Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Mã Pì Lèng.- mù cang chải


ĐÈO MA PI LÈNG
Tập tin:Đèo Mã Pì Lèng.jpg



chúng ta hãy cùng tham quan 1 ngọn đèo cực hấp dẫn từ cái tên cho đến cảnh vật. Đó chính là đèo Mã Pì Lèng. TỈNH HÀ GIANG. Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km [1][2] vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau PhạĐèo Pha Đin.. Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) đã quyết định xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó danh lam thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm: đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen là sống mũi ngựa. Dịch ý thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, Chính phủ đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với 2 huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn, 2 huyện cheo leo nơi cực bắc tổ quốc.
Để làm con đường này đã có hàng chục nghìn nhân công từ các tỉnh khắp miền Bắc. Riêng đoạn Mã Pì Lèng, do quá hiểm trở, nên khi đục từng cm đá để đặt nửa bàn chân vào tìm chỗ đứng, mỗi ngày có vài chục dân công được làm lễ truy điệu sống rồi treo mình trên dây thừng dòng từ cây cổ thụ xuống.
Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế, hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800 m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay.
Hiện nay, Mã Pì Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn, được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.







mù cang chảiHuyện Mù Cang Chải  thuộc Yên Bái. phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong tứ Đại Đèo của Tây Bắc.Châu Mụ Cang Chải (theo cách viết lúc đó) được thành lập ngày 18/10/1955, thuộc Khu tự trị Thái Mèo, gồm 13 xã: Hô Bơn, Khau Mang, Lao Chai, Pu Mun, Mô Đê, Kim Noi, Chè Cu Nha, La Pan Tay, Gieo Su Phinh, Pung Luông (từ châu Than Uyên), Cao Pha (từ châu Văn Chấn), Nậm Khát, Hiêu Trai (từ châu Mường La)
 Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia.[3] Hiện tỉnh Yên Bái đã và đang tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của du khách hướng về một miền đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ nhưng lại rất giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên qua những thửa ruộng bậc thang mà vẻ đẹp của nó và tiềm năng còn đang bỏ ngỏ. Du khách có thể tham khảo chương trình hoặc tham gia chương trình Land tour của CÔNG TY CP DU LỊCH QUỐC TẾ YÊN BÁI đang mở tour khai thác nối tour với các điểm du lịch nổi tiếng khác trong tỉnh rất thành công.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét