Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

CON NGƯỜI VỚI TƯ CÁCH
LÀ TRUNG TÂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
NCS. Nguyễn Duy Cường
Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Điện thoại: 0915. 879. 382; 0165. 910. 8638

Khi nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hóa trong sự phát triển, UNESCO đã khẳng định: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu đi rất nhiều… Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động cơ và mục đích của sự phát triển phải được tìm trong văn hóa”[1].
Trong bài Ban đầu và cuối cùng là văn hóa của ông F. Mayor viết trên tạp chí Người đưa tin UNESCO số 10 năm 1994, ông viết: “Văn hóa là nền tảng và linh hồn của các cuộc phiêu lưu của con người”. Như vậy, có nghĩa là văn hóa luôn luôn chiếm một vị trí qua trọng trong mọi hoạt đọng giao tiếp và sinh tồn của con người.
Trên cơ sở đó, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vị trí, vai trò của văn hóa luôn mang tính khoa học thực tiễn cách mạng và nhất quán. Quan điểm ấy được xây dựng trên nền tảng học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được thể nghiệm trong hơn 80 năm qua kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hôm nay. Bàn về vị trí, vai trò cách mạng tư tưởng và văn hóa, đồng chí Trường Chinh chỉ rõ: “Chúng ta xem cách mạng tư tưởng và văn hóa là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”.
Với tư cách là một bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa mới. Nền văn hóa mới này phải kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị tốt đẹp, phê phán xóa bỏ những cái cũ, cái lạc hậu.
Chúng ta nhận thức rằng thách thức của toàn cầu hóa đối với các giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam được tập trung ở bản sắc văn hóa. Chủ nghĩa dân tộc thực sự là một thách thức với toàn cầu hóa và toàn cầu hóa cũng là một thách thức của chủ nghĩa dân tộc. Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã đặt ra các vấn đề thống nhất và đa dạng của quá trình toàn cầu hóa và ngược lại quá trình toàn cầu hóa không thể loại trừ tình hình là nó vẫn duy trì và được bám rễ mạnh mẽ vào tính chất dân tộc.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc trong quá trình toàn cầu hóa không những không loại trừ văn hóa mà ngược lại trên lĩnh vực văn hóa cũng diễn ra vô cùng sôi động. Sau thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nền văn hóa Việt Nam đã được mở rộng và giao lưu rộng rãi với rất nhiều nền văn hóa trên thế giới: sự thay đổi về văn học nghệ thuật, các công nghệ mới về thông tin và hệ thống truyền thông đại chúng.
Cùng với những thành tựu đó, văn hóa truyền thống Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn. Lớp trẻ ưa chuộng phong cách Tây, thích những bài hát nhịp mạnh, mặc quần Jean, không thích nghe, thích hát, thích xem các bản nhạc, các vở kịch truyền thống. Lối sống bạo lực, thực dụng, sự hưởng thụ tình dục theo kiểu phương Tây đã tạo ra nhiều sản phẩm phản văn hóa trên hệ thống giá trị. Vấn đề “làng xã toàn cầu” trong lĩnh vực văn hóa chưa có các hiệp ước kiểm soát thông tìn là một thách thức lớn đối với việc gìn giữ các bản sắc văn hóa ở Việt Nam.
Trước tình hình đó, chúng ta đã xây dựng một chiến lược gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Trong chiến lược này văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Trong quá trình toàn cầu hóa, mọi giao tiếp kinh tế, chính trị xã hội và bản thân văn hóa phải được đặt trên cơ sở của sự phát triển nhân cách, phát triển con người. Để Việt Nam phát triển được trong quá trình toàn cầu hóa, thì trước hết phải quan tâm xây dụng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa đó xác lập hệ giá trị cơ bản là chủ nghĩa yêu nước mới có nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có hệ tư tưởng Hồ Chí Minh là định hướng và thước đo giá trị.
Mục tiêu hướng tới của việc gìn giữ các giá trị truyền thống trong quá trình toàn cầu hóa là gắn lòng yêu nước với ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc thành một thể thống nhất, trọng đạo lý, nêu cao tình nghĩa. Để phát triển được phải có tinh thần sáng tạo, đức tính cần cù, lòng bao dung, nhân ái.
Chúng ta nhận thức rằng, trung tâm của mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và các giá trị văn hóa Việt Nam là ở vấn đề con người. Việt Nam quyết tâm xây dựng những con người, những nhân cách có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, có tinh thần yêu nước nồng nàn, có ý chí phấn đấu vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, có sự phát triển toàn diện phong phú cả về mặt tinh thần và thể chất.
Trước thử thách của quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam đang tăng trưởng hệ thống giá trị bằng biện pháp thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật có chọn lọc để không làm ô nhiễm môi trường, phá hoại sự phát triển nhân cách. Khoa học kỹ thuật nhờ hệ thống kỹ thuật đi sâu vào hệ thống giá trị làm tăng trưởng nhiều cái đúng, cái tốt trong hệ thống giá trị. Cùng với chiến lược tang trưởng khoa học kỹ thuật một cách chọn lọc, văn hóa Việt Nam ra sức gìn giữ lối sống lành mạnh, các giá trị đạo đức tốt đẹp, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
Chiến lược gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam không chỉ là một chiến lược nâng cao tinh thần sáng tạo, xây dựng các tình cảm trong sáng về các mối quan hệ sâu rộng giữa con người với con người, giữa dân tộc và quốc tế mà còn là một chiến lược nâng cao tinh thần sáng tạo, xây dựng các tình cảm trong sáng về mối quan hệ sâu rộng giữa con người với con người, dân tộc với quốc tế.
Việt Nam coi toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức để hoàn thiện và mở rộng hệ giá trị của mình. Trước thách thức của toàn cầu hóa, hệ thống giá trị ở Việt Nam đang có sự gia tăng dân trí đáng kể, đang có sự thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, dân tộc và tộc người, dân tộc và quốc tế, kiến tạo năng lượng dân chủ mới, ý thức pháp luật mới, lấy chủ nghĩa yêu nước làm nền tảng, các nhân cách phát triển nội sinh về khoa học và đạo đức làm trung tâm, huy động nhân dân tham gia đông đảo vào việc sáng tạo những giá trị văn hóa mới làm động lực.
Ngày nay trên thế giới, người ta đã nhận thức được nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Chính con người chứ không phải cái gì khác vốn quý. Phát triển văn hóa, chính là phát triển và xây dựng con người. Tiềm năng sáng tạo của con người nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, trong đạo đức, tâm hồn, nhân cách, lối sống, ý chí, nghị lực, sự thành thạo, tài năng của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Việt Nam – một nước có bề dày văn hóa hàng ngàn năm, xây dựng nền văn hóa Việt Nam chính là quá trình góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người – nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển. Đây là khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Sinh thời, trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất của xã hội, cần phải quan tâm toàn diện đến sự phát triển mọi mặt của con người trong quá trình phát triển xã hội. Người đã xây dựng chiến lược giáo dục nâng cao dân trí cho nhân dân, kiến tạo các quan hệ đạo đức mới, mở rộng các khả năng hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo một nền nghệ thuật mới bởi “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa”.
Con người xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của nền văn hóa mới. Đó là những con người có ự giác ngộ về lý tưởng nhân văn sâu sắc, có đạo đức trong sáng, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Đó là những con người vừa hồng thắm, vừa chuyên sâu; những con người vừa có đức vừa có tài, những con người phát triển đa dạng, phong phú về mặt tinh thần. Trong một xã hội có những con người như vậy xuất hiện phổ biến sẽ là một xã hội có văn hóa cao.
Để một nền văn hóa mới phát triển, lấy con người làm trung tâm thì chúng ta phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lý tưởng của Đảng ta là xây dựng một xã hội không có áp bức, bóc lột, các giá trị chân chính của con người sẽ được trả lại cho con người. Vì thế bản chất của một nền văn hóa lấy con người làm trung tâm hòa quyện và thống nhất với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa Đảng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong sự lãnh đạo về văn hóa. Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”[2]. Đó là những con người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là những người có đạo đức cách mạng và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, văn hóa Đảng phải là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa mới.
Để xây dựng được văn hóa Đảng thì đòi hỏi phải có một cơ chế dân chủ thực sự. Nó liên hệ mật thiết với toàn bộ tinh thần sáng tạo của nhân dân. Nó coi lao động là nguồn sống, là nghĩa vụ thiêng liêng của con người.
Một nền văn hóa mới dưới sự lãnh đạo của Đảng phải là một nền văn hóa gắn bó chặt chẽ giữa con người với tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm của quá trình hoạt động tích cực của con người cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội. Một nền văn hóa mới phải khuyến khích con người hoạt động cải tạo tự nhiên, nhưng không tàn phá tự nhiên, thế hệ trước thỏa mãn nhu cầu của mình nhưng cần phải chuẩn bị tốt nhất cho thế hệ sau phát triển.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, văn hóa đã giữ vai trò nền tảng trong đời sống tinh thần của xã hội. Văn hóa có một vị trí đặc biệt như vậy, bởi vì nó gắn liền toàn diện với đời sống của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng, tính dân tộc thống nhất trong bốn mối quan hệ lớn. Đó là quan hệ Con người – Tự nhiên, Truyền thống – Hiện đại,Dân tộc – Tộc người và Dân tộc – Quốc tế. Giữ gìn bản sắc dân tộc làm động lực cho sự phát triển đó là một quá trình vận động tương tác giữa cái cũ và cái mới; cái nội sinh và cái ngoại sinh, giữa cái đặc thù và cái phổ biến trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước kiểu mới.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khi xây dựng nền văn hóa mới, Đảng ta đã quyết không buông lỏng việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Dù quá trình quốc tế hóa kinh tế có mạnh đến bao nhiêu, Đảng ta cũng luôn luôn trung thành với mục tiêu xây dựng nền văn hóa thống nhất mà đa dạng.
Khi định hướng các giá trị văn hóa truyền thống bền vững của nhân dân ta, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến sự gia tăng của tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống trong bộ phận cán bộ có chức, có quyền trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Nghị quyết của Hội Nghị Trung ương 5 khóa VIII đã đề cập về sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi xa đọa không được ngăn chặn hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Theo nhận định của Hội Nghị, sự suy thoái về tư tưởng đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên có liên quan trực tiếp đến lối sống thực dụng. Đó là lối sống làm cho con người chỉ chú ý tới vật chất mà coi nhẹ các giá trị tinh thần, chỉ coi trọng lợi ích cá nhân, mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài.
Lối sống thực dụng đang gia tăng ở nước ta chính là do nhiều người đã từ bỏ các giá trị truyền thống tốt đẹp, các giá trị tinh thần lâu đời của dân tộc để chạy theo những đam mê vật chất, bất chấp mọi dư luận và luật pháp xã hội. Trong số những người này, không ít người cho rằng, văn hóa hiện nay ở nước ta còn quá lạc hậu, muốn hiện đại hóa văn hóa thì cần phải “Phương Tây hóa”, “Mỹ hóa”…
Nền văn hóa mới mà chúng ta đang xây dựng biểu hiện tập trung các giá trị cao đẹp. Đó là nền văn hóa phát huy cao độ những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa mà cha ông ta đã truyền từ đời này sang đời khác, như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái bao dung, trong nghĩa tình, đức tính cần cù, giản dị … Đó là một nền văn hóa lấy lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng nhu chủ nghĩa Mác –Lênin làm nội dung và định hướng hoạt động sống.
Xây dựng nền văn hóa mới của chúng ta trong điều kiện kinh tế thị trường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân sẽ gây ra những cản trở rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần phải có một quan điểm toàn diện: khi tiếp thu các giá trị truyền thống, cần có một cơ chế lọc bỏ các mặt lạc hậu của nó; khi chống lại các phản văn hóa của nước ngoài, cần có một cơ chế tiếp biến những tinh hoa của nó; khi gìn giữ các giá trị cộng đồng, cần phải có một cơ chế giải phóng cá nhân. Nền văn hóa mới của chúng ta phải lành mạnh, văn minh, năng động và bao dung. Đó là nền văn hóa gắn vói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giàu bản sắc khoan dung Việt Nam.
Xây dựng nền văn hóa ấy, chúng ta cần coi trọng các thành tố đạo đức. Đối với chúng ta, đạo đức là cái gốc của mọi hoạt động sống, thiếu đạo đức thì văn hóa xã hội không thể lành mạnh được. Nhưng đạo đức trong xã hội hiện nay không phải là đạo đức thủ cựu. Quá trình phát triển của xã hội ta đã nhiều lần diễn ra sự chuyển đổi các chuẩn mực đạo đức. Chúng ta xây dựng được nhiều chuẩn mực đạo đực tốt đẹp. Tuy vậy, qua những cuộc cải tạo xã hội và sự vận động của cơ chế thị trường, nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp đã bị phá vỡ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII gọi đó là quá trình băng hóa các giá trị đạo đức.
Hiện nay do chúng ta đang phát triển cơ chế thị trường, dù là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì lối sống thực dụng vẫn gia tăng. Trong hệ thống giá trị truyền thống được cân bằng hàng ngàn năm nay, cái lợi đang thâm nhập sâu vào hệ thống ấy và làm nó chuyển động mạnh mẽ sự cân bằng giá trị trong văn hóa. Điều đó đòi hỏi chúng ta khi xây dựng các cơ chế và các chính sách văn hóa phải làm cho cái lợi được phát triển hài hòa với cá đúng, cái tốt, cái đẹp theo chủ nghĩa nhân văn cao cả.
Con người với tư cách là trung tâm của sự phát triển văn hóa, đòi hỏi chúng ta phải hướng con người đến hệ thống giá trị phổ quát nhất của mọi nền văn hóa. Đó là hệ thống chân – thiện – mỹ gắn liền với hệ chuẩn của cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Hệ thống giá trị này gắn bó chặt chẽ với các hệ chuẩn khoa học, hệ tư tưởng… Hệ chuẩn của cái đúng gắn với hệ chuẩn của hiến pháp, của hệ tư tưởng, của các định chuẩn khoa học. Hệ chuẩn của cái tốt hỗ trợ tích cực cho những giá trị đạo đức, nó gắn liền với các dư luận của cộng đồng, với lương tâm, danh dự, chủ nghĩa yêu nước và với tính tự giác.
Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà con người là trung tâm của sự phát triển, chúng ta cần phải có một chiến lược giáo dục lại các quan hệ, các chuẩn mực và các giá trị đạo đức mới. Các quan hệ đạo đức của nền văn hóa truyền thống khi khuyến khích con người phải tu dưỡng phẩm hạnh của mình, thường vẫn duy trì sư bất bình đẳng thế hệ, bất bình đẳng giới tính, bất bình đẳng giai cấp và dân tộc. Xây dựng nền văn hóa mới cần thiết phải coi trọng vấn đề giải phóng mọi năng lực sáng tạo của xã hội bằng một cơ chế dân chủ thực sự . Một hệ chuẩn mực đạo đức đúng đắn, một cơ chế dân chủ toàn diện là động lực to lớn tạo nên sức sống mạnh mẽ của các hoạt động sống trong xã hội../…









[1] Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ thế giới phát triển văn hóa; Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội, 1992, tr. 22
[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, tr. 5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét