phồn hoa cát bụi
Đôi khi cánh cò xưa lạc vào giấc tôi mơ
Nước qua cầu thời gian trôi mau
Nơi bền lâu là nơi lắng sâu
Thiếu quê hương ta như về ta về đâu ?

Ơi quê hương ta bánh đa đúc
Một chiều bưng bát cơm quê
Rưng rưng ta hát giọng quê dãi dầm ...

Đà Nẵng: Khánh thành đường vành đai nghìn tỉ

Diễn đàn Doanh nghiệp - 19/05/2014 15:29

(DĐDN) - Sáng 19/5, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ khánh thành đường vành đai phía Nam TP Đà Nẵng - dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên của Đà Nẵng

Với tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng lấy từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới ( WB ) và vốn đối ứng của TP Đà Nẵng, công trình được khởi công vào tháng 6/2012 gồm 2 gói thầu chính: Gói thầu C57 - Xây dựng cầu Hòa Phước và cầu Cổ Cò do TCT XDCTGT 4 (Cienco 4) thi công. Gói thầu C58 – Xây dựng tuyến phần đường do Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng công trình 545 và Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sản xuất – Xây dựng Đông Mê Kông đảm nhận.

Điểm đầu của công trình giao với tuyến QL1A (thuộc địa phận xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang), điểm cuối tiếp giáp với đường An Nông (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Tổng chiều dài toàn tuyến gần 7km (nếu kể cả đường An Nông hiện trạng thì tổng chiều dài là 7,28km).

Trong đó, đoạn từ QL 1A đến đường Trần Đại Nghĩa dài 4,96km, rộng 34m. Đoạn từ đường Trần Đại Nghĩa đến cầu Cổ Cò dài 1,3km, rộng 34m. Đoạn qua cầu Cổ Cò đến giáp đường An Nông dài 0,53km, rộng 30m. Trên tuyến có 2 cầu Hòa Phước và Cổ Cò. Cầu Hòa Phước có chiều dài 443m, mặt cắt ngang rộng 28m. Cầu Cổ Cò dài 90m, mặt cắt ngang rộng 19m.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng biểu dương lãnh đạo TP Đà Nẵng đã kêu gọi các nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng ưu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển Đà Nẵng về phía Đông Nam. Công trình đường vành đai hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thủ phủ miền Trung khớp nối liên hoàn. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị Đà Nẵng phối hợp hơn nữa với Bộ trong các dự án quan trọng tiếp theo như cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, La Sơn- Túy Loan... nhằm đảm bảo việc triển khai thi công đúng tiến độ.

Minh Nguyên

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

         Phạm Tiến Duật: Người mang chân dung một thời đại

(Dân trí) - Thời đại tôi muốn nói ở đây là thời đại xây dựng CNXH và chống Mỹ, cứu nước; đấu tranh thống nhất Tổ quốc từ năm 1954 đến năm 1975.


Gọi tắt, đó là thời chống Mỹ; một thời đại gian khổ, thiếu thốn mọi bề, đầu rơi máu chảy khôn xiết nhưng cũng là thời đại hào sảng nhất trong lịch sử dân tộc, thăng hoa mọi giá trị con người.
Tôi không đồng tình cách gọi thời đó là “thời bao cấp’. Cách gọi ấy chỉ xét một tính chất về điều hành kinh tế và mang nghĩa xấu. Ngay cả trong điều hành kinh tế; trong lưu thông phân phối, thời đó làm như vậy do điều kiện lịch sử và cũng kỳ tài.
Yêu cầu của thời đại đó là gì?
Yêu cầu của thời đại đó là gì?
Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN, con người mới có tinh thần yêu nước nồng nàn, có tri thức cao, có tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Muốn giải phóng dân tộc, phải lớp cha trước, lớp con sau ra trận, tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi.
Mọi thước đo giá trị, đều dựa trên yêu cầu tối cao ấy của thời đại. Cuộc chiến đấu ấy của dân tộc ta mang ý nghĩa nhân đạo và nhân loại cao cả.
Phạm Tiến Duật (1941-2007) được coi là thế hệ sinh ra cùng Cách mạng Tháng Tám, có tuổi thơ trong kháng chiến chống Pháp; sống và cống hiến vẻ vang trong thời đại chống Mỹ.
Ông là trí thức XHCN, người chiến sĩ và nhà thơ lớn.
 
Nhà thơ Phạm Tiến Duật thời trẻ
Nhà thơ Phạm Tiến Duật thời trẻ
 
Hình ảnh nhà thơ lúc về già
Hình ảnh nhà thơ lúc về già
Ngày ấy việc nỗ lực học tập, lựa chọn nghề nghiệp không phải chủ yếu là một sinh kế; mà chủ yếu là khao khát hiểu biết, khao khát dùng kiến thức ấy để cống hiến. Vào ĐHSP Hà Nội, Phạm Tiến Duật mong trở thành một người thầy, đem sức mình đóng góp cho sự nghiệp trồng người, xây dựng những con người mới XHCN. Ở trường, ông không chỉ học văn mà còn tranh thủ học hội họa, học nhạc và cả học múa để có một kiến thức toàn diện. Triết học cũng là một đam mê. Ham học, bắt buộc mình tự học là một tính cách được giữ đến trọn đời.
Năm 1964, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng ngăn chặn sức mạnh hậu phương, bằng sức mạnh không quân đẩy Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Ngày nay, có những kẻ không qua một ngày bom đạn, muốn xét lại chiến tranh, xét lại cha ông; không những phi khoa học, còn thể hiện sự bạc bẽo, vô ơn.
Tốt nghiệp đại học năm 1965, Phạm Tiến Duật nhập ngũ. Lúc này, đất nước rất cần người cầm súng. Đó là lớp sinh viên đầu tiên vào bộ đội. Và rất giản dị, rất bình đẳng, anh sinh viên cũng như người nông dân khoác áo lính, đều là binh nhì. Thoạt đầu, Phạm Tiến Duật là pháo thủ cao xạ pháo; sau đó là chiến sĩ lái xe thuộc Đoàn 559.
Chiến tranh không có lựa chọn. Chỉ điều động. Con người chỉ có một lựa chọn: Lựa chọn vì đất nước và sống như thế nào trong hoàn cảnh được đưa tới.
Yêu cầu của thời đại đó là gì?
Ở thời đại ấy- thời đại cả nước lên đường đi đánh giặc. Như Phạm Tiến Duật từng viết "Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây".
Phạm Tiến Duật, như nhiều thanh niên trong thời đại ấy đã lựa chọn cho mình con đường cầm súng. Rất tin tưởng ở thắng lợi, nhưng đó là một ngày nào. Còn điều chắc hơn ai cũng biết đi chiến trường là chết. Một anh sinh viên văn khoa càng biết rõ ràng hơn: Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu/ Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Sự lựa chọn này vừa là truyền thống “xả thân thủ nghĩa”, “quốc gia hưng vong, sất phu hữu trách”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; vừa mang tinh thần, ý chí thời đại mà sau này Lê Mã Lương phát biểu: “Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến đánh quân thù”.
Quả vậy, quãng đời ở Trường Sơn là quãng đời đẹp nhất của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Chỉ khi ở đây, ông mới thấu hiểu và ghi nhận được vẻ đẹp và sức mạnh của thời đại mình qua hình ảnh rất cụ thể của người chiến sĩ lái xe, cô TNXP, người tư lệnh, người mẹ Pa Cô, Vân Kiều… Trong chiến tranh chống Mỹ, Trường Sơn là tựu trung của mọi tựu trung. Cái gì ở nơi khác có, Trường Sơn cũng có. Cái gì nơi khác không có, Trường Sơn cũng có. Trường Sơn đã cho Phạm Tiến Duật một kho báu. Ngược lại Phạm Tiến Duật đã làm sáng lên Đường Trường Sơn. Mỗi chiến sĩ Trường Sơn, rộng hơn, cả dân tộc thời ấy đều soi thấy mình trong câu thơ của ông.
Bài Tiếng bom ở Seng Phan có đoạn :
Tôi đứng giữa Seng Phan
Cao hơn tiếng bom là khe đá tiếng đàn
Tiếng mìn công binh phá đá
Tiếng điếu cày rít lên thong thả
Thế đấy giữa chiến trường
Nghe tiếng bom rất nhỏ.
Đây là tâm lý, là thế đứng của Việt Nam những ngày đánh Mỹ. Khi cả thế giới lo sợ, lương tri bị thách thức trước sức mạnh quân sự, sự bạo tàn của đế quốc Mỹ thì sự bình thản Việt Nam, tự tin Việt Nam đã làm nên sự cứu rỗi cho cả nhân loại. Nhân nói về sự bình thản, tôi nhớ người Khu Bốn tuyến lửa hồi ấy hay nói: “Việc hắn hắn mần, việc ta ta mần”! Cái câu ấy nói giản dị ấy mà chứa dựng bên trong biết bao sức mạnh, cái sức mạnh không thể gì chi phối, chứ đừng nói đè bẹp, lung lay. “Tiếng hát át tiếng bom” cũng ra đời ở vùng đất ấy, thời kỳ ấy. Thế đấy giữa chiến trường, Nghe tiếng bom rất nhỏ, là một hiện thực của âm thanh, của lòng người mang ý nghĩa triết lý của một thời đại.
Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô Thanh niên xung phong, Nhớ là chùm bài được Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970 của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ông là thế hệ đầu, là nhà thơ độc đáo, xuất sắc nhất trong thơ chống Mỹ. GS Lê Đình Kỵ từng nhận xét: Thơ chống Mỹ có hai trường phái nổi bật: “Trường phái Chế Lan Viên là trường phái tìm cái đẹp từ bên trong ngưng đọng của lý trí; trường phái Phạm Tiến Duật tìm cái đẹp từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống”. 
Phạm Tiến Duật viết: “Lê Đình Kỵ đã gọi đúng về tôi. Nếu không có cuộc sống với những con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ”. Qua đây, ta thấy tính xác thực, hơn thế là tính hiện thực trong thơ Phạm Tiến Duật. Ông là “họa sĩ” của Đường Trường Sơn; là thư ký trung thành chép sử thời đại. Giá trị sử liệu trong thơ Phạm Tiến Duật rất lớn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết về chính anh và tiểu đội của anh chân thực đến từng chi tiết: Không có kính, không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…/ Không có kính, ừ thì có bụi/ Bụi phun tóc trắng như người già/ Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
“Gửi em, cô Thanh niên xung phong” viết ở Hà Tĩnh năm 1968:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa, ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.
Cô gái tinh nghịch, ở Thạch Kim nói là Thạch Nhọn, đêm về hay nói mớ ấy có nguyên mẫu, đó là O Nhị, đã có mặt tại Hà Nội năm 2007 lúc tác giả lâm trọng bệnh.
Nhưng nói thơ Phạm Tiến Duật giàu tư liệu cuộc sống chỉ mới đúng một nửa. Nói cho chính xác, thơ Phạm Tiến Duật là kết tinh vẻ đẹp của thực tế cuộc sống, sự hàm súc và đột khởi của trí tuệ và sự chân thành, lắng sâu của tình cảm. Không nhiều nhà thơ gồm đủ ba điều ấy.
Phải là người lính đầy tự tin, dũng mãnh và phải là lớp trí thức mới viết được câu thơ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Cảm nhận của ông trong “Lửa đèn” đầy những thị giác, thính giác, nhưng cảm nhận ấy còn được dẫn dắt bởi trí tuệ, nâng câu thơ lên tầm triết lý: Mạch đất ta dồi dào sức sống/ Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương; Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích/ Kéo pháo lên trận địa đồng cao; Nơi tắt lửa là nơi dài tiếng hát/ Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường… 
Phạm Tiến Duật còn là người đưa cái bề bộn của cuộc sống thành những chất liệu thơ, đem sự chính xác của báo chí vào thơ: Từ trên trời bảy trăm mét/ Nhìn thấy lửa que diêm sáng mặt người/ Một nghìn mét từ trên trời/ Thấy ánh lửa đèn hàn chớp lóe. Tác giả kể, kiến thức ấy là hoàn toàn chính xác, vì tác giả đã đọc và ghi vào sổ bài báo thông tin khoa học quân sự trên báo Nhân Dân Ánh sáng mặt đất và độ cao phòng không. Hiệu quả nghệ thuật đạt được chính là, từ sự chính xác này, người đọc sẽ tin được sự chính xác của những kết luận mà nhà thơ đi tới sau đó. 
Những từ mà nhân dân, bộ đội ta hay dùng, Phạm Tiến Duật cũng đem vào thơ rất ngọt. Hơn thế, anh không ngại bộc lộ con người tự nhiên của mình khi nằm nghiêng, nằm ngửa ngắm trăng hay tranh thủ liếc nhìn các cô TNXP Tranh thủ có ánh sáng đèn dù/ Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt/ Mọi người cũng tò mò nhìn anh/ Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối. Điều này các nhà thơ sách vở, các nhà thơ cổ điển không làm được. 
Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Các nhà thơ Đổi mới đem mọi từ vào thơ nhưng không làm nên chất thơ. Đó là gì? Đó là cái riêng của Phạm Tiến Duật, cái vẻ đẹp tự nhiên – có thể nói được biểu hiện mọi lúc, mọi nơi của cuộc sống thời chống Mỹ. Tất cả đều được soi sáng, bảo đảm bằng vẻ đẹp lý tưởng. Anh lái xe trằn trọc trong mọi tư thế trên cánh võng, có thể nghĩ đến nhiều điều nhưng nhớ nhất vẫn là với những chuyến hàng lên phía trước, nên Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. Những cô gái TNXP tinh nghịch càng làm tăng thêm vẻ đẹp của lứa tuổi và ý thức về sứ mệnh của họ: Bụi mù trời mùa hanh/ Nước trắng khe mùa lũ/ Đêm rộng đêm dài là đêm không ngủ/ Em vẫn đi, đường vẫn liền đường. 
Đọc thơ Phạm Tiến Duật, lúc nào tôi cũng xao xuyến cảm động vì tình yêu thương con người của anh. Đó là thứ tình cảm bên trong, là cái sâu xa của tình đồng đội chứ không phải từ ngoài nhìn vào, từ trên nhìn xuống. Có khi ông nhờ hình ảnh Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm, Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều; có khi không nén được phải thốt lên nhiều lần Thương em, thương em, thương em biết mấy. Đi bộ đội, đi đánh giặc mà cứ lãng mạn, cứ thương hết cô gái này đến cô gái khác. Đây là “cô bộ đội ấy đã đi xa” Nhớ nhau, nhớ nhau những buổi mưa dầm/ Căn nhà dột tóc em ướt hết/ Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết/ Cứ hát tràn những câu hát bâng quơ. Nhưng không có tình thương ấy, không vì những cô gái ấy thì người ta đã không đi đánh giặc. Giặc thua ta là thua ở cái ý thức ấy, ở cái tình thương ấy. 
Tôi cho Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là bài thơ hay nhất của Phạm Tiến Duật và hay nhất của thơ chống Mỹ. Nó miêu tả chân thực khung cảnh chiến trường, không khí thời đại, tình đồng đội và cả điều sâu xa hơn thế. Nổi bật là cái ríu rít, quấn quýt của tình yêu. Đường ra trận bằng tình yêu, trong tình yêu không thể không là con đường chiến thắng! Mọi gian khổ, hiểm nguy sao mà nhẹ nhõm đến dường kia! Các nhân vật trong thơ, cái con người kỳ lạ thời đó không bao giờ nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ đến sự sống. Suy rộng ra, một dân tộc như thế không thể gì đè bẹp.
Với bộ đội Trường Sơn, bài thơ khi được phổ nhạc đã thành bài hát truyền thống.
Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
"Không có kính, không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…"
Tôi muốn nói thêm đôi điều. Ngày ấy người ta cần thơ như cần ăn, cần không khí để hít thở. Cả xã hội, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm đến văn nghệ sĩ. Từ miền bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện cho Tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh 559, phải chăm lo tốt cho Phạm Tiến Duật. Vì thế, là thượng sĩ nhưng anh được hưởng tiêu chuẩn như một thượng tá, có phòng riêng, có điện để ngồi sáng tác. Từ chiến trường ra, ông được rất nhiều Ủy viên Bộ Chính trị mời cơm. Riêng Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn nói chuyện lâu với anh về nghề nghiệp. Ông nói: Văn nghệ không chỉ vì cái trước mắt. Còn phải nhìn xa hơn, con người hơn. Không chỉ là cuộc chiến đấu này, sư đoàn này, thời khắc lịch sử này mà là cả nhân quần, cả mai sau.
Thế đó, văn nghệ thời ấy đâu có cứng nhắc, đâu chỉ biết minh họa!
Phạm Tiến Duật là người rất thương mến, chăm chút và không có khoảng cách trong giao tiếp với thế hệ trẻ, mặc dù ông với họ cách biệt đẳng cấp giữa một nhà thơ lớn và những cây bút mới vào nghề. Nếu trước đây, trong Hội Nhà văn Việt Nam có Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận… là những người làm công tác đối ngoại rất giỏi bởi uy tín cá nhân, bởi tài hùng biện; thì sau này, đảm đương công việc ấy không ai bằng Phạm Tiến Duật và Hữu Thỉnh.
Và con người nghệ sĩ bậc nhất ấy thường rất đúng hẹn về bài vở đối với các báo. Ông có tình cảm đặc biệt đối với tạp chí VNQĐ và báo Nhân Dân, coi đó là ngôi nhà của mình. Một tình cảm và cũng là một lập trường.
Vào năm 2003, ông tặng tôi tập sách “Vừa làm vừa nghĩ” do NXB Văn học ấn hành. Ở đó, ông bàn nhiều về thơ và nhiều ý kiến vô cúng xác đáng. Ông khẳng định sự thật thà, chân thành chính là cái gốc, cái bí mật của văn chương. 
Trong công cuộc đổi mới thơ “chộn rộn”, ai cũng muốn riêng, muốn khác lạ; ông viết: “Thơ chỉ biết đến thơ mà không biết đến đời thì thơ thua xa một cái máy vi tính” (Vừa làm vừa nghĩ, tr. 59). Gần như có xu hướng phủ định vàn trong thơ, cho thơ không vần mới là hiện đại. 
Ông nhẹ nhàng nhắc nhở: “Dù số người làm thơ không vàn ngày một đông lên nhưng không vì thế mà vần điệu ở ta và ở Tây nữa mất đi. Vần là một hiện tượng ngôn ngữ kỳ diệu. Vần là quầng sáng chói lọi của tiếng nói. Trong sự trôi, chảy đi, cuốn đi của dòng âm thanh , vần đọng lại trong trí nhớ con người một cách mạnh mẽ. Sở dĩ có điều ấy là vì vần tồn tại trong điệu như những dấu mốc dẫn lối chỉ đường cho sự trôi chảy của dòng âm thanh” (SĐD, tr.65). 
Ông lại viết về sự “phá cách” như sau: “Bây giờ nhiều nhà thơ trẻ, nhân danh cải cách, nhân danh hội nhập mà tiếng Tây thì trọ trẹ, tiếng ta thì chẳng cần quan tâm. Mầy mò lại cái cũ mà làm gì, người ta đang tìm cái mới, cái lạ còn chưa xong lại còn sinh sự! Cái cũ phải phá. Vâng, đúng. Nhưng muốn chặt một cái cây mà chẳng biết rễ cay ấy thế nào, tán cây ấy thế nào thì có cơ cái cây đổ sẽ rơi xuống đầu người chặt (SĐD, tr. 215).
Đầu năm 2007, tôi có bài thơ “Tân niên thán lão” (Năm mới than già) viết theo thể thất ngôn bát cú được ông khen. “Anh Duật đãi chú một chầu bia và muốn bàn cùng chú đôi điều về thơ”, ông gọi điện bảo. Ông luôn là bậc thầy, người anh của chúng tôi. Cuối năm đó anh đi. Mới đó mà đã gần mười năm. “Thời gian đi như một vệt sao dài”, trong vệt sao ấy, hình ông càng ngày càng lớn dần trong nỗi nhớ người thân, trong lịch sử văn học. Tiếc Từ điển văn học của ta viết nhiều chuyện xa xôi mà chưa có tên ông.
Lại nhớ câu thơ của ông Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa/ Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa…
 
Hà Nội, 29-4-2014
Nguyễn Sĩ Đạ