Cô gái Việt bé nhỏ được Havard tặng gần 7 tỷ đồng
TG - Năm học 2014 - 2015, nhiều trường ĐH đẳng cấp thế giới đã “điểm danh” nhiều bạn trẻ Việt Nam với những suất học bổng toàn phần. Tuy nhiên, được ĐH Havard tặng suất học bổng giá trị “khủng” như Lã Hồ Thị Minh Khuê thì có lẽ là trường hợp duy nhất. Lã Hồ Thị Minh Khuê. ảnh: Lê Thanh Tùng.
Khi giới thiệu Lã Hồ Thị Minh Khuê với chúng tôi, thầy
Khải, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 chuyên toán 1 Trường THPT Hà Nội –
Amsterdam, trìu mến xoa đầu cô gái bé nhỏ và nói: “May mà Havard không
đặt ra tiêu chí chiều cao, nếu không thì em Khuê trượt”. Minh Khuê thẹn
thùng, nhưng gương mặt bừng sáng, cười... Đa tài Minh Khuê là con gái của nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu (Thời báo Ngân hàng). Chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ (vốn học giỏi Toán, nhưng lại thi vào ĐH Tổng hợp Văn), Khuê đa tài, tự chủ, đầy cá tính ẩn trong vẻ ngoài mềm mại, nữ tính. Khuê đoạt giải bạc trong cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc năm 2010. Tháng 6/2013, Khuê thực hiện thành công hai dự án nghệ thuật của mình, đó là đêm hòa nhạc “Giai điệu Mùa Hạ” với bản Concerto Piano Beethoven N.3 cùng dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ kịch mà Khuê là pianist và một triển lãm nghệ thuật cá nhân mang tên “Tình yêu của tôi” trưng bày 22 tác phẩm hội họa mà Khuê sáng tác… Thành công của hai dự án đó đã giúp Khuê gom được nguồn quỹ nho nhỏ để gây dựng 22 tủ sách cho một dự án sách hóa nông thôn.
Gia đình Khuê có hoàn cảnh khá đặc biệt. Bố mẹ chia tay nhau khi cô còn bé. Cô rất nhạy cảm, nhưng cũng giàu ý chí vươn lên. Trong suốt 12 năm học phổ thông, thỉnh thoảng, cô lại làm cho mẹ “đứng tim” khi cứ tự đặt ra cho mình những thử thách để vượt qua.
Đam mê Không riêng với môn toán, khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục khác, em không hề nghĩ đến chữ “du học” mà chỉ đơn giản nghĩ rằng, đây là công việc mình muốn làm, muốn dấn thân… và mình cần phải cố gắng. Cách đây hơn chục năm, khi lần đầu tiên bước vào các lớp học đàn, học vẽ, em đâu có hình dung được rằng, đó cũng chính là điểm bắt đầu của con đường đưa em đến cổng trường Havard”, Khuê chia sẻ.
Thời điểm ấy, nhận thức, quan điểm về việc đến Mỹ học đại học của người dân châu Á nhìn chung khác với bây giờ. Em muốn học ngoại giao và nghệ thuật ở Havard không chỉ vì ngôi trường này là nơi hoàn hảo để đào tạo ra những nghệ sỹ lớn, những nhà ngoại giao danh tiếng. Em chọn Havard trước hết bởi triết lý giáo dục của Harvard rất phù hợp với những gì em được dạy dỗ: “Chúng ta cần học để phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất sẵn có mới được học”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét