Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tác hại khôn lường khi để điện thoại trên giường ngủ


Để điện thoại bên cạnh khi ngủ có thể gây nguy hại cho sức khỏe mà bạn không lường hết được.

Theo một cuộc khảo sát mới đây, 44% số người cho biết họ luôn để điện thoại trên giường khi ngủ để không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi quan trọng nào. Cái tiện lợi chỉ có thế, nhưng điều nguy hại cho sức khỏe của bạn thì không lường trước được.
Dưới đây là những lý do bạn không nên để điện thoại bên mình khi ngủ:
Bạn đang đặt gối của mình trên cục than
Một thiếu nữ ở Texas (Mỹ) mới đây đã bị đánh thức với mùi khét lẹt xuất hiện trong phòng ngủ. Nguyên nhân là chiếc điện thoại đặt dưới gối đã tan chảy một phần và cháy xém lan ra cả tấm đệm. Hãng điện thoại cho rằng nguyên nhân gây ra vụ cháy là pin thay thế không tương thích. Tài liệu hướng dẫn sử dụng điện thoại đã cảnh báo không nên sử dụng pin và bộ sạc thay thế không tương thích với điện thoại của hãng. Theo đó, các nhà sản xuất cũng cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn nếu người dùng để điện thoại dưới gối hoặc các vật dụng dày khác. Vì vậy, bạn nên sử dụng phụ kiện chính hãng đính kèm ban đầu và không đặt điện thoại di động trên giường.
714fe71407431891dienthoaikhing Tác hại khôn lường khi để điện thoại trên giường ngủ
  Ảnh minh họa
Điện thoại có thể khiến bạn mất ngủ
Điện thoại, máy tính bảng, ti vi và những thiết bị khác có màn hình LED… phát ra thứ gọi là ánh sáng xanh. Một số nghiên cứu cho thấy thứ ánh sáng này có thể ức chế việc sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta. Các nhà khoa học lý giải có thể ánh sáng màu xanh có bước sóng giống ánh sáng ban ngày nên cơ thể bị đánh lừa, nghĩ bất cứ thời điểm nào cũng là ban ngày. Để tránh mất ngủ, bạn cần tắt tất cả các thiết bị điện tử 2 giờ trước khi lên giường. Tốt nhất, bạn nên để điện thoại và laptop ở căn phòng khác phòng ngủ.
Chưa lường trước rủi ro về sức khỏe
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh về việc sử dụng điện thoại có thể gây ung thư và mối liên quan này vẫn đang còn là nghi vấn. Thực tế, điện thoại di động phát ra lượng nhỏ bức xạ điện ở mức độ có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo việc sử dụng điện thoại thường xuyên sẽ sản sinh chất gây ung thư ở người, đặc biệt trẻ em có da đầu và hộp sọ mỏng hơn người lớn, dễ bị ảnh hưởng bức xạ hơn. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về nguy cơ ung thư do điện thoại gây ra, hãy nhắn tin thay vì gọi điện nếu có thể. Nếu gọi điện, bạn nên để điện thoại cách xa tai, sử dụng tai nghe hoặc mở loa ngoài và tuyệt đối không để di động trên đầu khi ngủ.
 
Tác hại của Wifi và sóng di động

1. Sóng Wifi : đâm xuyên qua tường một cách dễ dàng, huống gì cơ thể người.

Nạn nhân trên thế giới : Tại pháp : 50 người làm việc trong thư viện ở Paris cảm thấy nhức đầu một cách vô cớ, chóng mặt hay khó chịu trong người. Nguyên nhân là do những cột Wifi phát ra làn sóng điện từ liên tục 24/24. Tại Anh, nhiều trường học đã dẹp bỏ những cột sau những vụ can thiệp của phụ huynh học sinh. Tại Ðức, Áo, Canada, các đại học lớn đã thay thế những cột Wifi bằng dây cáp
Tăng nguy cơ u não cho trẻ : “Môi trường nhiều từ tính có thể sẽ khiến việc sản xuất melatonin (hormone có tác dụng bảo vệ não bộ thai nhi) bị đình trệ, gây nguy cơ u não cho thai nhi cao gấp 2 lần.”, GS Henshaw, người bảo trợ cho Quỹ Ung thư trẻ em, cho biết.
Sinh con dị dạng : Một nhân viên làm việc liên tục tại môi trường chằng chịt sóng  và hậu quả của là con trai anh ấy khi sinh ra ngón tay ngắn củn nhìn rất dị dạng. Bác sĩ đã kết luận là do ảnh hưởng của sóng điện từ (Lời kể của P.T – webtretho).

2 Sóng điện thoại di động :

U não : Neil Whitfiel (52 tuổi, sử dụng điện thoại di động 4 tiếng mỗi ngày để quản lý nhân viên bán hàng) tiếp xúc với sóng điện từ quá mức, tai bị nóng lên và đau dầu, sau đó bị u não có kích thước bằng quả bóng golf và đã phải trải qua 9 tiếng phẫu thuật mới lấy nó ra được.
Thần kinh : Ở Nhật bác sĩ khuyên khi đi ngủ tuyệt đối không dùng điện thoại di động làm đồng hồ báo thức đặt ngay trên đầu, vì suốt 8 tiếng khi ngủ máy sẽ liên tục thu phát sóng điện từ, gây ảnh hưởng thần kinh và cơ quan nội tạng của cơ thể.
Tử vong : Catherine (mất ở tuổi 25) có thói quen áp chặt điện thoại di động vào tai từ lức còn trẻ cho đến khi phát hiện ra bệnh.
Sức khỏe sinh sản : 30% số tinh trùng của đàn ông giảm xuống khi để điện thoại di động trong túi quần.

Phương pháp hạn chế tác hại của Wifi và điện thoại di động

1. Sóng Wifi : Chỉ bật Wifi khi nào có nhu cầu sử dụng

Nếu không dùng đến (nhất là đi khi ngủ) thì nên tắt Wifi : Điều này giúp bảo vệ bạn và cả những người hàng xóm của bạn nữa.
Dùng Internet bằng dây cáp thay vì Wifi : Thứ nhất, tốc độ nhanh hơn. Thứ hai, tránh được sóng điện từ của Wifi.
Tắt chức năng nhận Wifi của Laptop & Điện thoại : Khi đã dùng Net có dây thì không cần đến Wifi nữa, tắt đi để tiết kiệm pin cho máy và từ chối thu phát sóng có hại.

2. Sóng điện thoại di động : Khi gọi điện thoại cần lưu ý những điều sau :

 Nói ngắn gọn : Nói càng lâu thì thời gian sóng từ trường tác động lên tai và não càng dài. Điều này bảo vệ bạn và cả người nói bên kia đầu dây. Nếu có thể, nên dùng dây Phone đeo vào tai để nghe hơn là áp sát máy vào tai.
Đặt điện thoại xa các bộ phận nhạy cảm của cơ thể : Ðừng để trong túi áo trước tim, hay trong túi quần, hay trước bụng (các bà mẹ đang mang thai).
Nói ngay tại chỗ : Tránh điện thoại khi đang di chuyển. Vì lúc đó điện thoại phải chuyển trạm tiếp vận, và cứ mỗi lần chuyển đổi như vậy, máy gia tăng cường độ bắt sóng tối đa qua não của bạn. Mức bình thường và mức gia tăng cường độ cách nhau một nghìn lần.
Dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức : Bật chế độ từ chối nhận sóng như lúc đi máy bay (Airplane Mode) khi mang vào phòng ngủ.
 
Theo NLĐ

UBND Thị xã tậu xe sang gần 4 tỷ về cho nằm kho


Từ vốn của một dự án, UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh mua chiếc xe 7 chỗ Land Cruiser VX V8 trị giá gần 3,7 tỷ đồng (sau thuế) để rồi “đắp chiếu” ở nhà xe gần một năm qua.
Gần một năm nay, người dân đến làm việc tại trụ sở UBND thị xã Hồng Lĩnh luôn thấy những người bảo vệ cứ ngày ngày mở cửa để “lấy gió” cho chiếc xe Land Cruiser VX V8 được đặt ngay ngắn trong nhà xe nằm sát cổng trụ sở.
“Chiếc xe này nằm ở đây gần một năm rồi mà không thấy đưa ra đi. Nghe nói xe của một dự án gì đó mua về rồi bỏ đó”, một nhân viên bảo vệ nói. 
Ông Lê Văn Nhơn, Trưởng ban quản lý các công trình xây dựng thị xã Hồng Lĩnh, cho biết, chiếc xe nằm trong hạng mục của dự án cấp thoát nước thị xã, có tổng mức đầu tư hơn 257 tỷ đồng. Số tiền này được Chính phủ Việt Nam vay của Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy, thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức.
Theo ông Nhơn, số tiền Na Uy cho Việt Nam vay là hơn 9 triệu USD (để xây lắp), vốn đối ứng của Việt Nam là 34 tỷ đồng (để giải phóng mặt bằng). 
Dự án được triển khai từ tháng 10/2012, đến tháng 6/2014, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến nay, đã hoàn thành 90% các hạng mục, số tiền được giải ngân cho các nhà thầu là hơn 6 triệu USD.
siêu xe được đắp chiếu
Chiếc siêu xe được đắp chiếu từ khi mua về
Nguyên Giám đốc Dự án cấp thoát nước thị xã Hồng Lĩnh, ông Nguyễn Quế, cho biết, chiếc xe Land Cruiser VX V8, mua hồi tháng 10/2013, nằm trong hạng mục mua sắm thiết bị của dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, lúc mua, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh, ông Nguyễn Văn Hổ, thấy số tiền mua xe vượt quy định, nên làm báo cáo gửi UBND tỉnh và được tỉnh chấp thuận.
Tháng 10/2013, chiếc xe Land Cruiser đời mới nhất có ký hiệu VX V8, trị giá 3,63 tỷ đồng (sau thuế), được mua về đặt tại UBND thị xã Hồng Lĩnh. “Sau khi mua về, xe được bàn giao cho văn phòng Ủy ban quản lý sử dụng. Không hiểu tại sao gần một năm rồi, xe vẫn chưa đăng ký được”, ông Quế nói.“Mục đích mua chiếc xe để đi lại và quản lý hệ thống thoát nước trong thị xã Hồng Lĩnh với bán kính khoảng 10 km. Dù mang tiếng là xe của dự án nhưng Ban quản lý dự án không được sử dụng”, ông Quế nói. 
Đến nay, khối lượng công trình đã hoàn thành 90%, xe mua về gần một năm, nhưng chưa một ngày được sử dụng cho mục đích đề ra.
Chủ tịch UBND thị xã “lệnh” cho phóng viên
Để làm rõ thêm nhiều nội dung liên quan việc mua sắm chiếc xe sang này, PV liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh, và được ông mời lên phòng để làm việc. Khi PV vừa bước vào phòng, rút thẻ nhà báo để giới thiệu, ông Hổ lớn tiếng: “Các ông đưa ngay đây”.
Thấy PV có vẻ ngạc nhiên, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh lớn tiếng: “Đưa ngay tài liệu trên tay đây!”. Trên tay PV là tập tài liệu gồm công văn chấp thuận của cơ quan chức năng về việc mua Land Cruiser vừa được nguyên Giám đốc Dự án, ông Nguyễn Quế, cung cấp. 
“Các ông có quyền gì mà bảo người ta phôtô tài liệu? Các ông có đưa không?”, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh gằn giọng.
Trong khi PV đang giải thích về việc tác nghiệp cũng như việc cung cấp hồ sơ được thực hiện theo Luật Báo chí, ông Hổ vẫn một mực đòi lấy tài liệu từ PV.
PV đề nghị ông Hổ bình tĩnh để làm việc, ông tiếp tục lớn tiếng: “Các ông làm việc không đăng ký trước”. Dù cách đó vài phút, PV liên lạc qua điện thoại, ông mời lên phòng làm việc.

         Chủ tịch huyện “hô hào” đẩy mạnh… uống bia

(Dân trí) - Ông Chủ tịch huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang khiến dư luận địa phương bất ngờ khi ra công văn kêu gọi mọi người đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia được sản xuất trên địa bàn.


Trong khi Nhà nước đang tích cực tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế uống và tránh lạm dụng rượu bia, thì mới đây, Chủ tịch huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại ra “Công văn v/v đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ sản phẩm Bia Sài Gòn, nước khoáng Sơn Kim tại Kỳ Anh”.
Hà Tĩnh: Chủ tịch huyện “ra lệnh” đẩy mạnh…uống bia (chờ duyệt)

Hà Tĩnh: Chủ tịch huyện “ra lệnh” đẩy mạnh…uống bia (chờ duyệt)
Công văn "lạ" đăng tải trên cổng thông tin điện tử huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (kyanh.gov.vn) ngày 25/8/2014.
Công văn này được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh (kyanh.gov.vn) ngày 25/8/2014 với nội dung yêu cầu các cơ quan, phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong các cuộc hội thảo, hội nghị, tiếp khách phải ưu tiên sử dụng các sản phẩm, đồ uống sản xuất trong tỉnh như bia Sài Gòn của Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, nước khoáng Sơn Kim…
 
Nội dung công văn cũng yêu cầu chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh karaoke, sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Kỳ Anh ưu tiên giới thiệu, mời gọi và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm bia Sài Gòn sản xuất tại Hà Tĩnh và nước khoáng Sơn Kim nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng.
 
Cuối công văn, Chủ tịch huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng, nhấn mạnh yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc.
 
Cũng theo nội dung công văn, mục đích của việc kêu gọi trên là để góp phần hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đặc biệt là ưu tiên sử dụng các sản phẩm Bia Sài Gòn sản xuất tại Hà Tĩnh, nước khoáng Sơn Kim được tiêu thụ trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
 
Độc giải phản đối lệnh của ông chủ tịch huyện Kỳ Anh
Độc giả phản đối nội dung công văn khuyến khích uống bia của ông Chủ tịch huyện Kỳ Anh

Mục đích rất chính đáng song khi công văn được đăng tải, rất nhiều độc giả, những người dân ở Kỳ Anh đã gửi bình luận tỏ ý phán đối việc khuyến khích uống bia của vị chủ tịch huyện.
 
Độc giả Đào Kỳ Anh bình luận: “Là một người con của Kỳ Anh xa quê, hôm nay vô tình đọc được tin tức về công văn này cảm thấy buồn quá... Tôi cảm thấy buồn vì Kỳ Anh xưa nay là một vùng đất nghèo, hiện tại đang có cơ hội để phát triển đi lên... Nhưng với tầm nhìn và cách làm việc hạn hẹp thế này thì làm sao mà thoát nghèo được đây? Công văn của một huyện mà giống như một lời quảng cáo kêu gọi sử dụng sản phẩm của hàng này thay vì hàng kia... Nếu người lãnh đạo có tầm nhìn muốn khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương thì thiếu gì cách mà phải ra công văn kêu gọi núp dưới cái danh nghĩa "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" như thế này chứ. Thật buồn cho một huyện nghèo...
 
Nguyễn Dương

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Những chuyện không giống ai

(Dân trí) - Nếu đọc qui chế đào tạo tiến sĩ thì người đọc có thể thấy qui trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam cũng tương đối chuẩn mực. Nhưng trong thực tế, đây đó xảy ra những chuyện có thể nói là ... không giống ai. Ở đây, tôi chỉ nêu vài vấn đề nổi cộm và hi vọng rằng sẽ được khắc phục trong tương lai gần.
 >>  24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?
 >>  Đừng để Việt Nam mang tiếng "quốc gia nhiều tiến sĩ"

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, giáo sư Trường ĐH New South Wales (Australia) bàn về việc đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam.
 
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.
Môi trường và mô hình đào tạo. Thông thường đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài (1) là theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, nghiên cứu sinh (NCS) phải có mặt ở trường hay viện toàn thời gian. Có đại học yêu cầu NCS phải học một số khoá học trước khi làm nghiên cứu, nhưng ở các nước như Úc và Anh, NCS làm nghiên cứu toàn thời gian. Ở Viện chúng tôi, trong thời gian theo học / nghiên cứu, NCS phải dự các buổi giảng của các chuyên gia hàng tuần, họp lab hàng tuần để kiểm tra tiến độ nghiên cứu và trình bày kết quả trước đồng môn. Ngoài ra, NCS còn được khuyến khích tham gia vào các hoạt động khoa học khác và hoạt động xã hội. Tất cả đều được thiết kế để NCS hoà mình trong thế giới học thuật và khoa học, và mặt khác nâng cao khả năng nghiên cứu và luyện sự độc lập của nghiên cứu sinh. Đó là mô hình chuẩn mà tôi thấy rất nhiều đại học áp dụng.
Thế nhưng mô hình đào tạo ở Việt Nam thì không phải toàn thời gian và NCS cũng không được sống trong môi trường khoa học. Ví dụ như hầu như tất cả nghiên cứu sinh ngành y đều không đến trường để nghiên cứu, mà họ vẫn làm việc bình thường ở bệnh viện hay cơ quan gốc. Họ có thể theo học bán thời gian một vài khóa học về phương pháp nghiên cứu hay về chuyên môn, và về bệnh viện ... làm tiếp. Lâu lâu mới tiếp xúc người hướng dẫn một lần. Với mô hình đào tạo như thế NCS không có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với đồng môn, không trầm mình trong môi trường học thuật, và không có dịp trình bày báo cáo hàng tháng cho đồng môn. Có rất NCS than phiền rằng họ phải “tự bơi” vì không có sự tiếp sức và cố vấn của người hướng dẫn. Có thể nói rằng NCS tiến sĩ ở Việt Nam chỉ học bán thời gian và không phải là NCS thực thụ theo nghĩa “nghiên cứu”.
Thời gian đào tạo. Theo Qui chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GDĐT thì thời gian đào tạo tiến sĩ là 3 năm tập trung đối với người có bằng thạc sĩ, và 4 năm đối với người có bằng cử nhân. Thế nhưng, có đại học qui định rằng thời gian đào tạo tiến sĩ là 2 năm đối với người có bằng thạc sĩ!
Thật ra, thời gian đào tạo không nên tuỳ thuộc vào NCS có bằng thạc sĩ hay cử nhân, mà tuỳ thuộc vào sự hoàn tất nghiên cứu và luận án. Ở các đại học nước ngoài, thời gian đào tạo trung bình là 4 năm, nhưng thường lấn sang năm thứ 5.
Có người tốn cả 6 năm mới xong chương trình học. Đối với nhiều trường, thời gian không phải là qui định chính, mà có công trình nghiên cứu được công bố quốc tế mới là qui định chính. Ở các nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ là tập hợp 3-4 công trình đã công bố trên các tập san quốc tế. Do đó, NCS có thể tốn cả 7 hay 8 năm để “trả nợ” mới được bảo vệ luận án. Tôi không biết có đại học nào trên thế giới có thể đào tạo tiến sĩ trong vòng 2 năm.
Đề cập đến bài báo khoa học, Qui chế đào tạo tiến sĩ có ghi rõ rằng luận án tiến sĩ có “Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án phải đã được báo cáo tại các hội nghị khoa học toàn quốc hàng năm của ngành khoa học, được công bố ít nhất trong hai bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập”. Theo tôi qui định này cũng hợp lí. Tuy nhiên, có nơi lại ra qui định rằng NCS không được công bố nội dung chính của luận án (tức các bài báo khoa học) trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định có thể nói là “ngược đời”.
Gánh nặng đè lên vai nghiên cứu sinh. Ở nước ngoài, khi nhận hướng dẫn cho NCS, giáo sư hướng dẫn đã có chương trình nghiên cứu và ngân sách cho nghiên cứu. Do đó, NCS chỉ việc tham gia vào chương trình nghiên cứu, hoặc dùng ngân sách của giáo sư để thực hiện nghiên cứu mới, hoặc tốt hơn nữa, cùng giáo sư hướng dẫn xin thêm tài trợ từ các nguồn khác nhau.
Nhưng ở Việt Nam, phần lớn các giáo sư, tiến sĩ không có chương trình nghiên cứu. Có người thậm chí ít làm nghiên cứu, và càng ít hơn số người có khả năng công bố quốc tế. Thế nhưng theo Qui chế đào tạo của Bộ GDĐT những người này vẫn có quyền hướng dẫn NCS tiến sĩ! Điều này dẫn đến một hệ quả là khi NCS được nhận vào học, người hướng dẫn không có ngân sách cho NCS làm nghiên cứu, không  có chương trình nghiên cứu để họ tham gia. Trong thực tế, có khi trường chỉ định người hướng dẫn không có chuyên môn liên quan, không có kiến thức liên quan làm hướng dẫn NCS (có lẽ vì muốn tạo điều kiện để đương sự xin đề bạt chức danh PGS), một chỉ định rất phi học thuật.
Hệ quả là rất nhiều NCS ở Việt Nam phải bỏ tiền túi ra làm nghiên cứu. Trong ngành y, NCS phải tự lo gần như từ A đến Z. Có NCS không bỏ tiền túi, và thay vào đó là để bệnh nhân trả tiền xét nghiệm. Bệnh nhân có khi bị đưa vào nghiên cứu mà không hề biết. Bởi vì gánh nặng tài chính đè lên cá nhân NCS, nên họ phải tìm những đề tài nghiên cứu đơn giản, có thể làm trong bệnh viện, làm nhanh, và ... rẻ tiền. Nói chung là nghiên cứu kiểu “mì ăn liền”. Với những đề tài như thế thì phương pháp là một câu hỏi lớn, và rất khó có thể cho ra kết quả có chất lượng tốt. Chẳng những chất lượng là một vấn đề, nhưng việc để bệnh nhân phải trả tiền và không cho bệnh nhân hay biết là một vi phạm y đức nghiêm trọng. Những công trình nghiên cứu như thế sẽ không thể nào được công bố trên các tạp san quốc tế.
Nghiên cứu phải có can thiệp. Trong ngành y, đây đó xuất hiện một qui định rằng nghiên cứu cấp tiến sĩ phải có can thiệp. Can thiệp ở đây có nghĩa là đối tượng nghiên cứu phải trải qua một thuật can thiệp, có thể là can thiệp về lối sống (luyện tập thể lực, thay đổi hế độ ăn uống), hay có thể là các thủ thuật mang tính xâm phạm cơ thể. Một nghiên cứu can thiệp có chất lượng rất công phu, cần nhiều người, tốn nhiều tiền, và tốn rất nhiều thì giờ mà NCS sẽ không thể nào hoàn tất trong thời gian học. Dù có thể hoàn tất trong thời gian học, có khi NCS và ngay cả người hướng dẫn chưa chắc đủ tư cách chuyên môn để can thiệp vào đối tượng nghiên cứu là con người.
Theo tôi đó là một qui định lạ lùng nhất trên thế giới. Tôi có thể khẳng định rằng nghiên cứu cấp tiến sĩ không cần phải là một nghiên cứu can thiệp. Tôi có thể nói câu đó lần thứ hai để nhấn mạnh. Trong thực tế, nghiên cứu cấp tiến sĩ có thể thực hiện những nghiên cứu không can thiệp. Vấn đề không phải là nghiên cứu có hay không có can thiệp, mà là giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu có giá trị, có cái mới, và có khả thi hay không. Không ai đánh giá một nghiên cứu dựa trên có hay không có can thiệp. Người ta đánh giá một công trình dựa trên các tiêu chuẩn tính khả thi, cái mới, tính liên đới hay khả năng đóng góp cho khoa học, và đạt chuẩn mực đạo đức khoa học. Do đó, tôi đề nghị nên bỏ qui định về nghiên cứu can thiệp trong đào tạo tiến sĩ.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng đề án nghiên cứu cấp tiến sĩ không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn (như nhiều người ngộ nhận), mà phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành. “Tri thức mới” ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ, v.v... Những tri thức như thế có thể không có khả năng ứng dụng trong tương lai gần, nhưng có thể góp phần thúc đẩy chuyên ngành phát triển một mức cao hơn. Xin nhớ rằng khám phá insulin phải đợi đến gần 50 năm sau mới ứng dụng trong lâm sàng.
Thủ tục “bao thư” lạ lùng. Ở nước ngoài có vài hình thức “bảo vệ” luận án. Ở các nước như Úc và Anh, luận án được gửi đi cho 2-3 giáo sư bình duyệt, và hội đồng học thuật của trường dựa vào bình duyệt của các giáo sư để quyết định trao bằng. Thông thường, vì luận án dựa trên các công trình đã công bố nên việc duyệt luận án khá dễ dàng. Có nơi, như bên Âu châu, trường đại học tổ chức một buổi lễ để NCS trình bày kết quả nghiên cứu và có dịp trả lời các câu hỏi của các giáo sư bình duyệt. Trong thực tế thì luận án đã được duyệt xong, buổi lễ “bảo vệ” chỉ là buổi trình làng và vui vẻ.
Nhưng ở Việt Nam, buổi bảo vệ luận án được tổ chức khá màu mè, rìng rang, và có phần nghiêm trọng. Điều đáng nói là tất cả đều do NCS chi trả! NCS phải chi trả tiền đi lại (kể cả vé máy bay), ăn ở, thậm chí quà cáp cho các chuyên gia phản biện. Khi phản biện xong, NCS còn phải “đi phong bì” cho từng giáo sư phản biện. Đó là một hình thức “bảo vệ” luận án không giống ai trên thế giới. Ở nước ngoài, các giáo sư duyệt luận án được trường đại học trả thù lao 100 USD (có nơi hơn chút). Việc NCS trả tiền hay đi phong bì cho các chuyên gia phản biện có thể xem là một hình thức hối lộ.
Kí kết lạ lùng.Có những trường hợp NCS được học bổng của nước ngoài, nhưng khi làm hồ sơ đi học thì NCS bị phía Việt Nam làm khó. Chẳng hạn như để làm hồ sơ đi học, trường bắt phải viết một bản cam kết bồi thường. Bồi thường gì trong khi học bổng nước ngoài cho? Người ta cho rằng NCS phải kê khai toàn bộ học bổng ở nước ngoài, rồi người thân ở Việt Nam phải kí cam kết nếu không về nước thì sẽ bồi thường toàn bộ số tiền này! Đó là một qui định có thể nói là rất lạ lùng và phi logic.
Trên đây là một vài điều lạ lùng trong chương trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Có lẽ một số người đọc qua sẽ ngạc nhiên vì sự phi lí của vài qui định, nhưng sự phi lí đó nó lại tồn tại trong thực tế và gây khó khăn cho nhiều người. Tôi nghĩ các giới chức cần phải xem xét các qui định trên và tham khảo cách làm của các đại học nước ngoài. Rất có thể làm đúng qui trình, số NCS sẽ ít đi, số người có tư cách hướng dẫn NCS tiến sĩ sẽ giảm, nhưng thà ít nhưng có chất lượng tốt hơn là đạt số lượng mà chất lượng thì quá kém.
Chú thích:
(1) Khi nói “nước ngoài”, tôi muốn nói đến các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Canada, Australia, hay theo hệ thống giáo dục phương Tây như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore, Thái Lan.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
(Từ Australia)

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Tắm sai cách sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn đấy!
Nằm điều hòa ngay sau khi tắm
 
 Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gây tai biến, ảnh hưởng xấu tới tính mạng.
 
  
canh-bao-tinh-huong-tam-co-the-gay-tu-vong-bat-ngo
 
 
Tắm khi cơ thể mệt mỏi
 
 
Thông thường, chúng ta thường cho rằng tắm khi đang mệt mỏi sẽ giúp cơ thể sảng khoái và tỉnh táo hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Tắm, nhất là tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn, bị cảm lạnh, choáng, bất tỉnh và thậm chí là tử vong đột ngột.
 
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên tắm xà phòng khi mệt mỏi bởi nó chứa nhiều kiềm mạnh, nếu xâm nhập vào da sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi. Cách tốt nhất là nghỉ ngơi để phục hồi sức lực rồi mới đi tắm nhé!
 
 
canh-bao-nhung-tinh-huong-tam-co-the-gay-tu-vong
 
 
Tắm khi huyết áp thấp
 
 Khi huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể cũng xuống thấp nên nhiều người chọn cách tắm nước nóng để làm ấm. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ cơ thể có thể gây shock đột ngột, làm các huyết quản giãn nở, dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp máu kịp thời tới các bộ phận trên cơ thể, gây mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí dẫn tới thiệt mạng.
 
 
canh-bao-tinh-huong-tam-co-the-gay-tu-vong-bat-ngo
 
 
 
Sau khi uống rượu bia
 
 Rượu bia chứa nhiều chất kích thích, vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, điều này còn có thể gây vỡ mạch máu, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
 
  
canh-bao-tinh-huong-tam-co-the-gay-tu-vong-bat-ngo
 
Tham khảo sản phẩm trà giải rượu: http://cucre.vn/vn/ha-noi/747/51781/tra-giai-ruou-mv.html?&ref=search
 
 
Tắm khi đang sốt
 
Khi nhiệt độ cơ thể ở mức 38 độ C trở lên, mức tiêu hao nhiệt lượng sẽ tăng khoảng 20%. Khi đó, nếu bạn tắm sẽ rất dễ bị cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng do sức đề kháng yếu. Thậm chí, điều này còn có thể dẫn tới đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng.
 
 
Tắm trong lúc quá đói
 
Đói là lúc lượng đường trong máu đang bị hạ thấp. Bạn càng đói nghĩa là lượng đường thiếu hụt càng cao. Nếu tắm vào lúc này, cơ thể của chúng ta sẽ không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết. Nó dẫn đến tình trạng chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.  
 
  
canh-bao-tinh-huong-tam-co-the-gay-tu-vong-bat-ngo
 
 
Tắm ban đêm
 
 
Tắm đêm, cho dù bạn có sử dụng nước nóng để tắm cũng vẫn gây ra nhiều tác hại. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong là rất cao.
 
 
 
Các bài viết liên quan: 
 

Quần sooc nam

Bài thuốc gia truyền trị vô sinh chỉ trong 4 tháng


10:00 AM | 09/08/2014 -Giới tính , -Tin nổi bật

Bài thuốc này hiệu nghiệm muộn nhất cũng chỉ trong vòng 4 tháng, ít ai phải quay lại lần hai khi đã vờ òa trong nước mắt với tin vui có em bé.
Mách chị em 5 loại cháo chữa vô sinh cho chồng
Lòng đỏ trứng – cứu tinh của các cặp vô sinh 
Trên báo Lao động có viết về anh nông dân Hoàng Văn Khai (SN 1971, trú tại thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) với bài thuốc gia truyền của gia đình đã giúp rất nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi cảnh mòn mỏi mong con.
Thông tin cho hay, anh Khai là đời thứ 7 tiếp nối phương thuốc quý chữa vô sinh của một gia tộc người Hoa. Bố anh trước khi từ bỏ gia đình về Trung Quốc sinh sống đã kịp truyền lại cho anh bài thuốc quý này. Dẫu vậy, anh Khai không hề hành nghề thuốc mà chỉ giúp đỡ những trường hợp thực sự hiếm muộn và tìm đến với anh.
Lần đầu tiên anh Khai cắt thuốc là khi anh 19 tuổi và anh cắt thuốc cho chính là vợ chồng chủ vườn nơi anh làm thuê trên huyện Lục Ngạn. Vợ chồng này 4 năm sau khi lấy nhau vẫn chưa có mụn con nào, sau khi uống thuốc của anh Khai 1 tháng, tin vui đã đến với hai vợ chồng. Từ đó, bài thuốc của anh được nhiều người truyền tai nhau, những cặp vợ chồng hiếm muộn đã gõ cửa nhà anh cậy nhờ để có được hạnh phúc trọn vẹn.
Cây củ gai được dùng trong vị thuốc của anh Khai.
Cây củ gai được dùng trong vị thuốc của anh Khai.
Có hiệu quả muộn nhất trong vòng 4 tháng
Anh Khai cho biết, bài thuốc chữa vô sinh của anh bao gồm 2 loại: 1 loại để chữa trị cho nam giới mắc bệnh vô sinh do sinh lý yếu hoặc tinh trùng yếu. Một loại để chữa cho nữ giới mắc bệnh vô sinh do bẩm sinh, do viêm nhiễm tử cung, tắc vòi trứng, thấp dạ con hoặc do nạo hút thai nhiều ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Cũng theo anh Khai, nguyên nhân hiếm muộn không chỉ từ phía người phụ nữ mà nhiều khi là ở nam giới. Vì vậy, khi chữa anh cần bắt mạnh và tìm hiểu căn nguyên của cả hai để có cách điều chỉnh phù hợp thì bài thuốc mới đạt được hiệu quả tuyệt đối.
“Vị thuốc trong bài thuốc chữa vô sinh của tôi chẳng cầu kỳ, ra ngay ngoài vườn này cũng có thể kiếm được gần đủ một bài thuốc”, anh Khai nói.
Thuốc của anh dùng hoàn toàn là thuốc tươi, các vị thuốc có quanh năm nên rất dễ kiếm. Ngay khu vườn ngay sau nhà có một số loại cây, trong đó có một bụi cây lá to có tên gọi là cây củ gai, anh cho biết loại này có tác dụng chữa trị cho chứng vô sinh bẩm sinh, rối loạn kinh nguyệt của người phụ nữ. Một cây khác có tên là cây vối hạt, có tác dụng chữa trị cho những người phụ nữ bị thấp dạ con hay bọ mẩy là vị thuốc chữa sinh lý yếu cho nam giới… Tất cả các loại cây đó mọc ở khắp vườn và xung quanh nhà anh rất nhiều.
Bài thuốc của anh khi chữa cho nam giới thường được ngâm vào rượu, khi uống có tác dụng bổ thận, tráng dương, kích thích tinh hoàn. Những người không uống được rượu thì có thể sắc lấy nước uống. Còn khi chữa trị cho phụ nữ, anh cắt thuốc để sắc. Thuốc dùng cho nam có khoảng 9 vị, nữ thì nhiều hơn chút.
Theo anh Khai, bài thuốc này có hiệu quả muộn nhất là trong vòng 4 tháng. Đa số người dùng thuốc của anh một lần là có kết quả, rất ít người đến tới lần thứ hai.
Không hành nghề làm thuốc
Nhận xét về bài thuốc chữa vô sinh của anh Khai, ông Nguyễn Văn Hiệp – phó trưởng thôn xóm Thượng Lâm cho biết: “Anh Khai có bài thuốc chữa trị vô sinh nổi tiếng nhiều năm nay, nhưng anh ấy không hành nghề làm thuốc mà chỉ giúp khi có người cần nhờ đến. Ngay mấy cặp vợ chồng trong thôn này cũng được anh ấy chữa khỏi. Điều đáng quý là anh chỉ chữa giúp mà không lấy đó làm giàu cho bản thân”.
Dù chữa được cho rất nhiều người, nhưng anh hoàn toàn không đòi hỏi vật chất, tùy tâm người cảm ơn và chưa bao giờ anh nhận quá vài trăm nghìn đồng. Theo anh, chữ “phúc” cũng là một vị trong bài thuốc nên anh chẳng dùng nó để làm giàu, “nếu đòi công thì tôi đã chuyển hẳn sang nghề làm thuốc rồi”, anh nói.
Một số trường hợp đã chữa khỏi vô sinh từ bài thuốc của anh Khai:
Đôi vợ chồng ở thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, do người vợ bị viêm tử cung nên cưới nhau được 5 năm, họ vẫn không thể có con. Dù họ đã khám chữa ở bệnh viện nhiều nơi, tốn kém nhiều tiền của mà cũng chẳng ăn thua. Trước áp lực của gia đình bắt phải có được thằng con nối dõi vì người chồng là trưởng họ, cả hai đã tính đến nước ly dị. Cách đây gần 4 năm, được người giới thiệu, họ tìm đến anh với hy vọng ít ỏi. Nhưng may mắn đã mỉm cười, chỉ sau 2 tháng uống thuốc, người vợ có thai và sinh liền một mạch được cả trai lẫn gái.
Cách đây 2 năm, có một cặp vợ chồng ở Hải Dương làm nghề buôn bán vật liệu xây dựng cũng dắt nhau lên đây nhờ anh bốc thuốc. Được biết, kết quả khám ở bệnh viện cho thấy chị vẫn bình thường, còn chồng thì chẳng chịu đi mà toàn đổ tội cho vợ “không biết đẻ”. Anh Khai bèn bắt mạch và nói nguyên nhân là do tinh trùng của người chồng loãng nên khó có con. Anh cắt thuốc cho người chồng, sau khi uống hết được 6 ấm trong vòng 2 tháng thì có kết quả. Đầu năm vừa rồi, hai vợ chồng đưa cháu bé tới nhà anh cảm ơn. Chị vợ còn vui mừng cho biết, từ khi có con, anh chồng bỏ mọi tật xấu mà tu chí làm ăn, cuộc sống gia đình vui vẻ như trước.
Ngay ở trong thôn có vợ chồng anh Nguyễn Văn Tuân (SN 1975) và chị Nguyễn Thị Huế (SN 1978) cũng hiếm muộn, được anh chữa trị hiện đã có hai đứa con lớn đi học. Hoặc anh Nguyễn Văn Hay và chị Nguyễn Thị Tường cũng nhờ vào bài thuốc của anh mà có con. Còn có chuyện người vợ do thời con gái nạo phá thai nhiều nên ảnh hưởng, khi đến đây phải giấu giếm nhờ anh lấy thuốc giùm…
Nguyễn Khang
Đọc “Vẫy vào vô tận” của Đỗ Lai Thúy
Mai Anh Tuấn
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của  Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Trước Vẫy vào vô tận1, Đỗ Lai Thúy đã từng phác dựng nên Chân trời có người bay2. Không khó để nhận ra mối tương thông giữa hai cuốn sách cách nhau đúng một con giáp này: cả hai, một mặt, đều cân bằng số lượng bài viết và song hành về cách thức triển khai ý tưởng. Nhưng mặt khác và là điều đáng nói hơn, cả hai đều tập trung tìm biết một đối tượng mà lâu nay, bởi quán tính ngần ngại thăm dò tường tận, đã không được hiển thị dứt khoát: chân dung các nhà học thuật. Bởi đã quá quen với vô số kiểu chân dung theo công thức lấy cự li gần làm thước ngắm có nguy cơ thế tục hóa ngay ở thú nhận “như tôi biết”, “như tôi hình dung”, nên người ta sẽ không khỏi bất ngờ trước lối viết chân dung học thuật của Đỗ Lai Thúy: mỗi chân dung là một tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút. 

Ở môi trường mà câu hỏi “ai là ai” đôi khi rất dễ bị bỏ mặc hoặc được trả lời cẩu thả đến bất ngờ như Việt Nam thì việc Đỗ Lai Thúy chủ đích lựa chọn ai đó để tái minh định họ, bất kể đã thành thiên cổ hay còn đương thời, bất kể quen biết hay xa lạ, không thể coi là việc làm thù tạc, mà phải nên hiểu như là một thao tác nghiền ngẫm cái bản lai diện mục của [những] con người này, riêng và duy nhất, đã và đang hiện diện ở đâu đó, trong kí ức, trong tư liệu, hoặc thậm chí, trong đời sống mà chúng ta tưởng không hề liên đới. 

Nhan đề Vẫy vào vô tận lấy tứ từ câu thơ của Phạm Hầu trong Vọng Hải Đài: “Giơ tay ta vẫy ngoài vô tận/Chẳng biết xa lòng có những ai”. Mỗi chân dung trí thức được tác giả xem như một cái vẫy tay vào vô tận, “là cái vẫy tay của người bay ở chân trời”.
Làm thế nào mà, sau tròn một vòng giáp, Đỗ Lai Thúy vẫn tỏ ra hứng thú kiên trì điểm mặt gọi tên lần thứ hai 17 chân dung học thuật để có đủ một “bảng chỉ dẫn” đa diện, đa thanh về các cung đường học thuật, tư tưởng Việt Nam, dĩ nhiên, chỉ qui hẹp trong phạm vi khoa học xã hội? Nhưng câu hỏi khác đáng để bàn hơn, là, với một tổng sắp trí thức ấy, 34 chân dung được nhìn nghiêng như tác giả thừa nhận, người đọc có thể nắm bắt được những gì về diện mạo trí thức Việt Nam, với tất cả tài năng, đóng góp và thân phận của họ, trong nhu cầu lắp ghép vào hiện tại hôm nay và cả trong tương lai gần những điểm khả thủ từ bóng hình quá khứ? 


Hành trình gối tiếp nhiều chiều của người trí thức 

Vẫy vào vô tận bắt đầu từ Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) và dừng lại ở Hà Văn Tấn (1937-). Nếu người mở đầu là một trí thức Ki-tô giáo trong thời điểm Nho giáo bị thử thách dữ dội bởi phương Tây hóa thì người cuối cùng đã là lương đống của khoa học xã hội miền Bắc trong thời đoạn Marxist hóa tư tưởng, học thuật. Giữa họ, nếu nhìn vào mạch phân tích của Đỗ Lai Thúy, có thể tạm qui vào hành trình gối tiếp nhiều chiều của người trí thức: từ điểm xuất phát là nhu cầu, quyết tâm canh tân đất nước đến mức độ chuyên môn hóa nghề nghiệp. 

Công cuộc canh tân đất nước, từ giữa thế kỉ XIX trở về sau, hút vào đó một lượng lớn trí thức mà kích thước nói và  làm của họ hẳn là quá cỡ so với điều kiện ngặt nghèo lúc bấy giờ, như Đỗ Lai Thúy chỉ ra, từ Trương Vĩnh Ký, đến Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Nhất Linh... Không ai là không nghe đến họ, nhưng từ lâu và cho đến nay, trong không ít các bàn luận mặc định, chỉ cách mạng giải phóng dân tộc và những yếu nhân làm nên sự nghiệp đó mới được thư khố hóa, giáo khoa hóa, còn những cái tên trên, do cái nhìn cứng nhắc qui vào tiểu sử, đã không hoặc ít được xếp vào một tổng thuật nào thực sự thấu đáo. Trong cái nhìn cởi mở của Đỗ Lai Thúy, họ, ngược lại, có những tác động quan trọng tạo nên khúc ngoặt hệ hình tư duy: cứu nước cũng đồng nghĩa với hiện đại hóa và những tâm sức canh tân đất nước cũng cần phải được hiểu đúng như là một công nghiệp vì dân, vì giang sơn xã tắc. 

Đỗ Lai Thúy chỉ ra, từ Trương Vĩnh Ký, đến Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Nhất Linh... - không ai là không nghe đến họ, nhưng từ lâu và cho đến nay, trong không ít các bàn luận mặc định, chỉ cách mạng giải phóng dân tộc và những yếu nhân làm nên sự nghiệp đó mới được thư khố hóa, giáo khoa hóa, còn những cái tên trên, do cái nhìn cứng nhắc qui vào tiểu sử, đã không hoặc ít được xếp vào một tổng thuật nào thực sự thấu đáo. 
Từ cái nhìn đó và từ một độ lùi nhất định trước tư liệu đã có, Đỗ Lai Thúy nhận ra ở đề xuất của Nguyễn Trường Tộ một “đường lối cứu nước bằng văn hóa chứ không chỉ đơn thuần bằng bạo lực quân sự” (tr.23); ở việc làm của Trương Vĩnh Ký “một đường lốicho công cuộc canh tân” (tr.45); ở tân nam tử Nguyễn Văn Vĩnh là “hình ảnh một trí thức độc lập” (tr.74); ở tầm vóc Phạm Quỳnh “không lấy quá khứ, mà tương lai làm chuẩn” (tr.97;, ở sự đa diện Nhất Linh một mạch nhất quán trong “tấm lòng tha thiết với sự canh tân đất nước, đổi mới văn học và văn hóa” (tr.143)... Như vậy, những nhân vật này, thay vì mất khỏi một lịch sử chỉ qui hẹp vào đấu tranh cách mạng, đã hiện hữu trong lịch sử hiện đại đa xu hướng, đặc biệt là xu hướng kiến tạo quốc gia dựa trên tinh thần tự chủ văn hóa, tư tưởng. Điều này, theo tôi, quan trọng ở chỗ nó thôi thúc người đọc hôm nay phải tìm biết quá khứ không chỉ thông qua một mà nhất thiết phải qua nhiều lịch sử. Và ở nhiều lịch sử ấy, mỗi một tiếng nói, mỗi một hình mẫu tuy khác nhau, nhưng, không như nỗi ái ngại về sự rời rạc của nó, đã hết sức liên đới với nhau trong ý niệm chung về một quốc gia, một dân tộc. Chính đây có thể coi là thông điệp mấu chốt toát ra từ sự tái đọc tiền nhân của Đỗ Lai Thúy. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi Đỗ Lai Thúy chọn một cuộc đọc đa văn bản (văn học, văn hóa, khảo cổ, ngôn ngữ..), đa giai đoạn (trước, sau 1945; trước, sau 1975), đa thế hệ (giao thời, hiện đại)... nhằm tiến đến gần hơn sự đa dạng của các khám phá tri thức, học thuật từng có. Nhưng điều giữ cho sự đa dạng ấy không bị ngăn trở bởi các lằn ranh ý thức hệ hoặc địa-chính trị, như Đỗ Lai Thúy đề xuất, là hãy đọc điều họ viết, việc họ làm, chứ không sa vào chỗ họ ngồi, nơi họ đứng. Cuốn sách, nhờ đó, trở nên rộng rãi với nhiều cái-tên-người-bay khác nhau chân trời, từ Nguyễn Hiến Lê, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Đặng Tiến đến Đinh Gia Trinh, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Nghiêm Vạn, Hà Văn Tấn, hay, ít biết đến như Nguyễn Khắc Dương. Sự rộng rãi đàng hoàng ấy, thiết nghĩ, chỉ có được từ sự đồng cảm sâu sắc. 


Vẫy vào nhận thức 

Vậy thì, xin quay lại với thắc mắc lúc đầu, diện mạo trí thức Việt Nam qua 17 chân dung vừa nêu, được điểm xuyết ở nét chính nào. Theo tôi nắm bắt, trước hết, đó là sự bỏ lỡ của những phát kiến, sự dở dang giữa đề đạt và thực thi, sự xa lạ giữa tư tưởng của cá nhân và tầm đón nhận của đám đông. Câu chuyện cách tân, như Nguyễn Trường Tộ hay Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh theo đuổi, thường bắt đầu từ phương Tây, cụ thể hơn là Pháp. Điều lí ra dễ chấp nhận này lại trở thành phản ứng gay gắt trong giới bảo thủ, khiến những viễn kiến của họ, hoặc bị gạt ra ngoài, hoặc không hội đủ điều kiện để thực thi tới cùng. Bởi thế, họ đều kết thúc mình trong bi kịch theo nhiều kiểu khác nhau. Nhưng điều gây e ngại hơn còn ở sự lép vế dần của mô hình trí thức độc lập một khi môi trường nuôi dưỡng nó bị kiềm tỏa lâu dài, bị rút phép phản biện và đại nghị học thuật. Số lượng các nhà khoa học sinh trong thập niên 1930 và bắt đầu có thân danh cao sau đó ba thập niên ở miền Bắc dường như đều phải “tiêu lẹm” một ít vốn liếng học vấn, tâm trí, thời gian cho những công việc “được giao” ngoài chuyên môn. Họ tạo nên cái gọi là “trí thức-cán bộ” mà thâm niên cán bộ càng dày thì thâm hụt khoa học có khi càng lớn. Tất nhiên, những nỗ lực để không chỉ hồng mà còn rất chuyên ở họ là thường xuyên, có tính chất sống còn3. Bởi thế, dù ngưỡng mộ sức lao động của Đặng Nghiêm Vạn, Hà Văn Tấn, nhưng Đỗ Lai Thúy vẫn nhắc lại Từ Chi, nhà dân tộc học có mặt trong Chân trời có người bay, để tâm đắc cái vị thế “ngoài lề” của nhà Mường học hàng đầu Việt Nam này. Song người như Từ Chi lại bị khuất lấp quá lâu trong một cộng đồng còn dai dẳng văn hóa thuần nông ưa thích những chuyện rỉ tai, tiếng đồn thổi hơn là bỏ trí óc để hiểu kĩ càng vấn đề. Rút cuộc, sự lựa chọn trở thành mình và tìm cách sử dụng mình của các trí thức hiện đại vẫn là bài học kinh nghiệm có vẻ chưa mất tác dụng cho đến hôm nay. 

Nhưng liệu có nên coi đây là khâu nhập môn căn yếu cho những ai mới bắt đầu bước vào con đường khoa học? Tôi nghĩ tác giả cuốn sách không chủ trương dùng mẹo mực để “trở thành một thứ “nửa dơi nửa chuột” ở những người khôn ngoan, mà chỉ muốn nhắc nhở về sự tỉnh táo lựa chọn, bởi rất có thể, “bi kịch sẽ lặp lại như một hằng số lịch sử”(tr.23). Thể tất, trí thức Việt hiện đại tự làm nên những huyền thoại đôi khi phải nhờ đến cái gọi là món quà số phận mà vị thượng đế giấu mặt đã không ngần ngại ban cho. 

Là những tùy bút chân dung học thuật nên nhịp chính của cuốn sách là các bàn luận về sản phẩm khoa học bằng thao tác khảo cứu, nhận định. Lối dựng chân dung này đòi hỏi người viết đồng thời là người nghiên cứu. Nhưng nếu chỉ trình bày các thẩm định học thuật không thôi thì các chân dung kém đi phần sinh động ở khía cạnh cá tính, cốt cách. Đỗ Lai Thúy từng thể hiện khả năng dung hòa hai mặt khó này ở Chân trời có người bay và vẫn giữ được tinh thần đó ở Vẫy vào vô tận. Viết về mỗi con người đều là dịp để tác giả nói thêm, nói khác về các vấn đề văn hóa, văn học, lịch sử xã hội liên quan đến khoa học nhân văn. Đấy là những chỗ tác giả gài cắm chủ kiến và thú vị hơn, giọng điệu của mình. Cho nên đọc Vẫy vào vô tận, ngoài việc nhận những tóm lược học thuật của các nhà khoa học, thì độc giả còn được nhận những nhãn tự khá mới mẻ, như “tư tưởng tư liệu” (về Thanh Lãng), “con đường không có đường” (về Nguyễn Khắc Dương), “một ca, thậm chí một đại ca, của làng phê bình văn học Việt Nam đương đại” (về Hoàng Ngọc Hiến)... 

Viết chân dung người khác, đến một lúc nào đó, là để chân dung của mình trở nên rõ nghĩa. Tôi vội nghĩ, ở nét nghĩa thứ nhất, Đỗ Lai Thúy là người thâm trầm, điềm tĩnh nhưng luôn sắc sảo và, ở tuổi ông, hóm hỉnh một cách thông thái. 

Vẫy vào vô tận không có nghĩa là vẫy một lần cho mãi mãi. Bản thân các nhân vật của cuốn sách cũng không phải đã kết thúc ngay khi đứng trong tập hợp này. Họ vẫn luôn đầy tính gợi mở và, nếu nhìn lại ở nhiều cách tiếp cận khác, vẫn đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới. Nhiều nhân vật mà tư liệu của họ, về họ hiện chưa được đầy đủ hẳn sẽ thúc ước những người khác tìm ra các va động và giới hạn khác của họ. Đương nhiên, phải thừa nhận rằng, trong đời sống đương thời đang chú mục vào cái ăn ngay, thì thật khó có mấy ai tự nguyện đem năng lượng của mình để trục vớt cái quá vãng xa vời. Tôi muốn hiểu ý tưởng của Đỗ Lai Thúy khi viết Vẫy vào vô tận“không tôn vinh Quá khứ, mà để kiến thiết một Hiện tại” như là một tấc lòng ưu ái chẳng mấy ai hay biết vậy! 
---
1 Nhà xuất bản Phụ nữ, 2014, 464 trang.

2 Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2002, 502 trang.

3 Trong Chân trời có người bay, trường hợp nhà khoa học Nguyễn Văn Huyên, “sau gần 30 năm làm quan, dù là quan cách mạng”, tuy vẫn không nguôi khát khao trở về với khoa học, được làm khoa học, nhưng “thời điểm có thể đã trôi qua”, là ví dụ cho thực tế đã có sự lỡ việc trong đời nhiều nhà nghiên cứu tài danh.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

         Biệt thự tiền tỷ thành nơi “nghỉ dưỡng”…của bò

(Dân trí) - Nhiều căn biệt thự nằm ở vị trí đắc địa tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, nơi tưởng như là khu nghỉ dưỡng lý tưởng giờ đây đang rơi vào tình trạng bị bỏ hoang và trở thành nơi “nghỉ dưỡng” của bò.


10 sáng 11/8, PV Dân trí có mặt tại khu dân cư Khang An (phường Phú Hữu, quận 9) nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, giao điểm giữa đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành và đường vành đai phía Đông, nhiều khu dân cư được xây dựng với những căn biệt thự kiểu dáng sang trọng đang bị bỏ hoang, cỏ phủ kín. Thậm chí nhiều căn, chủ đầu tư còn dùng gạch xây kín cửa.
Những công trình này không chỉ gây lãng phí mà còn làm mất mỹ quan đô thị tại nơi được xem là “miền đất hứa” của thành phố.
Theo công bố của chủ đầu tư, dự án khu dân cư Khang An gồm 350 nền biệt thự song lập và đơn lập, nhà liên kề với khu thương mại và chung cư cao 9 tầng nhưng thực tế dự án hiện nay chỉ là những miếng đất đầy cỏ dại xen kẽ với những căn nhà bỏ hoang lâu ngày đang xuống cấp trầm trọng.
Những căn biệt thự bỏ hoang tại mảnh đất được xem là thiên đường ở cửa ngõ phía Đông của TP.HCM
Những căn biệt thự bỏ hoang tại mảnh đất được xem là "thiên đường" ở cửa ngõ phía Đông của TP.HCM

Những người dân cư ngụ tại khu dân cư Khang An phản ánh, các chủ đầu tư trước đây đều cam kết sẽ đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, nhưng sau khi đã bán hết đất, họ cũng bỏ luôn trách nhiệm hoàn thiện hạ tầng, khiến các khu dân cư không có các dịch vụ tiện ích. Nhiều lần có người đến xem nhà đất thấy thực trạng này họ đã “một đi không trở lại”.
Hình ảnh những căn biệt thự bị bỏ hoang tại khu dân cư Khang An:
Những căn biệt thự bỏ hoang tại mảnh đất được xem là thiên đường ở cửa ngõ phía Đông của TP.HCM
Những căn biệt thự bỏ hoang tại mảnh đất được xem là thiên đường ở cửa ngõ phía Đông của TP.HCM
Khu biệt thự nằm ngay giao điểm của đường cao tốc Sài Gòn - Long Thanh - Dầu Dây và đường Vành đai phía Đông, mỗi căn có diện tích hàng trăm m2
Trung Kiên – Trung Dũng

Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng
Trung Kiên – Trung Dũng

Trung Kiên – Trung Dũng

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Văn Hóa - Giải trí

Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu

Chủ nhật, 2014-08-10 11:45:08 - Nguồn: Tiin.vn

Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Trên sân khấu chương trình đại nhạc hội dã ngoại hồi tháng 4 đầu năm, ca sĩ chuyển giới Hương Giang idol có màn trình diễn sôi động. Những động tác vũ đạo khiến cô suýt bị tụt áo nhưng Hương Giang kịp chỉnh lại.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Trước đó, nữ ca sĩ từ cuộc thi Vietnam Idol từng bị lộ ngực cũng vì biểu diễn quá “sung” ở một quán bar.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Là ca sĩ thường khuấy động sân khấu âm nhạc, Mỹ Tâm đem hết nội lực vào từng ca khúc. Hình ảnh nữ ca sĩ nhảy nhót, lắc tóc mỗi khi diễn sung sức không còn lạ với khán giả. Một lần, giọng ca Đà Nẵng vẫn biểu diễn hết mình dù đang bị sái cổ vì căng cơ, trong khi trình diễn, chiếc lắc tay của cô bị văng xuống nền.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Tháng 3 đầu năm nay, Minh Hằng cùng với Noo Phước Thịnh tham gia chuỗi liveshow Tôi tỏa sáng với những màn biểu diễn trẻ trung, ấn tượng. Khi tới tiết mục mashup gồm 5 ca khúc Người vô hình – Chia tay không lý do – Mây – Beautiful Girl và Một vòng trái đất, nữ ca sĩ trẻ hát sung tới lạc giọng ở một số đoạn.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Trong buổi tiệc sinh nhật hồi tháng 6 vừa qua, “bé Heo” còn bị tuột dây áo crop top vì màn biểu diễn nhiệt tình.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Hồ Ngọc Hà cũng là một trong những giọng ca được chờ đợi khi bước lên sân khấu bởi sự đầu tư về hình ảnh, vũ đạo đẹp mắt. Trong đêm chung kết Tuyệt đỉnh tranh tài hồi tháng 6, nữ ca sĩ là khách mời biểu diễn cùng với Phương Uyên. Vì quá nhập tâm vào ca khúc nên Hồ Ngọc Hà có những tư thế đứng khá kỳ lạ.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Năm ngoái nữ ca sĩ 1 con từng bị trẹo cổ vì nhảy quá sung trong đêm diễn ở Hải Phòng.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Hiếm trường hợp như 2 ca sĩ trẻ Yanbi và Mr T dùng ngôn từ phản cảm để thể hiện Thu cuối trong tâm trạng phấn khích khi được khán giả cổ vũ.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Tại một buổi diễn ở Hải Phòng vào cuối năm ngoái, đoạn điệp khúc của Thu cuối được Yanbi và Mr T biến tấu bằng những ngôn từ tục tĩu, hành động này bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn phạt 5 triệu đồng.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Trong dịp biểu diễn Kiss Me ở đêm công bố Top 20 Thử thách cùng bước nhảy, Thủy Tiên mải nhảy nhót nên bị lộ giọng hát phô và yếu, thậm chí bị lạc giọng.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Khán giả của đêm gala chung kết Vietnam's Got Talent phát hiện ra một chi tiết khá thú vị trong màn biểu diễn One Night Only của ca sĩ Thu Minh.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Trong khi nữ ca sĩ khoe chất giọng nội lực đầy kỹ thuật chinh phục những nốt cao vút cùng biểu cảm “phiêu” với ca khúc, người xem nhận ra một bàn tay của cô chi chít chữ. Vì luyện tập gấp nên Thu Minh đã chép lời ca khúc lên tay. 
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Tháng 1 đầu năm nay, nam ca sĩ Tùng Dương tổ chức minishow Love Songs ở Hà Nội, trong màn biểu diễn khép lại chương trình, nam ca sĩ biểu diễn hết mình đến mức một chiếc loa trên sân khấu bị cháy mà anh không hề hay biết.
Những tình huống khiến ca sĩ Việt ngượng tím mặt trên sân khấu
Mãi đến khi có tiếng xôn xao và khán giả di chuyển đến nơi khác, giọng ca nội lực mới biết. Tùng Dương chia sẻ lý do cháy loa có lẽ bộ phận kỹ thuật đã căn chỉnh âm thanh lớn hơn mọi khi và một phần do giọng hát đầy năng lượng của anh.
5 ca sĩ Việt nổi đình đám không bằng tài ca hát

5 ca sĩ Việt nổi đình đám không bằng tài ca hát

Theo Khôi Ngô (Zing.vn)/Tri thức            

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Bí quyết kiểm soát đường huyết 5,9

29/07/2014 03:36

Nhận được cuộc gọi từ chú Vũ Hải Châu (P305, nhà A5, ngõ 28 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội), tôi đã có dịp đến thăm nhà chú trong một buổi chiều mưa. Căn nhà tuy không quá rộng nhưng cách sắp xếp gọn gàng khiến tôi ấn tượng với không gian thoáng đãng. Công việc của kỹ sư địa chất nay đây mai đó cho chú nhiều trải nghiệm và kiến thức phong phú. Nhưng cũng từ đây thói quen ăn uống thất thường khi xa nhà cùng những lần rượu bia tiếp khách là tiền đề cho căn bệnh tiểu đường tìm đến chú.
“Miễn cưỡng” biết bệnh tiểu đường!
Đôi mắt xa xăm hồi tưởng lại quá khứ, chú kể mình may mắn vì được trời phú cho sức khỏe tốt. Nên dù công việc vất vả, phải đi lại nhiều, người khác thì thường lảng tránh nhưng chú lại không hề nề hà. Tuy nhiên khoảng 7 năm gần đây, chú bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: trong 7 năm chú giảm 7kg và có biểu hiện chuột rút thường xuyên. Vẫn nghĩ do tuổi tác nên chú cũng chủ quan không đi khám. Chỉ đến 1 năm trước, khi chịu sức ép từ vợ, chú mới miễn cưỡng đi khám cho cô vui lòng. Cũng từ sự “miễn cưỡng” này, vợ chồng chú sững sờ khi nghe bác sĩ thông báo chú đã mắc bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết 9,5 mmol/l.
Bí quyết ổn định đường huyết 5,9
Chú Châu rất sững sờ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường
Đã từng nghe nhiều thông tin về căn bệnh này nhưng chú chưa bao giờ nghĩ mình lại trở thành nạn nhân của bệnh. Nỗi lo biến chứng tiểu đường gặm nhấm sức khỏe và tước đi cái quyền chăm sóc vợ con khiến chú càng thêm suy sụp. Bản thân chú lo một thì cô lo gấp 10. Cô đứng ngồi không yên, bởi với cô, chú không chỉ là trụ cột gia đình mà còn là bờ vai vững chắc cho ba mẹ con cô. Để vợ yên tâm, chú cũng chịu khó uống thuốc và đi khám đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng sau 2 tháng dùng thuốc tây, đường huyết của chú vẫn duy trì ở ngưỡng cũ mà không có dấu hiệu giảm. Những bước chân ra vào căn nhà trở nên nặng nề như có “bóng ma” đang ám ảnh lên gia đình bé nhỏ.
Kiểm soát đường huyết – Đáp án đơn giản cho bài toán khó!
Kết hôn khá muộn nên chú hiểu và trân trọng giá trị gia đình. Từng phút giây được sống cho vợ con là niềm hạnh phúc duy nhất của chú. Đó cũng là động lực thôi thúc chú tự chủ động tìm kiếm những giải pháp cho căn bệnh mang tên tiểu đường. Thời gian rảnh, chú tìm hiểu thêm các sản phẩm hỗ trợ thông qua nguồn tin trên internet. Chú có sử dụng qua một vài sản phẩm nhưng đường huyết chỉ giảm đến 7,5 mmol/l và dừng ở đó trong suốt một thời gian dài. Nhìn cô vẫn thấp thỏm không yên với căn bệnh của mình, chú lại kiên trì tiếp tục tìm kiếm thêm những giải pháp khác…
Cho đến ba tháng trước đây, cái tên Thanh Đường An xuất hiện như một cơ duyên đến với chú. Tìm hiểu rất kỹ thông tin sản phẩm trước khi lựa chọn, biết Thanh Đường An hoàn toàn có nguồn gốc thảo dược chú mới yên tâm sử dụng. Mười ngày đầu dùng với liều tấn công 12 viên/3 lần/ngày, sau đó giảm liều như được hướng dẫn, khi đi kiểm tra lại đường huyết chú dường như không tin vào mắt mình khi chỉ số hiển thị là 5,9 mmol/l. Chú vỡ òa trong niềm hạnh phúc như được tái sinh lần 2. Hiện tại, chú vẫn dùng Thanh Đường An duy trì ở mức 4 viên/ngày/2 lần. Ba lần đi khám đều cho kết quả đường huyết ở mức an toàn, đặc biệt các biểu hiện chuột rút cũng không còn. Chú ăn ngủ tốt và bắt đầu tăng cân trở lại. Nhìn nét mặt cô thoải mái và ánh mắt tràn ngập niềm vui, tự bản thân chú thấy phải quý trọng sức khỏe để tiếp tục làm tròn trách nhiệm với tổ ấm yêu thương của mình.

Chỉ số đường huyết của chú Vũ Hải Châu đã ổn định ở mức 5,9
Tôi thắc mắc là tại sao giữa vô vàn sản phẩm cho bệnh nhân tiểu đường, chú lại chọn Thanh Đường An? Chú cười, ánh mắt sáng lên khi nói: “Thanh Đường An đã có thử nghiệm đánh giá lâm sàng nên chú thấy tin tưởng. Hơn nữa, chú rất quan tâm đến sự phát triển của cây thuốc Việt, Thanh Đường An là sản phẩm của Việt Nam nên chú lựa chọn để chung tay góp phần thúc đẩy nền dược học nước nhà phát triển”. Nụ cười hiền của chú gợi cho tôi ý thức về một tình yêu đất nước từ những việc nhỏ nhất.
Cơn mưa chiều ngớt, tôi xin phép chú ra về. Tiễn tôi ra cửa với lời dặn dò vô cùng đơn giản nhưng thật trách nhiệm: “Thanh Đường An tốt như vậy, các cháu phải truyền thông cho nhiều người như chú biết đến mới được!”. Vâng, cảm ơn chú đã cho tôi niềm tin yêu nghề và tiếp tục công việc giúp ích cho nhiều người bệnh đang ngày đêm mòn mỏi vì bệnh tiểu đường.
DS Bảo Trâm
Hãy liên hệ ngay số điện thoại 0917.010.046/0967.790.146 để nhanh chóng kiểm soát đường huyết từ ngày hôm nay.

Thanh Đường An giúp kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng