Chuyện nhà bác chăn vịt
Posted on Tháng Tư 8, 2013
1. Năng khiếu
Bạn bè trong ngành thường khuyên mình phải quan sát con, tìm thế mạnhn mà định hướng nghề nghiệp cho con sau này. Dưới đây là một số ghi chép về con gái:
2. Sáng tạo
Mẹ về đến cửa, con gái chạy đón, nước mắt chực trào xuống má, hai tay đưa mẹ cuốn vở đã mở sẵn, miệng lí nhí: “Mẹ đánh con đau cũng được.” Trong vở ghi: “Hà Dương vẽ truyện tranh ra bàn học. Đề nghị gia đình đến lau đền cho nhà trường…Cô giáo chủ nhiệm lớp 3a”
Mẹ lên tầng 2 thay quần áo, đã thấy hai bông hoa sen bị bóc nát be bét nổi trên bát thủy tinh. Trên giường vung vãi đầy bông ngoáy tai được cắt ra để ghép hình. Tối, sau một hồi bàn về tính “sáng tạo và thích tìm hiểu” của Hà Dương, ông nội kết luận: “Bố nó ngày xưa hiền lắm, chắc nó quậy giống mẹ!”
Ngày xưa mình có nghịch tí thôi mà, nào đến nỗi!
3. Thân
Bác trai và bác gái đi ngủ, áp má tình cảm ghê lắm.
- Mẹ nó này, áp má vào vợ thấy thân lắm nhé, chứ chạm vào đứa khác thấy cứ ngường ghượng thế nào ấy!
Bác gái đang lim dim sung sướng, bỗng giật nẩy cả mình.
- Này, chết nhá! Thế ông đã áp má những đứa nào rồi?
4. You are my holiday!
Sáng chuẩn bị đi làm, bác trai bật nhạc, bác gái phởn, nghêu ngao hát theo “Let me take you far away, you ‘re my holidayyyyy!”
Bác trai lẩm bẩm: “Tui là chồng bà, không phải là holiday à nghen. Tui là cả working days, weekends và holidays à nghen!”
5. Này thì lý luận!
Bác gái post lên facebook:
“Một trong những vấn đề lớn của các sếp là luôn coi nhân viên mình mãi là thằng làm công ăn lương dưới quyền. Nếu họ ngay từ đầu đã coi nhân viên như những đối tác tiềm năng hoặc thậm chị rằng lúc nào đó chính nhân viên của mình sẽ là người chìa tay cho mình một cơ hội, thì hẳn rất nhiều vấn đề của họ đã được giải quyết.
Một trong những vấn đề của người đi dạy học, là coi học sinh mãi là những đứa trẻ phải nghe mình dạy dỗ, mà không nghĩ rằng chính chúng đang dạy mình nhiều điều quan trọng và vượt qua mình rất nhanh. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ đã không chỉ là những người đi dạy học, họ xứng là thầy.”
Bác trai vào comment:
” Một trong những vấn đề của bọn bố mẹ là coi con cái như những đối tượng có thể bắt nạt được bất cứ lúc nào, mà không nghĩ rằng bọn chúng có thể quay lại phản pháo mình bằng cách này hay cách khác. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ không chỉ là bố mẹ, họ xứng đáng là bạn của con họ…hí hí hí…há há há…”
Đấy, thế mà bảo là đoàn kết, là không vạch tội nhau. Nhưng từ đấy, bác gái mỗi lần định quát con lại phải nghĩ ghê lắm!
Posted in Có thế nào, ghi thế ấy!, Chuyện vợ chồng
|
Leave a reply
Bạn bè trong ngành thường khuyên mình phải quan sát con, tìm thế mạnhn mà định hướng nghề nghiệp cho con sau này. Dưới đây là một số ghi chép về con gái:
- Có năng lực đặc biệt trong tranh luận và trình bày (cãi nhau tay bo với anh bất phân thắng bại mà không nổi nóng).
- Tốc độ phản xạ rất nhanh (anh chưa nói xong, em đã cãi xong).
- Lập luận chặt chẽ (biết lấy lời của bố để cãi mẹ, biết dùng lời trong sách vở để cãi cô giáo).
- Lý lẽ hùng hồn (giọng nói rõ, âm lượng sâu và sắc, từ ngữ chính xác).
- Có khả năng vận động hành lang tốt ( biết nịnh bố để trị mẹ, nịnh bà để trị ông, nịnh anh giấu tội).
2. Sáng tạo
Mẹ về đến cửa, con gái chạy đón, nước mắt chực trào xuống má, hai tay đưa mẹ cuốn vở đã mở sẵn, miệng lí nhí: “Mẹ đánh con đau cũng được.” Trong vở ghi: “Hà Dương vẽ truyện tranh ra bàn học. Đề nghị gia đình đến lau đền cho nhà trường…Cô giáo chủ nhiệm lớp 3a”
Mẹ lên tầng 2 thay quần áo, đã thấy hai bông hoa sen bị bóc nát be bét nổi trên bát thủy tinh. Trên giường vung vãi đầy bông ngoáy tai được cắt ra để ghép hình. Tối, sau một hồi bàn về tính “sáng tạo và thích tìm hiểu” của Hà Dương, ông nội kết luận: “Bố nó ngày xưa hiền lắm, chắc nó quậy giống mẹ!”
Ngày xưa mình có nghịch tí thôi mà, nào đến nỗi!
3. Thân
Bác trai và bác gái đi ngủ, áp má tình cảm ghê lắm.
- Mẹ nó này, áp má vào vợ thấy thân lắm nhé, chứ chạm vào đứa khác thấy cứ ngường ghượng thế nào ấy!
Bác gái đang lim dim sung sướng, bỗng giật nẩy cả mình.
- Này, chết nhá! Thế ông đã áp má những đứa nào rồi?
4. You are my holiday!
Sáng chuẩn bị đi làm, bác trai bật nhạc, bác gái phởn, nghêu ngao hát theo “Let me take you far away, you ‘re my holidayyyyy!”
Bác trai lẩm bẩm: “Tui là chồng bà, không phải là holiday à nghen. Tui là cả working days, weekends và holidays à nghen!”
5. Này thì lý luận!
Bác gái post lên facebook:
“Một trong những vấn đề lớn của các sếp là luôn coi nhân viên mình mãi là thằng làm công ăn lương dưới quyền. Nếu họ ngay từ đầu đã coi nhân viên như những đối tác tiềm năng hoặc thậm chị rằng lúc nào đó chính nhân viên của mình sẽ là người chìa tay cho mình một cơ hội, thì hẳn rất nhiều vấn đề của họ đã được giải quyết.
Một trong những vấn đề của người đi dạy học, là coi học sinh mãi là những đứa trẻ phải nghe mình dạy dỗ, mà không nghĩ rằng chính chúng đang dạy mình nhiều điều quan trọng và vượt qua mình rất nhanh. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ đã không chỉ là những người đi dạy học, họ xứng là thầy.”
Bác trai vào comment:
” Một trong những vấn đề của bọn bố mẹ là coi con cái như những đối tượng có thể bắt nạt được bất cứ lúc nào, mà không nghĩ rằng bọn chúng có thể quay lại phản pháo mình bằng cách này hay cách khác. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ không chỉ là bố mẹ, họ xứng đáng là bạn của con họ…hí hí hí…há há há…”
Đấy, thế mà bảo là đoàn kết, là không vạch tội nhau. Nhưng từ đấy, bác gái mỗi lần định quát con lại phải nghĩ ghê lắm!
Họ nói
Posted on Tháng Hai 27, 2013
Hôm trước mình cùng đoàn Việt Nam đến thăm một trường quốc tế ở Cebu. Bà Chủ tịch tiếp rất trọng thị. Lúc nói chuyện bà bảo “Phụ nữ Việt Nam chúng mày thật dũng cảm!” Mình rung rinh sung sướng hỏi lý do. Bà đáp rất nghiêm túc “Tao
thấy phụ nữ Việt mặc áo dài, đi giày cao gót, đèo con phi xe máy- xe
đạp ầm ầm trên phố, mặt mũi rất chi là tươi tỉnh sung sướng, không thấy
căng thẳng sợ hãi gì cả. Đường chúng mày thì đông như kiến. Phụ nữ Việt
giỏi thật.” Tí phì cả cà phê vào mặt bác.
Lại nhớ có hôm nói chuyện với một bác giáo viên người Mỹ, trước học lịch sử và ngôn ngữ Việt. Từng làm lính giải mã điện đài trong chiến tranh Việt Nam. Bác nhận xét “Dân tộc Việt là dân tộc chiến binh, lịch sử chiến tranh liên tục nhiều ngàn năm của chúng mày tạo ra những “gien chiến binh” trong từng người Việt. Chúng mày thành ra thích chiến đấu. Lúc chiến tranh thì oánh nhau với giặc, thời bình thì quay ra tẩn nhau kịch liệt.” Mình ngẫm, bác ấy nói cũng có phần đúng.
Cách đây 4 năm, cô bạn học người Nhật sang thăm sài Gòn. Lúc về viết thư cho mình, có đoạn: “Người Việt các bạn thật thân thiện, cười rất nhiều, chỉ có điều tớ thường không hiểu được là họ đang cười cái gì.…Chó mèo thường được thả rông, đặc biệt là ở nông thôn….. đất nước của bạn, người được sống đời của người và chó được sống đời của chó. Nguyên văn: “humans live humans’ life and dogs live dogs’ life”. Mình chịu không hiểu câu cuối có ý khen, chê thế nào.
Thỉnh thoảng đọc những bài viết về người Việt Nam, thấy rất thú vị. Dưới đây là một số phần lược dịch mình nhặt nhạnh chỗ này chỗ kia:
- “Người Việt rất thích bới móc, chê bai lãnh đạo của họ. Các bà vợ rất hay nói xấu chồng với bạn gái, các ông chồng thì thích nói xấu vợ ở quán bia. Nhưng họ nói thì được, chứ thằng lạ nào nói xấu “người của họ” là ăn đòn ngay. (Lược dịch từ The dos and don’ts in Vietnam)
- “Phụ nữ Việt đặc biệt có xu hướng mặc đồ trong suốt. Cứ nhìn các bà các cô mặc áo dài vào mùa hè thì biết. Áo dài của họ che hết, nhưng chả giấu được gì. Nguyên văn: “They cover everything, but hide nothing”. (Lược dịch từ A traveler’s guide to Vietnam)
- “Có rất ít nhà vệ sinh công cộng ở khu trung tâm thành phố. Thi thoảng bạn có thể nhìn thấy những người đàn ông tè vào gốc cây hay tường ở một chỗ khuất nào đó. Nhưng tuyệt nhiên không thấy phụ nữ làm vậy. Tôi không hiểu phụ nữ họ xoay xở chuyện đó thế nào!” (trích từ phần rieview về Hà Nội của một du khách Úc trên trang web The New Hanoian).
Chỉ là vài ý nghĩ vụn vặt vào một buổi sáng đẹp trời rảnh việc.
Phạm Việt Hà
Tháng 2 năm 2013
Lại nhớ có hôm nói chuyện với một bác giáo viên người Mỹ, trước học lịch sử và ngôn ngữ Việt. Từng làm lính giải mã điện đài trong chiến tranh Việt Nam. Bác nhận xét “Dân tộc Việt là dân tộc chiến binh, lịch sử chiến tranh liên tục nhiều ngàn năm của chúng mày tạo ra những “gien chiến binh” trong từng người Việt. Chúng mày thành ra thích chiến đấu. Lúc chiến tranh thì oánh nhau với giặc, thời bình thì quay ra tẩn nhau kịch liệt.” Mình ngẫm, bác ấy nói cũng có phần đúng.
Cách đây 4 năm, cô bạn học người Nhật sang thăm sài Gòn. Lúc về viết thư cho mình, có đoạn: “Người Việt các bạn thật thân thiện, cười rất nhiều, chỉ có điều tớ thường không hiểu được là họ đang cười cái gì.…Chó mèo thường được thả rông, đặc biệt là ở nông thôn….. đất nước của bạn, người được sống đời của người và chó được sống đời của chó. Nguyên văn: “humans live humans’ life and dogs live dogs’ life”. Mình chịu không hiểu câu cuối có ý khen, chê thế nào.
Thỉnh thoảng đọc những bài viết về người Việt Nam, thấy rất thú vị. Dưới đây là một số phần lược dịch mình nhặt nhạnh chỗ này chỗ kia:
- “Người Việt rất thích bới móc, chê bai lãnh đạo của họ. Các bà vợ rất hay nói xấu chồng với bạn gái, các ông chồng thì thích nói xấu vợ ở quán bia. Nhưng họ nói thì được, chứ thằng lạ nào nói xấu “người của họ” là ăn đòn ngay. (Lược dịch từ The dos and don’ts in Vietnam)
- “Phụ nữ Việt đặc biệt có xu hướng mặc đồ trong suốt. Cứ nhìn các bà các cô mặc áo dài vào mùa hè thì biết. Áo dài của họ che hết, nhưng chả giấu được gì. Nguyên văn: “They cover everything, but hide nothing”. (Lược dịch từ A traveler’s guide to Vietnam)
- “Có rất ít nhà vệ sinh công cộng ở khu trung tâm thành phố. Thi thoảng bạn có thể nhìn thấy những người đàn ông tè vào gốc cây hay tường ở một chỗ khuất nào đó. Nhưng tuyệt nhiên không thấy phụ nữ làm vậy. Tôi không hiểu phụ nữ họ xoay xở chuyện đó thế nào!” (trích từ phần rieview về Hà Nội của một du khách Úc trên trang web The New Hanoian).
Chỉ là vài ý nghĩ vụn vặt vào một buổi sáng đẹp trời rảnh việc.
Phạm Việt Hà
Tháng 2 năm 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét