Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Đi khắp Việt Nam thưởng thức các loại bánh mì ngon tuyệt

Nhiều người nước ngoài không coi bánh mì kẹp kiểu Việt là một thành viên trong họ bánh mì, mà sẽ gọi bằng cái tên Việt “banh-mee” để lột tả được hết sự độc đáo của nó.
Sài Gòn
Từ lâu, Sài Gòn đã được xem là nơi sinh ra món bánh mì kẹp thịt kiểu Việt nổi tiếng, khi những năm 60 và 70 của thế kỉ trước, số lượng đông đảo người Pháp tại đây đã giới thiệu và phổ biến công thức bánh Baguette của họ. Người Việt đã cải biên Baguette cho bớt đặc ruột và có lớp vỏ giòn hơn, chiều dài vừa ăn. Kết hợp cùng các nguyên liệu thịt và rau xanh hợp lý, ổ bánh mì Sài Gòn đã trở thành món ăn bình dân quen thuộc trên mọi miền đất nước. Quả thực, không có nơi đâu bánh mì kẹp lại đa dạng về chủng loại và độc đáo về công thức như ở “quê mẹ” Sài Gòn.
bánh mì, quà vặt
Đứng dầu danh sách này sẽ luôn là bánh mì kẹp thịt truyền thống gồm pate, bơ dầu, jambon, chả lụa, đồ chua, dưa leo và rau thơm. Điểm cuốn hút đặc biệt của món bánh này đến từ những nguyên liệu được “Việt hóa” rất nhẹ nhàng và hợp khẩu vị người dân. Thay vì dùng bơ động vật béo ngậy, bánh mì kẹp thịt sử dụng bơ dầu từ hạt thực vật. Thêm vào đó, phần đồ chua man mát giòn giòn sẽ tạo độ cân bằng hoàn hảo với phần nhân thịt mỡ màng.
bánh mì, quà vặt
Với ngôi sao chính là ổ bánh mì đặc biệt – vỏ ngoài giòn rụm nhưng bên trong xốp mềm – người Sài Gòn đã biến tấu thành đủ loại bánh kẹp thơm ngon. Bánh mì bì là một món ăn sáng bình dân nhưng đủ sức chinh phục mọi người con Sài Gòn. Bì heo tuy không đắt tiền như thịt nhưng vẫn đầy hương vị nhờ nước mắm, thính, hành tỏi hòa quyện, đi cùng phần nước tương hoặc nước sốt đặc biệt của riêng từng hiệu bánh. Món này cũng nhẹ bụng hơn hẳn bánh mì thịt, là lựa chọn tuyệt vời để cứu đói giữa những buổi học hay làm việc.
bánh mì, quà vặt
Nếu các hiệu cơm tấm thường tận dụng luôn bì để kẹp bánh, thì hầu hết các cửa hàng ăn uống cũng tận dụng nguyên liệu có sẵn để làm nhân bánh mì kẹp. Và từ đó, Sài Gòn tiếp tục cho ra đời biết bao công thức bánh mì hấp dẫn. Món bánh mì xíu mại kết hợp giữa nhân thịt mọng nước và vỏ giòn rụm, bánh mì heo quay giòn tan sần sật từ trong ra ngoài, hay bánh mì phá lấu thơm nức mũi mới ngửi đã thèm là những ví dụ điển hình của sự đa dạng này.
bánh mì, quà vặt
Đà Lạt
Bánh mì xíu mại thì nhiều nơi cũng có nhưng có lẽ, bánh mì xíu mại ở Đà Lạt vẫn mang cho mình những đặc trưng riêng khiến người ăn phải nhớ.
bánh mì, quà vặt
Mỗi phần xíu mại được bày trong chén nhỏ sâu lòng, đầy nước súp, bên trong có các viên xíu mại, chả que, da heo, và hành lá rắc đầy bên trên. Thưởng thức một lần cái vị ngọt xương, với cái cay nồng của ớt trong nước dùng kết hợp bánh mì mới ra lò trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt quả là thích thú.
Nha Trang
Khi đi đến xứ biển, món bánh mì “thành phố” có chút biến đổi và mang những màu sắc địa phương rất riêng. Bánh mì Nha Trang nổi tiếng với công thức không một chút bơ nào, vỏ giòn và rỗng ruột còn hơn bánh mì Sài Gòn phiên bản gốc. Không có mùi bơ, không gây ngán, bánh mì Nha Trang siêu giòn chỉ ăn không hay chấm sữa đặc cũng đã tuyệt ngon. Loại bánh này cũng kết hợp rất linh hoạt với đủ loại nhân kẹp lẫn đồ chấm.
bánh mì, quà vặt
Nổi tiếng nhất phải kể đến bánh mì chả cá đúng chất món ăn miền biển: chả cá làm từ nạc basa hay cá thu với chút gia vị, thái sợi vừa rồi chiên ngập dầu cho vàng rụm và thơm lừng, kẹp với bánh mì và rau dưa. Tương ớt cùng ớt tươi cùng được kết hợp nhằm làm tăng hương vị nồng ấm, đồng thời cũng át cái tanh của cá và làm dậy mùi thơm vô cùng. Món bánh mì chả cá không chỉ phổ biến ở Nha Trang nói riêng mà còn ở các vùng biển nói chung, trong đó điển hình là Vũng Tàu.
bánh mì, quà vặt
Vì có độ giòn và mỏng, bánh mì Nha Trang cũng rất được ưa chuộng để chấm với các món nước như ragu bò, bò kho hay bao tử nấu tiêu. Kết cấu giòn tan của bánh với một chút ẩm mịn từ nước chấm tạo ra sự kết hợp hoàn hảo cho vị giác. Bản thân bánh không bơ, không ngán, nên “năng suất tiêu thụ” món bánh này trong bữa ăn cũng đương nhiên tốt hơn bình thường.
bánh mì, quà vặt
Hội An
Nhắc đến Hội An, người ta thường nghĩ tới bánh mì Phượng. Dường như địa chỉ này đã trở nên quá phổ biến khi hàng loạt những người nổi tiếng thế giới đã tới đây ăn và không ngớt lời ca ngợi. Trong số đó có thể kể đến như: Anthony Bourdain, Gordon Ramsay...
bánh mì, quà vặt
So với bánh mì ở những nơi khác, điểm đặc biệt của bánh mì Phượng có thể là 3 thứ: vỏ bánh mì, nước sốt và rau đi kèm. Tất cả kết hợp với nhau rất hài hòa và hợp lý. Nếu để ý kĩ, bạn sẽ nhận thấy rằng, vỏ bánh mì ở đây luôn giòn và cứng hơn so với bánh ở Hà Nội hay Sài Gòn. Đây cũng là điều cần thiết để bánh không bị nhũn nát khi rưới 3 loại nước sốt đặc biệt của quán. Bên cạnh đó, người ta còn ấn tượng với bánh mì Phượng là bởi bánh có rất nhiều rau ăn kèm: nào hành, nào mùi, nào húng... và còn cả một loại rau thơm rất đặc trưng của Hội An nữa.
Hà Nội
Điều kiện khí hậu 4 mùa rõ rệt ở thủ đô lại cho phép bánh mì kẹp biến hóa đa dạng theo thời tiết. Nổi bật nhất ở Hà Nội phải kể đến các món bánh mì nóng giòn, dành riêng cho những ngày giá rét. Các đặc sản ấm nóng mùa đông như nem nướng, khoai nướng, nem chua rán,… đều được người dân Hà Nội tận dụng để tạo ra các công thức bánh mì “không đụng hàng”.
bánh mì, quà vặt
Giới trẻ Hà Thành – vốn nổi tiếng với niềm đam mê ăn quà – đã đưa món bánh mì nem khoai trở nên phổ biến từ Bắc vào Nam. Sự kết hợp thú vị giữa nem chua rán truyền thống với khoai tây chiên, trong cùng một ổ bánh mì nóng giòn thật sự là món ăn ngon miệng, ấm bụng cho những ngày trở lạnh. Vị béo của nem chua rán vốn làm nức lòng bao thế hệ thực khách đường phố Hà Nội, nay lại càng được nâng cấp nhờ cái ngọt bùi của khoai tây chiên và phần sốt sữa chua. Nghe tưởng chừng như chúng sẽ không ăn nhập với nhau, nhưng chỉ sau miếng cắn đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những hương vị bùi bùi, beo béo, giòn tan hoà quyện rất “hợp rơ” với nhau, đảm bảo bạn sẽ chỉ muốn ăn nữa cho xem!
bánh mì, quà vặt
Cũng lại nói về sự kết hợp độc đáo của bánh mì kẹp Hà Nội, ta không thể bỏ qua món bánh mì chảo. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi một phần ăn sẽ được dọn trên chảo gang – luôn luôn nóng rực – với đầy đủ pate, bít tết, trứng ốp la, cùng một ổ bánh mì giòn rụm. Lấy ý tưởng từ các suất bít tết kiểu Tây, nhưng thay vào đó, các hàng quán vỉa hè Hà Nội đã không chú trọng ở phần thịt bò đắt đỏ, mà đưa ổ bánh mì bình dân trở thành “ngôi sao” của đĩa ăn. Bánh mì chảo luôn nóng giòn như từ trong lò ra là điểm nhấn khó quên trong hành trình ăn vặt đường phố ở Hà Nội.
bánh mì, quà vặt
Hải Phòng
Đến với Hải Phòng, bạn sẽ được người dân nơi đây mời ăn thử bánh mì cay: chiếc bánh mì dài nhỏ, giòn tan, dậy mùi pate và rất cay. Và có lẽ, đây là chiếc bánh mì có giá rẻ nhất ở Việt Nam. Ngày trước, chỉ cần 500 đồng là bạn có thể mua được 1 chiếc bánh mì cho mình rồi. Còn giờ đây, khi mà những những loại bánh mì khác lên đến tiền "chục" thì 1 chiếc bánh mì Hải Phòng ngon lành vẫn chỉ khoảng 2.000 - 3.000 đồng mà thôi.
bánh mì, quà vặt
Tạm kết:
Từ ổ bánh mì dài thật dài bên Pháp du nhập sang, người Việt Nam đã biến hóa cho ra loại bánh mì vừa vặn nhỏ xinh, phù hợp với khẩu phần lẫn khẩu vị của mình. Và cũng từ ổ bánh nhỏ xinh ấy, mỗi địa phương lại tiếp tục biến tấu thêm để tạo nên những công thức bánh đậm màu sắc ẩm thực xứ mình.
bánh mì, quà vặt
Những liệt kê trên đây vẫn chưa thật đầy đủ, câu chuyện về chiếc bánh mì Việt Nam cùng những biến thể của nó trên mọi miền đất nước sẽ còn kéo dài. Chiếc bánh mì kẹp giản dị này sẽ là minh chứng cho sức biến đổi và thích nghi linh hoạt của ẩm thực ở Việt Nam nói riêng và trên mọi quốc gia và mọi vùng miền nói chung.
(Theo MASK Online)

Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới?

Thứ Năm, ngày 16/10/2014 14:37 PM (GMT+7)
Sự kiện: Ẩm thực Việt Nam
Mới đây, David Farley - một phóng viên ẩm thực nổi tiếng của BBC - đã nhận định trong bài viết của mình, với anh ta bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất.
Chuyên mục Bếp Eva cập nhật tin tức Ẩm Thực 3 miền Bắc Trung Nam, công thức chế biến Món Ngon Mỗi Ngày hấp dẫn, dễ làm và cả những mẹo Nấu Ăn hay nhà bếp.
510
David Farley viết rằng, trong lần du lịch qua phố Huế, Hà Nội, anh được người lái xe taxi chỉ tới quán Bánh mì phố Huế (118 phố Huế). Và ở đây, David Farley đã được thưởng thức chiếc bánh ngon nhất mà anh từng ăn trước đó. Bài viết có tên "Bánh mì ở đâu ngon nhất Thế giới?
Mời các bạn đọc bài viết của David Farley:
"... Các quán ở Hà Nội thường đặt tên theo con phố. Tôi đã hỏi thăm và được biết tiệm Bánh mì Phố Huế làm ngon nhất ở Hà Nội. Cửa hàng này có từ năm 1974 và rất nổi tiếng nhưng bất cứ khi nào hết hàng người ta sẽ đóng cửa. Vì thế, khi tôi đến đây lúc 7 giờ vào thứ Bảy, cửa hàng vẫn mở khiến tôi rất vui mừng.
Dịch nghĩa đơn giản là "lúa mì", nhưng chiếc bánh mì ở đây không đơn giản như vậy. Chúng là sự kết hợp rất hài hòa, ăn ý của bánh, thịt lợn, pate và rau (rau có cà rốt, rau mùi, dưa chuột…), nhồi vào trong chiếc bánh mì mềm, giòn. Một số khu vực khác ở Việt Nam, bánh mì còn được biến tấu thêm xúc xích, pho mát và các loại rau khác.
Bánh mì bắt đầu xuất hiện ở đây từ năm 1887, khi người Pháp đóng chiếm khu vực Đông Dương. Thời đó, bánh mì mà người Pháp làm chỉ đơn giản là phết bơ và kẹp pate. Sau 1954, người Việt đã biến tấu thêm cho món bánh mì của mình thêm vào thịt lợn, rau thơm và rau dưa giống như chúng ta đã biết.
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới? - 1
Cuộc sống ở một góc phố nhỏ của người Hà Nội
Sau khi Việt Nam thống nhất Tổ quốc năm 1975, nhiều người Việt sang Mỹ, Châu Âu và Úc, họ đã mang theo tinh hoa ẩm thực  nước mình trong đó có cả công thức của món bánh mì kẹp thịt. Nhiều người ăn bánh mì kẹp thịt mà không hề biết rằng nó có nguồn gốc từ Việt Nam. Vì thế, khi thưởng thức bạn sẽ thấy chiếc bánh mì thường to hơn với rất nhiều rau, các loại rau mùi, cà rốt và tương ớt, có lẽ do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực của người miền Nam Việt Nam.
Nhưng kỳ lạ một điều, bánh mì luôn là một trong những món ăn mà tôi rất thích. Khi tôi cố gắng tìm một quán bánh mì tại TP Hồ Chí Minh cách đây nhiều năm, tôi đã tìm được một quán cũ với nguyên liệu rất ít ỏi, bên trong bánh chỉ là một hỗn hợp với vài lát dăm bông, một xíu pate, rau mùi và cà rốt. Tôi đã thất vọng và không đến lại quán này sau khi nếm thử một cái.
Tôi từng muốn ăn một chiếc bánh mì kẹp thật ngon ở New York, thậm chí là ở Minneaposlis, thật là quá sức tưởng tượng. Có lẽ, chỉ ở Việt Nam mới có những chiếc bánh mì ngon nhất? Hiện tại, khi trở lại Việt Nam, tôi quyết tâm tìm hiểu đến cùng. Lòng tin của tôi về món bánh mì tại quê hương của nó liệu có được lấy lại? Là món bánh mì kẹp thịt ngon nhất Thế giới?
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới? - 2
Người bán bánh mì trên thuyền
Tại Bánh mì Phố Huế, đi cùng tôi là Geoffrey Deetz – một đầu bếp và chuyên gia ẩm thực Việt Namđã sống tại đây 15 năm - đã hỏi cặn kẽ người bán bánh về các nguyên liệu tạo nên chiếc bánh mì kẹp ngon. Chúng tôi được phục vụ chiếc bánh mì có giấy trắng lót bên ngoài và được cột một chiếc chun nịt để phần “nhân” bên trong không bị rơi ra.
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới? - 3
Tôi lật một nửa chiếc bánh ra để quan sát các thành phần của bánh. Nó bao gồm thịt lợn nướng thái lát mỏng, thịt lợn xá xíu, ruốc, pate, ngũ vị hương,  bơ… với ít rau ăn kèm. Khi sắp hoàn thành chiếc bánh, người bán hàng còn rưới lên đó ít nước sốt thịt lợn, tương ớt. Thật thú vị và tôi yêu thích hương vị của những chiếc bánh mì này.
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới? - 4
“Ở Hà Nội, người ta không thích những món ăn phức tạp”, Deetz giải thích với tôi. Các nguyên liệu trong một chiếc bánh đều có chức năng khác nhau như ruốc để thấm nước sốt, pate tạo độ ẩm và bánh mì được nướng giòn ở mức độ nhất định giữ nó không bị ướt khi các nguyên liệu bên trong phần lớn là ẩm.
Đến Hội An ở Việt Nam - phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa - một mảnh đất ven biển miền Trung với đất đai màu mỡ vì thế không lấy làm lạ bánh mì ở đây có khá nhiều rau xanh.
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới? - 5
Hội An, Đà Nẵng
Như đã làm ở Hà Nội, tôi hỏi những người ở đây về nơi bán bánh mì ngon nhất. Câu trả lời là Bánh mì Phương (ở 2B phố Phan Châu Trinh), một cửa hàng nhỏ ở trung tâm thành phố. Khi gọi bánh, ngoài những gì tôi được biết thì ở đay người ta còn cho thêm cả các lát dưa chuột, rau mùi tươi, cà rốt muối, mấy lát cà chua. Cuối cùng là nước sốt thịt lợn luộc và thịt lợn hun khói.
Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngon nhất Thế giới? - 6
Bánh mì Phương, bên cạnh sự mềm mại, dễ cắn nhưng vẫn luôn giữ được độ giòn nhất định. Thịt lợn rất ngon, nước sốt có hai loại khác nhau tạo ra một sự thú vị và tôi hơi ngạc nhiên về cà chua, hay đủ đủ muối chua nhưng thực sự là tôi đang thưởng thức một chiếc bánh tuyệt ngon ở trên tay mình.
Tôi đã thử 15 mẫu bánh mì trong 2 tuần tại Việt Nam và may mắn là tôi đã được ăn một trong những bánh mì ngon nhất mà tôi từng thưởng thức trước đây. Vậy bánh mì ở Việt Nam có thực sự ngon nhất Thế giới? Với tôi, sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt lợn và các loại rau thơm, gia vị được nhồi vào trong một chiếc bánh mì đã nướng giòn như vậy ở Việt Nam là tuyệt ngon rồi".
(Khampha.v

Phát hiện gần 700 tấn lạc nhập khẩu có côn trùng nguy hại

Gần 700 tấn lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ về cảng Hải Phòng có côn trùng nguy hại vừa được phát hiện.
Ngày 13/1, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật) Vũ Văn Hương cho biết: Quá trình lấy mẫu kiểm dịch cho hàng nông sản nhập khẩu đơn vị phát hiện 8 lô hàng với 35 container lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ có chứa côn trùng Caryedon serratus Olivier (sống). Đây là loài côn trùng thuộc đối tượng kiểm dịch Nhóm 1. Từ trước đến nay, tại đơn vị và trên địa bàn cả nước chưa phát hiện loại côn trùng này.
Theo Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT, côn trùng Caryedon serratus Olivier được chú giải là (Mọt lạc serratus), nằm trong Nhóm I- Nhóm “những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
côn-trùng, nhập-khẩu, lạc, gián, gây-hại, Ấn-Độ, Hải-Phòng, hải-quan, vật-nuôi, trái-phép
Ảnh minh họa.
Ông Vũ Văn Hương cho biết thêm, 8 lô hàng với 35 container trên thực hiện thủ tục kiểm dịch đầu năm 2015, do 5 doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu thuộc cả loại hình nhập kinh doanh trong nước và tạm nhập tái xuất.
Sau khi phát hiện côn trùng nguy hại trên, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I đã tiến hành xử lý bước đầu bằng hóa chất để tiêu diệt côn trùng, đồng thời đề nghị cơ quan Hải quan chưa thông quan cho các lô hàng trên để thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I (Cục Hải quan Hải Phòng) xác nhận, 8 lô hàng trên mở tờ khai tại đơn vị. Đây là mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, nên phải có kết quả kiểm tra của cơ quan Kiểm dịch thực vật đơn vị mới có thể hoàn thành thủ tục hải quan, trường hợp cơ quan Kiểm dịch có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu sẽ không thông quan cho lô hàng.
Với trường hợp 35 container lạc nhân chứa côn trùng nguy hại nêu trên, đến nay Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I đã nhận được kết quả từ cơ quan Kiểm dịch và chưa thông quan cho các lô hàng, đồng thời phối hợp với Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo.
Theo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, những năm gần đây, đơn vị đã phát hiện nhiều lô hàng nông sản nhập khẩu có chứa mầm bệnh, côn trùng nguy hại và đã buộc tái xuất hàng chục nghìn tấn hàng hóa, xử phạt vi pham hành chính hàng nghìn trường hợp với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, năm 2010, đơn vị phát hiện 115 lô hàng, tổng trọng lượng 51.503 tấn (lúa mì, lúa mạch, ngô hạt, ngô mảnh, đậu tương, khô đậu tương, bông) nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ… bị nhiễm dịch hại.
Năm 2011, phát hiện 321 lô hàng với 123.267 tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, bông xơ bị nhiễm dịch hại, đã xử lý tiêu diện dịch trước khi cho nhập khẩu một số lô hàng và buộc tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam 36.331 tấn.
Năm 2012, phát hiện 12 lô hàng với khối lượng 3.912 tấn bị nhiễm dịch hại, đặc biệt trong năm này lần đầu tiên đơn vị phát hiện lô hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bị nhiễmTrogoderma inclusum LeConle (Mọt da vệt thân).
Năm 2013, phát hiện 14 lô hàng gồm 14 tấn cải thảo xuất khẩu bị nhiễm dịch hại và hơn 2.000 tấn lúa mỳ, bông, xơ, khô dầu hạt cải có xuất xứ từ Ấn Độ bị nhiễm dịch hại.
Năm 2014 (tính đến 30/11/2014), chưa phát hiện các lô hàng nhiễm dịch hại.
(Theo Hải Quan)

Kẹt xe nghiêm trọng nhiều km vì đèn giao thông...mất điện

- Đèn tín hiệu giao thông đang hoạt động bỗng vụt tắt. Giao thông qua ngã tư Thủ Đức lập tức hỗn loạn. Kẹt xe kéo dài tại ngã tư này đã làm ảnh hưởng khá nhiều tuyến đường gần đó...
7g sáng ngày 19/1, giao thông qua ngã tư Thủ Đức (ranh quận 9 và quận Thủ Đức, TP.HCM) vẫn ổn định và bình thường. Bất ngờ, đèn tín hiệu giao thông tắt lịm. Từng đoàn xe từ 4 hướng đổ dồn về ngã tư gây cảnh kẹt xe nghiêm trọng.
ùn tắc, xa lộ, Hà Nội, kẹt xe, phương tiện, ùn ứ
Ùn tắc kéo dài nhiều km
Nhiều CSGT có mặt tại thời điểm này hết sức bất ngờ, trở tay không kịp. Các tuyến đường Lê Văn Việt (Q.9), Võ Văn Ngân (Q. Thủ Đức) và hai hướng ra vào TP trên xa lộ Hà Nội, hàng ngàn phương tiện ùn ứ, di chuyển từng mét một... 
Nhiều xe máy bất chấp biển cấm đã lên cầu vượt, thậm chí chạy ngược chiều gây ra cảnh hỗn loạn chưa từng có. Ngay điểm kẹt xe, các loại phương tiện từ xe máy đến xe tải, đầu kéo chôn chặt chân tại chỗ không thể lùi ra hoặc tiến tới.
Đoàn kẹt xe trên xa lộ Hà Nội kéo dài nhiều km từ khu du lịch Suối Tiên đến tận ngã tư Bình Thái cho cả 2 chiều.
Đến 9g đèn tín hiệu giao thông hoạt động trở lại nhưng đến sau 10g giao thông vẫn chưa tái lập được bình thường.
Dưới đây là hình ảnh kẹt xe sáng nay trên xa lộ Hà Nội do phóng viên VietNamNet ghi nhận.
ùn tắc, xa lộ, Hà Nội, kẹt xe, phương tiện, ùn ứ

ùn tắc, xa lộ, Hà Nội, kẹt xe, phương tiện, ùn ứ

ùn tắc, xa lộ, Hà Nội, kẹt xe, phương tiện, ùn ứ
Cảnh ùn tắc trên xa lộ Hà Nội  
ùn tắc, xa lộ, Hà Nội, kẹt xe, phương tiện, ùn ứ
Giải phát tốt nhất là bỏ xe buýt xuống...đi bộ 
ùn tắc, xa lộ, Hà Nội, kẹt xe, phương tiện, ùn ứ
Cảnh sát giao thông bất lực trước tình trạng giao thông hỗn loạn
Trần Chánh Nghĩa

Điều gì ẩn sau sự mềm mỏng của Trung Quốc

Giới phân tích tỏ ra hoài nghi khi Bắc Kinh thực hiện một chính sách ngoại giao hòa dịu hơn kể từ nửa cuối năm 2014.
Theo Wall Street Journal, nửa cuối năm 2014 chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Sự hung hăng, những lời đe dọa dần biến mất, nhường chỗ cho các đề nghị hợp tác, đầu tư đầy hứa hẹn, trị giá nhiều tỷ USD. Căng thẳng trên biển với Việt Nam lắng dịu, mối quan hệ với Nhật Bản có chiều hướng ấm lên lên.
Phó Thủ tướng Uông Dương từng khẳng định đường lối mở rộng ngoại giao của Trung Quốc không bao hàm việc cố gắng làm thay đổi trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt. Ông cũng phủ nhận những thông tin cho rằng Bắc Kinh đang thị uy sức mạnh trong khu vực. Tại một cuộc họp diễn ra ở Chicago hồi giữa tháng 12, ông nói Mỹ vẫn "lãnh đạo thế giới".
trung-uc_1421635081.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Australia. Hai nước hồi tháng 11 ký được hiệp định tự do thương mại sau 10 năm đàm phán. Ảnh: Reuters.
Những động thái này cho thấy một thái độ bề ngoài có vẻ hòa nhã hơn nhưng liệu nó sẽ kéo dài trong bao lâu, quan sát viên Andrew Browne đặt câu hỏi.
Trung Quốc không hề có ý định thỏa hiệp trong tuyên bố chủ quyền của mình. Những gì tưởng như là một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh "chủ yếu chỉ là chiến thuật và nhằm khoa trương", ông David Shambaugh, Giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington, nhận định.
"Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ lặp lại những chiến thuật thậm chí còn cứng rắn hơn đối với các nước láng giềng và Mỹ trong năm 2015", ông cho biết thêm.
Người ta có thể hiểu rõ đường hướng ngoại giao mới của Bắc Kinh mang ý nghĩa gì trong thực tế chỉ bằng việc theo dấu dòng tiền của họ, theo ông Browne. Trung Quốc tuyên bố dành nhiều khoản đầu tư lớn xây dựng cảng biển, khu công nghiệp, đường sắt, đường cao tốc, đường ống dẫn dầu cùng nhiều cơ sở hạ tầng khác trong khu vực, đồng thời đưa ra khái niệm "kết nối toàn diện" để miêu tả những nỗ lực này.
Liệu những lời hứa về các khoản đầu tư có trở thành hiện thực hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng mục tiêu thật sự của Bắc Kinh thì đã rõ ràng: xây dựng một châu Á được kết nối chặt chẽ với Trung Quốc nằm ở trung tâm. Ông Tập Cận Bình còn mong muốn làm chủ một khu vực tự do thương mại khổng lồ mà từ đó sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường của Trung Quốc tại nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới.
Để đạt được những điều này, Chủ tịch Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường đang bắt tay vào một cuộc tấn công ngoại giao mạnh mẽ, dồn dập. Trong hai năm trở lại đây, họ thực hiện hàng chục chuyến thăm tới hơn 50 quốc gia tại 5 châu lục, tham dự khoảng 500 cuộc họp lớn nhỏ với các lãnh đạo quốc tế.
con-duong-to-lua-info-page-4-5-142002029
 
Bắc Kinh vẫn thúc đẩy chiến dịch này ngay cả trong lúc đang phải miệt mài cải cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của mình và theo đuổi một cuộc đấu tranh chống tham nhũng quy mô, mà ông Tập cho rằng là điều sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoại trưởng Vương Nghị từng nói ông Tập và ông Lý đang "tạo ra một 'cơn lốc Trung Quốc' trên toàn thế giới". Phát ngôn này của ông Vương đã làm bật lên những gì có thể được coi là sự thay đổi lớn nhất trong chính sách ngoại giao năm 2014 của Trung Quốc: Bắc Kinh nay dứt khoát xa rời câu châm ngôn "ẩn mình chờ thời" của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên, có vẻ như những tính toán của Trung Quốc không được như mong đợi khi mà việc nước này mạnh tay đầu tư quân sự, tăng cường số lượng tàu chiến và các hạm đội trên biển đang khiến các nước láng giềng cảm thấy bất an và nâng cao cảnh giác. Những ẩn ý trong "kế hoạch kết nối" có nguy cơ bị phát hiện trước cả khi được thực hiện. Thêm vào đó, nước đi của Bắc Kinh còn khiến Washington gia tăng thay vì nới lỏng mối quan tâm đối với châu Á - Thái Bình Dương.
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ trong vùng biển của Việt Nam hồi giữa năm ngoái, làm dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội trong khu vực và trên thế giới, đã thể hiện rất rõ tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh. Trung Quốc nay lại đưa ra những lời lẽ nhẹ nhàng hơn.
Một quan chức cấp cao Trung Quốc tháng trước hối thúc rằng đã đến lúc chấm dứt "ngoại giao loa phóng thanh" giữa hai nước. Đây chính là minh chứng cho nền tảng của chính sách tấn công quyến rũ mới mà Bắc Kinh đang thực hiện, Browne nhận xét.
wang-Yang-2153-1420616451.jpg
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương hôm 18/12 phát biểu trong lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Trung - Mỹ tổ chức tại Chicago. Ảnh: Reuters
Vũ Hoàng

Hàng Thái len lỏi vào Việt Nam

Nhờ sự khôn khéo, kinh nghiệm lâu năm trong bán hàng và nhất là biết giữ chữ tín, người Thái đang ngày một thành công trong việc mở rộng được hệ thống phân phối, đại lý tại Việt Nam.
Trong hàng chục quốc gia có mối quan hệ thương mại với Việt Nam, Thái Lan luôn nằm trong top 10 thị trường lớn nhất. Hàng hóa nước này chủ yếu tấn công phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình khá, khi giá cả "nhỉnh" hơn hàng trong nước và cao hơn nhiều so với hàng Trung Quốc. Người Thái cũng không chạy theo những chiêu khuyến mại "sốc" mà thu hút khách hàng bằng chất lượng. 
"Khách hàng sử dụng đồ Thái Lan chủ yếu là nhân viên văn phòng, công chức có mức thu nhập trung bình khá. Ban đầu, khách hàng đến với hàng Thái Lan có thể thắc mắc về giá cả, nhưng khi đã mua về sử dụng họ sẽ quay lại vì chất lượng tốt hơn các mặt hàng cùng chủng loại", anh Thanh - chủ một cửa hàng bán đồ nhựa Thái Lan cho biết.
Trong những năm qua, hàng "Made in Thailand" ngày càng gia tăng sự hiện diện nhờ vào những ưu điểm trên. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, đồ điện gia dụng và linh kiện Thái Lan chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, gấp đôi con số từ Trung Quốc và cao hơn 4 lần hàng hóa có xuất xứ từ Malaysia.
hang-thai-3775-1421668048.jpg
Hàng tiêu dùng Thái Lan ngày càng hiện diện nhiều trên thị trường. Ảnh: Pháp luật
Nhập khẩu các sản phẩm từ chất dẻo năm 2014 cũng đạt gần 190 triệu USD, đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc song đã liên tục tăng trong bốn năm qua, phản ánh sự ưa chuộng của người dân trong nước với bát, cốc, hộp nhựa, chậu... Thái Lan. Là một quốc gia nhiệt đới, Việt Nam cũng nhập tới hơn 140 triệu USD rau củ quả từ Thái Lan, chỉ đứng sau Trung Quốc. 
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sản phẩm Thái Lan ngày càng len lỏi sâu vào thị trường Việt Nam và đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với hàng nội địa, hàng Trung Quốc là mức thuế xuất khẩu hấp dẫn 0% với hơn 95% chủng loại hàng hóa và sự lưu thông dễ dàng giữa hai nước nhờ quy định miễn thị thực được áp dụng 15 năm qua, khiến thương nhân hai nước có thể dễ dàng gặp nhau trao đổi, hợp tác phân phối.
Bên cạnh đó, người Thái luôn có những chính sách ưu đãi lâu dài với các đối tác ở Việt Nam. Đại diện một đại lý mỹ phẩm Lanna tại Việt Nam cho hay trong một năm rưỡi khi làm đại lý cho hãng, trong 10 sản phẩm nhập về, nếu chỉ bán được 3 món hàng thì phía Thái Lan sẽ cho phép đổi 7 sản phẩm còn lại sang những mặt hàng khác, bán chạy hơn. "Điều này sẽ giảm sự thiệt hại cho các đại lý khi lấy hàng về nhưng không bán được do không hợp thị hiếu", vị này cho biết. Ngoài ra, phía Thái Lan cũng có chính sách trích phần trăm, chiếu khấu không dưới 15% để phát triển thị trường.
"Bán hàng cho người Thái rất thích, sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và quan trọng là họ giữ chữ tín, làm ăn lâu dài. Nhãn hiệu đã có đại lý ở TP HCM và đang hy vọng năm sau sẽ có đại lý ở Hà Nội", ông chia sẻ.
Anh Linh - phụ trách bán hàng Công ty Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu THT chuyên phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan từ năm 2007 cho biết người Thái đang rất khuyến khích đưa hàng vào siêu thị. Nếu mua ở các cửa hàng thông thường, khách hàng sẽ ít có cơ hội hưởng chính sách khuyến mãi, nhưng khi vào siêu thị công ty sẵn sàng chạy các chương trình "kích cầu" như mua một tặng một, bán hàng trả chậm... Những cá nhân muốn mở đại lý bán hàng Thái Lan cũng có kênh riêng để tiếp cận với chính sách chiết khấu, thanh toán hấp dẫn.
Không chỉ tràn vào Việt Nam thông qua đường chính ngạch, hàng Thái sang Việt Nam còn thông qua kênh tiêu ngạch hay đường xách tay, đặc biệt là quần áo, mỹ phẩm. Chị Hương (Chùa Láng, Hà Nội) - chủ một shop bán quần áo cho biết một năm chị sang Thái Lan không dưới 3 lần bởi ở đây có rất nhiều đợt giảm giá, các thương hiệu quốc tế cũng tràn ngập mà giá vé máy bay khứ hồi lại rẻ. "Quần áo Thái Lan đang là một trong những mặt hàng cạnh tranh với đồ Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam nhờ chất liệu bền và giá cả phải chăng", chị Hương nói.
Nhiều chủ hàng khác cũng chia sẻ ban đầu tiếp cận với hàng Thái chủ yếu qua những chuyến du lịch. Theo chị Giang - tiểu thương trên phố Tây Sơn (Hà Nội) không ai khi ra nước ngoài ra không mua sắm, người Thái biết làm dịch vụ, quảng cáo nên việc mua hàng ở xứ sở chùa tháp này rất dễ dàng với giá cả phải chăng. Do đó, chuyện du khách tranh thủ khuân vài món hàng về nước không hiếm. "Những sản phẩm này về nhà được chia cho họ hàng, còn thừa thì đem bán. Dần dần, thấy những đồ đạc này được ưa thích, nhiều người đã chuyển sang buôn hàng về nước bán", chị cho hay.
Tích tiểu thành đại, người Thái đứng trước cơ hội giành miếng bánh to hơn tại thị trường Việt Nam, vốn được xếp trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất châu Á. Từ việc chỉ xuất hiện cùng kệ với vô vàn sản phẩm từ các quốc gia khác đến khi có các cửa hàng chuyên bán đồ Thái, Thái Lan đã có hẳn những siêu thị, trung tâm thương mua sắm của chính họ trên đất Việt Nam.
Berli Jucker (BJC) đã biến chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart thành B's Mart - thương hiệu bán lẻ lâu đời của tỷ phú giàu thứ ba đất nước, sau đó gây chấn động khi ngỏ ý mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam. Central Group hiện cũng có hai trung tâm mua sắm tại Hà Nội và TP HCM và đầu năm nay còn hoàn tất mua 49% cổ phần tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim...
Chia sẻ với VnExpress, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nhận định với việc các rào cản thị trường dần bị dỡ bỏ hoàn toàn, chuyện các ông chủ Thái Lan bành trướng tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Ông cũng thừa nhận điểm mạnh của đối thủ nằm ở chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành lại không quá cao, đáp ứng nhu cầu của người dân ở thành thị đang "hoang mang" bởi các thông tin về độ an toàn của sản phẩm.
Tuy nhiên, vị này đặc biệt nhấn mạnh doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nâng cao năng lực để đối phó với hàng ngoại, đặc biệt là thực phẩm. "Cuộc chiến khốc liệt nhất phải là ở lĩnh vực thực phẩm, Việt Nam không thể để kênh này rơi vào tay nước ngoài, trong đó có người Thái", ông Phú nhấn mạnh.
Huyền Thư