Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Ra mắt cuốn sách: “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua”

Ra mắt cuốn sách: “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua”

Vào ngày 24/09/2014, tại TP.Hồ Chí Minh, DTBOOKS và tác giả Trịnh Minh Thảo tổ chức họp báo công bố xuất bản cuốn sách “Đừng cố gắng bán, Hãy giúp khách hàng mua”.

Bí quyết và Kỹ năng bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
“Đừng cố gắng bán, Hãy giúp khách hàng mua” là cuốn sách đầu tiên viết về kỹ năng bán Sản phẩm Ngân hàng bán lẻ của một chuyên gia ngân hàng trong nước – với thực tế thị trường Việt Nam, khách hàng Việt Nam và dành riêng cho cán bộ bán hàng tại các ngân hàng Việt Nam; Tập hợp các kinh nghiệm và bí quyết giúp chinh phục khách hàng, cải thiện hiệu quả bán và gia tăng gấp đôi doanh số sau 3 tháng.
Điểm nổi bật và khác biệt chính là nội dung của cuốn sách được viết từ kinh nghiệm phong phú của chính tác giả - một người từng trải qua những vị trí bán hàng và quản lý bán hàng tại nhiều ngân hàng lớn trong và ngoài nước. Sách được trình bày khoa học, theo logic của một quy trình bán hàng cụ thể – từ xây dựng kế hoạch, tìm kiếm khách hàng, trình bày sản phẩm, xử lý từ chối, chốt bán hàng cho tới dịch vụ sau bán.
Các bí quyết và kinh nghiệm được gắn với các tình huống bán hàng thực tế sinh động, đồng thời được viết bởi văn phong dí dỏm, gần gũi nên hết sức cuốn hút, thực sự truyền cảm hứng cho người đọc, giúp các cán bộ bán hàng có thể áp dụng ngay vào thực tế công việc và cải thiện đáng kể kết quả bán. Sách được phát hành rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc và các web online, với giá bán 110.000 đồng/cuốn.
Chia sẻ về lý do ra đời của cuốn sách, tác giả Trịnh Minh Thảo cho biết: “Những năm gần đây, định hướng bán lẻ trở thành chiến lược cốt lõi của hầu hết các ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Việt Nam. Để triển khai thực hiện các mục tiêu của ngân hàng bán lẻ, ngoài việc tập trung đầu tư nền tảng công nghệ, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng – thì yêu cầu hoàn thiện mô hình phân phối và tối đa hóa năng lực bán hàng càng trở nên quan trọng vì nó có tính quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Hiện các ngân hàng hầu hết đều chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo nhưng do tài liệu tham khảo mảng bán lẻ còn hiếm, hầu hết là các sách nước ngoài và chủ yếu là từ các ngành kinh doanh khác… tính thực tế không cao nên rất khó để giúp đội ngũ bán hàng cải thiện kỹ năng”.
Với cuốn sách này, DTBooks và tác giả Trịnh Minh Thảo hy vọng tạo cảm hứng cho nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý và lãnh đạo ngân hàng trong nước cho ra mắt nhiều tác phẩm thiết thực hơn từ kinh nghiệm phong phú của thị trường Việt Nam, hướng tới hình thành và phát triển một văn hóa bán hàng chuyên nghiệp tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đồng thời cuốn sách giúp người đọc dễ dàng triển khai thực tế một cách bài bản, các mô hình kinh doanh mới được xác lập, dịch vụ khách hàng tiến tới những chuẩn mực, trong đó công tác bán hàng và quản lý bán hàng trở nên chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự mảng bán lẻ nắm bắt được các kỹ năng cần thiết để áp dụng.
 
Ra mắt cuốn sách: “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” (1)
 
Những cảm nhận của các độc giả đầu tiên
Ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó TGĐ Techcombank kiêm GĐ Khối Bán hàng & Kênh Phân phối: “Sau khi đọc cuốn sách này xong, tôi phải thừa nhận rằng đây không không chỉ là một cuốn sách hay và khá hiếm viết về mảng ngân hàng bán lẻ - một khái niệm vẫn còn mới ở Việt Nam, mà công trình này còn được tác giả soạn thảo với một tư duy rất logic, có tính khoa học cao, nhiều tình huống đúc kết từ kinh nghiệm thực tế quý giá và đưa ra được các ứng dụng thực tiễn rất có giá trị!
Bản thân tôi và anh Thảo đã có cơ hội làm việc với nhiều cộng sự là các Chuyên gia ngân hàng hàng đầu trên thế giới về mô hình phân phối và bán hàng trong lĩnh vực ngân hàng lẻ. Tuy nhiên, điểm nổi bật ở đây là tác giả đã triển khai các phương pháp luận vào thực tế môi trường kinh doanh, thị trường và khách hàng Việt Nam – đó là khác biệt rất lớn đối với nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách còn như một kim chỉ nam giúp bạn đọc học được những gì bạn cần phải học và hướng dẫn bạn làm những gì cần phải làm để thành công trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và Ngân hàng bán lẻ nói riêng!”
Ông Dương Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng VIB: “Là người quản lý công tác đào tạo tại các ngân hàng lớn Việt Nam, tôi thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng cho hàng ngàn chuyên viên khách hàng. Tuy nhiên, đến nay giáo trình đào tạo chuyên cho đối tượng này phần lớn chắp vá, vay mượn từ nước ngoài hoặc từ các ngành kinh doanh khác. Quyển sách này thực sự là một tài liệu bổ ích cho các bạn chuyên viên khách hàng - những chiến binh hàng ngày phải đối mặt với vô vàn tình huống khó khăn trong việc chinh phục khách hàng”.
Ông Lê Hồng Nam - Phó Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Eximbank: “ Đây là một cuốn sách rất cần thiết cho những người trực tiếp làm kinh doanh bán lẻ của ngân hàng nói riêng và trong lĩnh vực tài chính nói chung!”
Ông Vũ Duy Hoàng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Sacombank: “Từ những trải nghiệm thực tế của tác giả, các bạn có thể tìm thấy những ý tưởng tuyệt vời để áp dụng trong nghiệp vụ bán hàng ngày. Một cuốn sách đưa bạn đến gần với thành công hơn và khích lệ bạn lựa chọn công việc bán hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ như một nghề nghiêm túc!”
Thông tin thêm:
"Đừng cố gắng bán, Hãy giúp khách hàng mua"
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Thuộc tủ sách: Doanh trí – do trường PACE tuyển chọn & giới thiệu
  • DTBOOKS và NXB Thời Đại ấn hành
  • Liên hệ: Trịnh Minh Thảo Điện thoại: 0987 951 234 – Email: tminhthao@yahoo.com
  • Tác giả Trịnh Minh Thảo là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bán hàng và quản lý bán hàng tại các ngân hàng tại Việt Nam và Australia. Anh là người đầu tiên làm Giám đốc dự án Kích thích bán hàng (SSP) - một dự án quick-win nằm trong gói tư vấn chiến lược của công ty tư vấn chiến lược số 1 toàn cầu McKinsey triển khai tại một số ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước. Hiện Anh đang giữ vị trí Giám đốc khối Khách hàng Cá nhân Miền Nam của ngân hàng Techcombank.
A.D
Theo Màn Ảnh Sân Khấu

a mắt cuốn sách: “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua”

Ra mắt cuốn sách: “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua”

Vào ngày 24/09/2014, tại TP.Hồ Chí Minh, DTBOOKS và tác giả Trịnh Minh Thảo tổ chức họp báo công bố xuất bản cuốn sách “Đừng cố gắng bán, Hãy giúp khách hàng mua”.

Bí quyết và Kỹ năng bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
“Đừng cố gắng bán, Hãy giúp khách hàng mua” là cuốn sách đầu tiên viết về kỹ năng bán Sản phẩm Ngân hàng bán lẻ của một chuyên gia ngân hàng trong nước – với thực tế thị trường Việt Nam, khách hàng Việt Nam và dành riêng cho cán bộ bán hàng tại các ngân hàng Việt Nam; Tập hợp các kinh nghiệm và bí quyết giúp chinh phục khách hàng, cải thiện hiệu quả bán và gia tăng gấp đôi doanh số sau 3 tháng.
Điểm nổi bật và khác biệt chính là nội dung của cuốn sách được viết từ kinh nghiệm phong phú của chính tác giả - một người từng trải qua những vị trí bán hàng và quản lý bán hàng tại nhiều ngân hàng lớn trong và ngoài nước. Sách được trình bày khoa học, theo logic của một quy trình bán hàng cụ thể – từ xây dựng kế hoạch, tìm kiếm khách hàng, trình bày sản phẩm, xử lý từ chối, chốt bán hàng cho tới dịch vụ sau bán.
Các bí quyết và kinh nghiệm được gắn với các tình huống bán hàng thực tế sinh động, đồng thời được viết bởi văn phong dí dỏm, gần gũi nên hết sức cuốn hút, thực sự truyền cảm hứng cho người đọc, giúp các cán bộ bán hàng có thể áp dụng ngay vào thực tế công việc và cải thiện đáng kể kết quả bán. Sách được phát hành rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc và các web online, với giá bán 110.000 đồng/cuốn.
Chia sẻ về lý do ra đời của cuốn sách, tác giả Trịnh Minh Thảo cho biết: “Những năm gần đây, định hướng bán lẻ trở thành chiến lược cốt lõi của hầu hết các ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Việt Nam. Để triển khai thực hiện các mục tiêu của ngân hàng bán lẻ, ngoài việc tập trung đầu tư nền tảng công nghệ, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng – thì yêu cầu hoàn thiện mô hình phân phối và tối đa hóa năng lực bán hàng càng trở nên quan trọng vì nó có tính quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Hiện các ngân hàng hầu hết đều chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo nhưng do tài liệu tham khảo mảng bán lẻ còn hiếm, hầu hết là các sách nước ngoài và chủ yếu là từ các ngành kinh doanh khác… tính thực tế không cao nên rất khó để giúp đội ngũ bán hàng cải thiện kỹ năng”.
Với cuốn sách này, DTBooks và tác giả Trịnh Minh Thảo hy vọng tạo cảm hứng cho nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý và lãnh đạo ngân hàng trong nước cho ra mắt nhiều tác phẩm thiết thực hơn từ kinh nghiệm phong phú của thị trường Việt Nam, hướng tới hình thành và phát triển một văn hóa bán hàng chuyên nghiệp tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đồng thời cuốn sách giúp người đọc dễ dàng triển khai thực tế một cách bài bản, các mô hình kinh doanh mới được xác lập, dịch vụ khách hàng tiến tới những chuẩn mực, trong đó công tác bán hàng và quản lý bán hàng trở nên chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự mảng bán lẻ nắm bắt được các kỹ năng cần thiết để áp dụng.
 
Ra mắt cuốn sách: “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” (1)
 
Những cảm nhận của các độc giả đầu tiên
Ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó TGĐ Techcombank kiêm GĐ Khối Bán hàng & Kênh Phân phối: “Sau khi đọc cuốn sách này xong, tôi phải thừa nhận rằng đây không không chỉ là một cuốn sách hay và khá hiếm viết về mảng ngân hàng bán lẻ - một khái niệm vẫn còn mới ở Việt Nam, mà công trình này còn được tác giả soạn thảo với một tư duy rất logic, có tính khoa học cao, nhiều tình huống đúc kết từ kinh nghiệm thực tế quý giá và đưa ra được các ứng dụng thực tiễn rất có giá trị!
Bản thân tôi và anh Thảo đã có cơ hội làm việc với nhiều cộng sự là các Chuyên gia ngân hàng hàng đầu trên thế giới về mô hình phân phối và bán hàng trong lĩnh vực ngân hàng lẻ. Tuy nhiên, điểm nổi bật ở đây là tác giả đã triển khai các phương pháp luận vào thực tế môi trường kinh doanh, thị trường và khách hàng Việt Nam – đó là khác biệt rất lớn đối với nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách còn như một kim chỉ nam giúp bạn đọc học được những gì bạn cần phải học và hướng dẫn bạn làm những gì cần phải làm để thành công trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và Ngân hàng bán lẻ nói riêng!”
Ông Dương Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng VIB: “Là người quản lý công tác đào tạo tại các ngân hàng lớn Việt Nam, tôi thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng cho hàng ngàn chuyên viên khách hàng. Tuy nhiên, đến nay giáo trình đào tạo chuyên cho đối tượng này phần lớn chắp vá, vay mượn từ nước ngoài hoặc từ các ngành kinh doanh khác. Quyển sách này thực sự là một tài liệu bổ ích cho các bạn chuyên viên khách hàng - những chiến binh hàng ngày phải đối mặt với vô vàn tình huống khó khăn trong việc chinh phục khách hàng”.
Ông Lê Hồng Nam - Phó Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Eximbank: “ Đây là một cuốn sách rất cần thiết cho những người trực tiếp làm kinh doanh bán lẻ của ngân hàng nói riêng và trong lĩnh vực tài chính nói chung!”
Ông Vũ Duy Hoàng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Sacombank: “Từ những trải nghiệm thực tế của tác giả, các bạn có thể tìm thấy những ý tưởng tuyệt vời để áp dụng trong nghiệp vụ bán hàng ngày. Một cuốn sách đưa bạn đến gần với thành công hơn và khích lệ bạn lựa chọn công việc bán hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ như một nghề nghiêm túc!”
Thông tin thêm:
"Đừng cố gắng bán, Hãy giúp khách hàng mua"
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Thuộc tủ sách: Doanh trí – do trường PACE tuyển chọn & giới thiệu
  • DTBOOKS và NXB Thời Đại ấn hành
  • Liên hệ: Trịnh Minh Thảo Điện thoại: 0987 951 234 – Email: tminhthao@yahoo.com
  • Tác giả Trịnh Minh Thảo là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bán hàng và quản lý bán hàng tại các ngân hàng tại Việt Nam và Australia. Anh là người đầu tiên làm Giám đốc dự án Kích thích bán hàng (SSP) - một dự án quick-win nằm trong gói tư vấn chiến lược của công ty tư vấn chiến lược số 1 toàn cầu McKinsey triển khai tại một số ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước. Hiện Anh đang giữ vị trí Giám đốc khối Khách hàng Cá nhân Miền Nam của ngân hàng Techcombank.
A.D
Theo Màn Ảnh Sân Khấu

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ


(VTC News) - Những củ nấm màu đỏ tươi, trồi lên khỏi mặt đất với hình thù chả khác gì ‘của quý’ đàn ông.
Kỳ 1:

Kỳ 2: Đi tìm nấm quý trên “nóc nhà đông bắc”

Sau khi uống nước sắc từ loại nấm có hình thù kỳ lạ, tôi chụp lại tấm hình củ nấm, gửi cho lương y Phạm Văn Thanh. Nhìn thấy hình ảnh củ nấm, lương y Thanh bảo tôi ở lại Hoàng Su Phì (Hà Giang), rồi ngay trong đêm, anh lái xe chạy thẳng từ Lào Cai sang.

Lương y Phạm Văn Thanh nổi tiếng với bài thuốc trị viêm loét dạ dày, tá tràng và cũng nổi tiếng là vị lương y lăn lộn núi rừng, sưu tầm các loại cây thuốc quý. Hễ nghe tin ở đâu có cây thuốc gì, dù đường xa vạn dặm, anh cũng tìm đến để nghiên cứu, tầm sư học đạo.

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
Lương y Phạm Văn Thanh ở bản Phìn Sư của người Cờ Lao 

Lương y Phạm Văn Thanh: “Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím.

Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.

Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía bắc, gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…

Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.

Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh...”
Gặp tôi ở thị trấn Hoàng Su Phì, không kịp nghỉ ngơi, anh đòi trèo ngay lên bản Phìn Sư nằm mãi gần đỉnh Tây Côn Lĩnh (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) của người Cờ Lao, để được tận mắt loài nấm kỳ lạ kia.


Sau cả ngày đánh vật với xe máy, rồi cuốc bộ, chúng tôi cũng có mặt ở sườn núi Tây Côn Lĩnh, nơi dân tộc chỉ có vài ngàn người sinh sống. Thế nhưng, thầy cúng Min Phà Sinh lại vắng nhà.

Tối hôm trước, một gia đình người Dao ở mãi huyện Vị Xuyên sang rước ông đi cúng, phải mấy ngày sau mới về.

Vợ Min Phà Sinh dẫn chúng tôi ra phía sau nhà, rồi bảo cứ lội dọc con suối, đi bộ chừng 2 tiếng, thì sẽ thấy một khu vực rừng già, toàn những cây dẻ rêu mốc, to hai ba người ôm.

Ở khu rừng rêu bốc bủa vây ấy, những củ nấm kỳ quái mọc tua tủa, đỏ như quả gấc chín, nhìn rất rõ. Vợ Min Phà Sinh cũng dặn rõ chúng tôi, rằng không tiết lộ vị trí có nhiều loài nấm hình của quý.

Chuẩn bị kỹ lưỡng đồ ăn, túi ngủ, tôi và lương y Phạm Văn Thanh lên đường, đi tìm loài nấm kỳ dị, mà theo anh, nó là thứ cực quý, cực bổ, tốt hơn cả nhân sâm, linh chi.

Loài nấm này chưa được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, cũng chưa có nhiều thông tin, tuy nhiên, một số thầy lang người Dao đỏ sống trên đỉnh Tả Phời cao 1.800m trên dãy Hoàng Liên Sơn đã dùng từ nhiều năm nay.

Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm.

Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể.

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
Củ nấm ngọc cẩu khổng lồ 
Lương y Phạm Văn Thanh đã từng đem củ nấm này đi phân tích hoạt chất mới biết rằng, củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen.

Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm.

Theo lương y Thanh, không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều ông hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.

Chính vì lẽ đó, ngoài cái tên gọi như của quý loài chó, tức ngọc cẩu, thì người Dao đỏ ở núi Tả Phời trên đỉnh Hoàng Liên Sơn còn gọi vui là nấm “tan cửa nát nhà”.

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
Nấm ngọc cẩu chứa nhiều tinh chất quý
Ngươi Dao giải thích rằng, nếu phụ nữ dùng nấm này, sinh lý sẽ tăng mạnh, nên nếu chồng không đáp ứng được, dễ dẫn đến ngoại tình. Đàn ông dùng nấm này thường xuyên, thì dễ dàng năm thê bảy thiếp, mà dẫn đến nát cửa tan nhà.

Chính vì lẽ đó, người Dao thường chỉ sử dụng nấm trong những hoàn cảnh sinh lý yếu, suy nhược cơ thể, chứ không dùng như đồ uống chơi hàng ngày.

Theo lương y Phạm Văn Thanh, vì người Dao gọi tên loài nấm này khá nhạy cảm, nên anh chuyển thể sang chữ Hán - Việt, gọi là nấm ngọc cẩu, tức là có hình dáng của quý của loài chó.

Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng 9 thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng 10, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.

Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã thu mua cạn kiệt.

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
 
Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
Loài nấm này có hình giống 'của quý' 
Khoảng 20 năm trước, chỉ đi dọc con suối trên đỉnh Tả Phời chừng buổi sáng, là nhổ được cả chục kg nấm ngọc cẩu, nhưng bây giờ, có khi đi cả ngày chẳng lấy được cây nấm nào.

Lương y Phạm Văn Thanh sử dụng nấm ngọc cẩu trong các bài thuốc hồi xuân cho phụ nữ, tăng cường sinh lực cho đàn ông mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên, thứ nấm này ngày một hiếm, nên không có nguồn nguyên liệu.

Mấy năm trước, một doanh nghiệp dược ở Hà Nội thu mua nấm từ lương y Thanh để bào chế thuốc tăng cường sinh lý cho đàn ông và thuốc hồi xuân cho phụ nữ, tuy nhiên, nguyên liệu không đủ, giá lại khá đắt, khiến lợi nhuận thấp, nên họ pha chế nhiều thứ khác vào bài thuốc. Hàm lượng nấm ngọc cẩu có trong thuốc rất ít, nên tác dụng không nhiều.

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
Lương y Phạm Văn Thanh tìm nấm trên Tây Côn Lĩnh 

 
Thông tin về lương y Phạm Văn Thanh

Theo anh Thanh, trong các bài thuốc sắc, phải sử dụng nấm ngọc cẩu là thành phần chính, hoặc chỉ cần sắc ngọc cẩu với nước rồi uống trực tiếp là tốt nhất. Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò…


Đang miên man với những câu chuyện thần kỳ về loài nấm “tan cửa nát nhà”, thì cánh rừng dẻ hiện ra, với những cây dẻ khổng lồ, gốc 3-4 người ôm, thân cành rêu mốc.

Vạch một bụi cỏ, lương y Phạm Văn Thanh sững người reo lên: “Trời ạ! Cả một thế giới của nấm ngọc cẩu…”. Loài nấm đầy màu sắc quyến rũ này ẩn mình trong bóng tối, dưới những lùm cỏ, hốc đá, gốc cây mục.

Những củ nấm non màu đỏ tươi, trông không khác gì “dái mít” mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc chúng mới nhú, hình thù chả khác gì của quý đàn ông.

Những củ nấm già hơn thì mọc hoa màu trắng và trước khi kết thúc vòng đời, chúng như bắp ngô thu nhỏ.

Theo lương y Thanh, những củ nấm càng to, càng già, thì càng tốt. Anh dùng con dao đi rừng chuyên nghiệp vét đất xung quanh, nhẹ nhàng đào từng bụi nấm, bỏ vào ba lô. Mỗi bụi nấm anh đều để lại 1-2 nhánh, để chúng tiếp tục ra hoa, tạo hạt, rồi những cái hạt đó chìm vào lòng đất.

Năm sau, khi mùa mưa đến, những hạt nấm vỡ vỏ, nảy mầm, rồi như những “của quý” lại hùng dũng trồi lên từ lòng đất.

Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
 
Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
 
Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ
Nấm ngọc cẩu ở Tây Côn Lĩnh 
Chúng tôi cuốc bộ miên man trong đại ngàn Tây Côn Lĩnh, dưới tán rừng hạt dẻ không có dấu chân người, đẹp như trong những cuốn truyện cổ tích. Vô số loài thảo dược cực quý tràn ngập trong đại ngàn hoang thẳm chưa được khai thác, bảo tồn.

Chúng tôi trở về bản Phìn Sư của người Cờ Lao với ba lô, với bao tải vắt vẻo loài nấm quý trên lưng, trên vai. Với bao tải, ba lô đầy nấm, lương y Phạm Văn Thanh bào chế được cả ngàn thang thuốc quý.

Anh tập hợp một số người Cờ Lao giỏi đi rừng, dạy họ cách khai thác bền vững loài nấm quý, rồi mới rời dãy Tây Côn Lĩnh mờ sương. Anh cũng hướng dẫn họ cách khai thác hạt, để anh gieo trồng trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Vị lương y ham mê rừng rú có thêm nguồn dược liệu quý, còn đồng bào Cờ Lao nghèo sống heo hút trên nóc nhà đông bắc Việt Nam có thêm việc làm, thu nhập.
Lương y Phạm Văn Thanh (nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn, 166, Hàm Nghi, TP. Lào Cai), là truyền nhân đời thứ 4 của ông lang nổi tiếng Phạm Văn Đĩnh. Ông lang Đĩnh có bài thuốc chữa dạ dày nổi tiếng, cùng nhiều bài thuốc đặc biệt khác.

Mặc dù là truyền nhân của những lang y nổi tiếng, song thời trẻ anh Thanh lại theo học tây y. Sau 20 năm công tác trong ngành tây y, anh đã quyết định bỏ nghề, chuyên tâm nghiên cứu đông y, ngày ngày vào rừng sâu, lên núi cao tìm kiếm cây thuốc chữa bệnh cứu người.

Theo anh, trời đất và sự sống đều trong vòng sinh – diệt. Nếu trời đất sinh ra con người, sinh ra bệnh tật, thì cũng sinh ra cây cỏ có tác dụng điều trị bệnh, vấn đề là người thầy thuốc phải tìm ra được phương pháp, quy luật, sử dụng được cây cỏ đó trong việc điều trị bệnh.

Với suy nghĩ đó, anh có thể đi bất kỳ đâu, dù rừng sâu núi thẳm, để sưu tầm, nghiên cứu các loài thảo dược quý.
Loạt bài chinh phục Tây Côn Lĩnh cùng lương y Phạm Văn Thanh

Còn tiếp...

Dương Phạm - Phong Nguyệt

Số phận bài thơ nổi tiếng sau phổ nhạc

(Dân trí) - Ở Việt Nam, việc phổ nhạc cho thơ xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu Tân nhạc. Nhiều và rất nhiều bài thơ, sau khi được âm nhạc chắp cánh đã bay cao, bay xa hơn rất nhiều. Tất nhiên, không phải bài thơ nào cũng may mắn như vậy.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

BLOG xin trân trọng đăng nguyên tác bài thơ nổi tiếng “Có phải em, mùa thu Hà Nội” của Nhà thơ Tô Như Châu và lời bài thơ sau khi phổ nhạc của Nhạc sĩ Trần Quang Lộc . Về cá nhân, mình thấy lời bài hát hay hơn nguyên tác. Còn các bạn?
NGUYÊN TÁC BÀI THƠ
Có phải em
mùa thu Hà Nội
Tháng tám mùa thu
Lá khởi vàng em nhỉ
Từ độ người đi
thương nhớ âm thầm
Chiều vào thu nghe lời ru gió
Nắng vàng lơ lửng ngoài hiên
Mắt nai đen mùa thu Hà Nội
Nghe lòng ấm lại tuổi phong sương
May mà có em cho đường phố vui
May còn chút em trang sức sông Hồng
Một sáng vào thu bềnh bồng hương cốm
Đường Cổ Ngư xưa bắt bước phiêu bồng
Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát
Lững thững Hồ Tây một dáng Kiều
Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau níu bóng quay về
Phải nơi đây miền Thanh Nghệ Tĩnh
Phải nơi đây Hồng Lĩnh-Ba Vì
Phải nơi đây núi Nùng sông Nhị
Lớn dậy con người đất Tổ Hùng Vương
Anh sẽ đi
Cả nước Việt Nam yêu dấu
Đẹp quê hương gặp lại tình người
Bước nhỏ long lanh hồn nghệ sĩ
Mơ Quang Trung vó ngựa biên thuỳ
Ngày anh đi
Nhất định phải có em
đường cỏ thơm rong ruổi
Sẽ ghé lại Thăng Long
thăm Hoàng Thành- Văn Miếu
chắc rêu phong đã in dấu bao ngày
Đã nghe
bập bùng trống trận
Ngày chiến thắng Điện Biên
Sáng hồn lửa thiêng
Xuôi quân về giữ quê hương
Hôm nay mùa thu
Gió về là lạ
Bỗng xôn xao con tim lời lá
Bỗng xôn xao rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau ngàn phím dương cầm
Có phải em mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay
Hà Nội ơi em có hay
Quê hương thần thoại hiển linh hồn sông núi
Nắng thu muôn màu rực rỡ trong hồn anh.
                                                      . Tô Như Châu
                                                       Đà Nẵng, tháng 8-1970

LỜI BÀI THƠ SAU KHI PHỔ NHẠC
Có phi em, mùa thu Hà Ni
                            Thơ: Tô Như Châu - Nhạc: Trần Quang Lộc
Tháng Tám mùa thu lá khởi vàng chưa nhỉ
Từ độ nguời đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa.
Có bóng mùa thu thức ta lòng sang mùa
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương gió bay.
Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát.
Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về
Ôi mùa thu của ước mơ.
                 Chủ Nhật, 21/09/2014 - 07:47

Em không nghe mùa thu

(Dân trí) - Bài thơ 9 câu mỗi câu 5 từ, vị chi vẻn vẹn có 45 từ đã đủ làm nên tên tuổi một nhà thơ danh tiếng bởi đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về mùa thu. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nhận xét về bài thơ này: “Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi. Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ…”



(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

TIẾNG THU

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?


Lưu Trọng Lư

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

32 loại hoa quả đẹp nhưng cực độc

Cẩm tú cầu, trúc đào, thơm ổi, đinh lăng, tulip, vạn niên thanh... thường được trồng làm cảnh trong nhà. Chúng đều chứa chất độc có thể làm chết người.

Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, trong số những loại cây cảnh được trồng phổ biến hiện nay có nhiều loài chứa chất độc gây hại cho con người khi hít phải hoặc tiếp xúc qua da. 32 loài phổ biến hiện nay gồm:
1. Ngô đồng: Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
ngo-dong.jpg
Cây ngô đồng được trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta.
2. Huệ lili: Củ có chất độc lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào. Nuốt phải nhựa cây có thể gây nôn mửa, tiếp xúc trực tiếp gây bỏng rát, ngứa da.
c10
Huệ lili.
3. Thơm ổi: Quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí tử vong.
thom-oi_1411118555.jpg
Hoa thơm ổi được trồng làm cảnh phổ biến ở TP HCM.
4. Đỗ quyên: Tất cả các bộ phận đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Từ 100 đến 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Hoa đỗ quyên.
Đỗ quyên được bày bán phổ biến ở các cửa hàng hoa tại TP HCM.
5. Chuỗi ngọc: Toàn thân có chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
chuoi-ngoc_1411119208.jpg
Cây chuỗi ngọc.
6. Hồng môn: Có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
hoa-hong-mon-03_1411374565.jpg
Hồng môn.
7. Cẩm tú cầu: Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
cam-tu-cau_1411375040.jpg
Cẩm tú cầu.
8. Xương rồng bát tiên: Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
5678638451_45e16ea2b1_z.jpg
Xương rồng bát tiên.
>> >Xem tiếp<<<
Thi Trân
Ảnh: FlowerHomeguides, Wikihow

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Giải mã giấc ngủ và những trằn trọc thâu đêm

Nếu không ngủ được sau 30 phút thì không nên nấn ná trên giường. Không nằm xem truyền hình, đọc sách trong khu vực giường ngủ...
Khoảng 1/3 dân số than phiền về một giai đoạn trong cuộc đời bị mất ngủ, một nửa trong số này không yêu cầu điều trị, 10% rối loạn thật sự cần phải điều trị. Bác sĩ CKII Trần Duy Tâm, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, mất ngủ là rối loạn khá phổ biến, có thể liên quan tới các bệnh lý cơ thể, tâm thần hoặc xuất hiện như một rối loạn tiên phát. Mất ngủ cần chẩn đoán chính xác và điều trị đặc hiệu. Hệ quả về sức khỏe cũng như các tai nạn chết người do thiếu ngủ gây ra là khá phổ biến. 
Theo bác sĩ Tâm, một người bình thường sẽ thiếp ngủ sau 15-20 phút. Trong 45 phút sau họ đã ở trong giai đoạn giấc ngủ chậm mức độ sâu, phải lay mạnh mới tỉnh. 45 phút kế đó bắt đầu có những đợt giấc ngủ nghịch thường, có thể quan sát thấy qua cử động mắt nhanh. Trong suốt quá trình ngủ, các đợt ngủ sâu sẽ giảm dần, các đợt giấc ngủ nghịch thường sẽ tăng dần lên, càng về cuối thì mọi người đều có giấc ngủ kém sâu hơn và nằm mơ.
Các tiêu chí để xem xét tình trạng mất ngủ bao gồm sự than phiền về giấc ngủ thông qua việc không hài lòng về thời lượng hoặc chất lượng giấc ngủ với các dấu hiệu sau:
- Khó vào giấc ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ, thức giấc nhiều lần hoặc khó quay lại giấc ngủ.
- Thức giấc quá sớm và khó quay lại giấc ngủ.
Ảnh: whywesuffer
Các rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện vài ba đêm trong tuần và kéo dài. Ảnh minh họa: whywesuffer.
Nguyên nhân thường gặp của mất ngủ
Mất ngủ thứ phát sau bệnh lý cơ thể
- Khó vào giấc ngủ do các bệnh lý gây đau hoặc khó chịu, tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Khó duy trì giấc ngủ do các bệnh lý như hội chứng ngưng thở khi ngủ, giật cơ ban đêm và hội chứng chân không yên, yếu tố dinh dưỡng, các bệnh lý giấc ngủ, do sử dụng chất (bao gồm rượu), hội chứng cai, tương tác giữa nhiều chất khác nhau. Bệnh lý nội tiết hoặc chuyển hóa, bệnh lý viêm nhiễm, khối u, tất cả bệnh lý gây đau hoặc khó chịu, bệnh lý tổn thương thân não hoặc vùng hạ đồi, lão hóa... cũng là những nguyên nhân. 
Mất ngủ thứ phát sau bệnh lý tâm thần hoặc thay đổi môi trường.
- Khó vào giấc ngủ do lo âu, căng thẳng, căng cơ, thay đổi môi trường sống, rối loạn nhịp thức ngủ, không tuân thủ vệ sinh giấc ngủ.
Khó duy trì giấc ngủ do trầm cảm tiên phát, thay đổi môi trường sống, rối loạn nhịp thức ngủ, rối loạn stress sau sang chấn, tâm thần phân liệt.
Một số yếu tố khác gây mất ngủ:
Người ta nhận thấy có một số cơ địa dễ nhạy cảm với mất ngủ hoặc các biến cố gây stress. Các cơ địa nhạy cảm như nhân cách lo âu, tư duy lo âu, phòng vệ quá mức, ức chế tâm lý làm gia tăng nguy cơ lo âu.
Yếu tố môi trường như quá ồn, quá sáng, nhiệt độ không thích hợp, quá lạnh hoặc nóng bức, sống độ cao thiếu oxy…
Yếu tố gia đình cũng rất đáng lưu tâm, người ta nhận thấy trong gia đình có người mất ngủ có tỷ lệ mất ngủ cao hơn so với dân số chung, đặc biệt là các thân nhân trực hệ. Yếu tố gia đình bao hàm vừa cả nhân tố sinh học và tâm lý.
Vệ sinh giấc ngủ kém như dùng các chất kích thích, không tạo thói quen ngủ, lạm dụng giường ngủ để nghỉ ngơi ngoài giấc ngủ…
Hậu quả của tình trạng mất ngủ kéo dài
- Rối loạn và suy giảm các hoạt động xã hội, việc làm, học tập…
- Trong ngày làm việc thường kém hiệu quả, khó tập trung, bực dọc, dễ gây tai nạn trong công việc và di chuyển.
- Về lâu dài các nguy cơ sức khỏe như trầm cảm, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim… kèm thêm các nguy cơ giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng kinh tế gia đình.
Điều trị mất ngủ
Tìm kiếm và xử trí các nguyên nhân thường gặp của mất ngủ, trong đó phổ biến là các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn thích ứng.
- Các loại thuốc chống lo âu nhóm Benzodiapine (nhóm Z) hoặc các nhóm thuốc chống trầm cảm có hoạt tính êm dịu được thầy thuốc chỉ định sử dụng.  
- Chú ý vệ sinh tốt cho giấc ngủ tốt như phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, thăng bằng. Tránh các chất kích thích, lựa chọn các thực phẩm tạo thuận lợi cho giấc ngủ.
- Hạn chế ngủ ngày, sử dụng võng.
- Kiểm soát giấc ngủ tự thân nhằm tăng tối đa hiệu năng ngủ. Đối với những người có vấn đề về giấc ngủ, các thời khắc trước giấc ngủ và những đặc trưng của môi trường thường gây cho họ sự ức chế, siêu nhạy cảm, căng thẳng, ám ảnh (sợ giường, sợ ban đêm…) từ đó dẫn tới hiện tượng điều kiện hóa càng làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Do đó, cần loại trừ các hoạt động gây hiệu ứng thức tỉnh, không nằm xem truyền hình, đọc sách, sinh hoạt trong khu vực giường ngủ cũng như không ngủ trong khu vực sinh hoạt...
- Không lên giường quá sớm khi nhịp ngủ chưa tới, dễ gây lo âu.
- Nếu không ngủ được sau 30 phút không nên nấn ná trên giường.
Lê Phương
Gửi chia sẻ câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về doisong@vnexpress.net

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

         "Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu"

"Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu", nguyên Chủ tịch An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.


LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

 
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch An Giang. Ảnh: Duy Chiến
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch An Giang. Ảnh: Duy Chiến
Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó.
Làm ăn kiểu "tình chị duyên em"
Sau khi thịt cá ba sa phi lê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ đầu những năm 1990, trải qua quá trình nghiên cứu, khảo sát vất vả, ông Nhị và các đồng nghiệp đã thành công trong việc cho loài cá này sinh sản nhân tạo. Một thời cơ vàng dường như mở ra khi chúng ta chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường lúc đó đang rất lớn.
Vậy nhưng...
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi còn nhớ có lúc cao điểm giá cá ba sa xuất khẩu lên đến 8 USD/kg! Các bè cá mới mọc san sát trên sông Hậu. Các nhà máy, cơ sở chế biến tấp nập ra đời.
Lúc ấy tôi cũng lo là để phát triển tự phát sẽ chèn ép lẫn nhau, cạnh tranh sẽ không đảm bảo chất lượng, có sự gian dối nên đề nghị Nhà nước phải quản lý, nhất là khâu giống. Nhưng không ai nghe cả. Họ nói: "Thị trường là tự do! Nhà nước không nên can thiệp".
Khi nhu cầu cá ba sa tăng nhanh thì khách hàng ở Mỹ, mấy ông Việt kiều gợi ý đưa cá tra vào nuôi đội lốt cá ba sa kiếm lời khủng. Cá tra dễ nuôi, năng suất cao, trong khi cá ba sa rất 'trưởng giả", khó tính. Cũng nên biết rằng, trên thế giới này chỉ có Việt Nam nuôi cá ba sa thương phẩm thành công.
Vậy là bất chấp tất cả, có quy hoạch hay không, bất kể đất lúa màu mỡ, rất nhiều người cứ thế đào ao nuôi cá tra rồi quy hoạch sau. Phong trào rộ lên từ tỉnh đầu nguồn, lan ra khắp ĐBSCL, rồi đến lượt các nhà máy chế biến cũng bị hút vào cuộc, thi nhau vay vốn đầu tư.
Từ sau năm 2000, sản lượng nuôi tăng vọt, số nhà máy chế biến cũng tăng theo. Từ đó cung vượt cầu, sinh ra cạnh tranh kiểu "tự hủy diệt". Cứ sau mỗi kỳ hội chợ thủy sản ở Boston (Mỹ), Brussels (Bỉ) hay ở Việt Nam là giá cá lại sụt, vì các DN đến hội chợ chủ yếu "đi đêm" chào giá thấp.
Khi dự hội nghị Chính phủ tại Hà Nội, tôi từng phát biểu tình hình này với tâm trạng rất bức xúc. Bức xúc nhất là việc gian lận đánh tráo cá tra vào, mà tôi gọi là "Tình chị duyên em", khiến cá ba sa không còn mấy người nuôi. Hành vi này làm mất uy tín VN trên thương trường, vừa làm cạn kiệt một giống loài là nguồn thực phẩm quí hiếm mà thiên nhiên ban tặng.
Bây giờ ngay tại An Giang, quê hương của cá ba sa mà cá ba sa cũng chẳng còn. Tôi đi tiếp khách vào nhà hàng thấy thực đơn có món cá ba sa, bèn gọi. Dù đã hỏi, căn dặn nhà hàng mấy lượt là phải đúng cá ba sa, họ dạ dạ vâng vâng nhưng đưa lên toàn cá tra! Tôi giận quá, truy hỏi tại sao, họ trả lời: "Dạ, bây giờ không còn ai nuôi cá ba sa nữa. Bác thông cảm!". Chết không?
Con cá ba sa trời ban tặng cho miền sông Hậu đã đi vào truyện cổ tích mất rồi. Tôi đang viết lại câu chuyện này để con cháu mai sau còn nhớ trên quê hương mình có giống cá "độc nhất vô nhị" mà không giữ được!
Thưa ông, thời ông làm chủ tịch UBND tỉnh, An Giang xây tượng cá ba sa, bông lúa - hai biểu tượng kinh tế nông nghiệp của An Giang. Nay cá ba sa đã "đi vào cổ tích", ông có lo cây lúa cũng theo bước?
Tượng đài cá Basa tại Châu Đốc. Ảnh:
Tượng đài cá Basa tại Châu Đốc. Ảnh: Bazantravel
Ông Nguyễn Minh Nhị:Có chuyện này tôi mới nghe mà hết hồn hết vía! Nhiều hộ nông dân đang áp dụng kiểu ăn gian, ngày mốt cắt thì bữa nay xả nước vào ruộng, phun thuốc vào. Hôm sau xả nước ra để ngày mai cắt lúa. Kiểu gian dối này cho thêm khoảng 1 tấn/ha.
Tôi điện hỏi mấy anh em DN có biết không? Họ trả lời biết rồi, nhưng không sao vì họ có máy móc thiết bị đo độ ẩm, dễ gì ăn gian được. Chết là mấy ông hàng xáo đi thu mua, nhưng họ cũng chỉ một lần bị mắc lừa nông dân thôi.
Người ta nói "điếm vườn sao bằng điếm chợ", nông dân mình cứ tưởng làm vậy là khôn, có cái lợi trước mắt. Nhưng chính họ sẽ bị trả giá nhiều nhất, không chỉ bị thương lái biết rồi ép trở lại, mà họ không thấy rằng uy tín của hạt gạo không có thì họ cũng bị thiệt nhất.
Làm ăn không nhìn xa thấy rộng, chỉ thấy lợi trước mắt, bất chấp thiệt hại lớn gấp nhiều lần sau đó. Nuôi cá cũng vậy, trồng lúa cũng vậy, rất chụp giật...
Đừng trách người nông dân
Thưa ông, tại sao tầng lớp nông dân luôn được xem là thật thà, chất phác mà lại có những trò gian dối như vậy? Không chỉ có trong nuôi cá và trồng lúa, họ sẵn sàng phun thuốc trừ sâu vào rau để sáng mai thu hoạch bán, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Nông dân mình có nhiều cái tệ, nhưng không trách họ được, và cũng không nên trách. Họ không có điều kiện để hiểu biết hết nên thấy cái gì có lợi là làm, hứng lên là làm. Có ai chỉ họ làm cái gì cho có hiệu quả đâu? Họ phải tự mày mò, tự mưu sinh, làm ra sản phẩm may thì bán được, không may thì lãnh đủ nợ nần!
Họ không có tổ chức, không có ai hướng dẫn họ làm cái gì, không nên làm cái gì, làm ra bán ở đâu. Họ phải tự mưu sinh bằng những cách làm hại chính cả họ. Và, cuối cùng họ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Theo tôi biết, ở các nước, nông dân được quan tâm, được tổ chức rất tốt chứ không bỏ mặc như nông dân ở ta đâu.
Theo ông, nguyên nhân những khiếm khuyết đó của nông dân ta, mà trầm kha nhất là chụp giật, tầm nhìn ngắn, tự đục vào chân mình là gì?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Ngày xưa, nông dân ta luôn được đánh giá là lương thiện, đạo đức, cần cù. Còn ngày nay, họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều thói xấu. Tất cả bắt nguồn từ sự chụp giật, tranh thủ tối đa, bất kể hậu quả. Căn bệnh này đã lây lan rộng chứ không chỉ nông dân. Nhưng với nông dân thì quả thật đau lòng, vì họ lẽ ra phải là thành trì của đạo đức, của sự lương thiện, chất phác phải không?
Theo tôi, chúng ta phải nhìn sâu xa vào những nguyên nhân từ trong chính sách. Bản chất của nông dân là gắn với đất đai, cả ngàn đời nay là vậy. Nông dân là đất, đất là nông dân.
Khi đất không phải của nông dân mà chỉ được sử dụng có thời hạn thì họ chẳng còn gắn bó máu thịt với đất đai như xưa.
Không còn gắn bó thì cũng không còn gìn giữ, bồi đắp vào cho đất, vì ngày mai có còn là của mình nữa đâu! Nhiều cái xấu ra đời từ đây, chính vì không gắn bó với đất, không nặng lòng với đất mà lương tâm, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, sẵn sàng đánh đổi vì những lợi ích ngắn hạn.
Tôi còn nhớ hồi mới giải phóng, ta thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" giống như ở miền Bắc trước đây. Hồi ấy, những người có nhiều ruộng đất trong Nam là do họ cần cù, siêng năng, chịu khó mà có nên nặng lòng với đất. Tôi nhớ như in nhiều nông dân nghèo được Nhà nước chia lại ruộng của những người này, đã không nhận. Họ nói: "Người ta làm sáng tối, không biết nghỉ mới có nhiều đất. Mình lấy không của người ta coi sao được!".
Tôi báo cáo việc này lên Tỉnh ủy, ông Bí thư lúc ấy kết luận: "Nếu không nhận đất thì không phải là nông dân, thì không cho nữa!". Đơn giản thế thôi. Lúc ấy chúng ta không lường được hậu quả tai hại như ngày nay đang chứng kiến.
Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm", "coi không được", quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.
Cái tình của người nông dân với đất phôi phai đi cũng làm cho cái tình với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn không còn thiêng liêng như xưa. Những giềng mối gìn giữ đạo đức, lương tri, nhân bản chân chất nhất cũng từ đấy mà sút sổ, long ra.
 
"Nói một đàng làm một ngả" nhiều quá
Từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, về hưu trở lại làm nông dân trồng lúa và nuôi cá, ông nhìn nhận các chủ trương, chính sách và công tác quản lý nhà nước với nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tình trạng chung nhất là "Nói một đàng làm một ngả" nhiều quá. Có muôn thứ chuyện chứng minh cho điều này.
Chẳng hạn chuyện vận động nông dân làm ra nhiều lúa gạo rồi bán không được, mặc cho họ bị thua lỗ. Xui nông dân nuôi con nọ, trồng thứ cây kia rồi bỏ chạy mất, không biết bán cho ai. Lẽ ra, bảo nông dân trồng lúa thì phải có công ty mua số lúa làm ra chứ. Có bên quăng thì phải có bên hứng, phải tổ chức cho khớp nhau thì nói và làm mới đi đôi chứ?
Gần đây tôi nghe Bộ NN - PTNT triển khai kế hoạch chuyển 200.000 ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng bắp, đậu nành và màu. Tôi thấy băn khoăn không hiểu trồng những thứ đó rồi nông dân bán cho ai hay lại đẩy họ vào chỗ khó như các chương trình chăn nuôi bò trước kia?
Thưa ông, theo tôi biết hàng năm Chính phủ vẫn cho thu mua tạm trữ, giảm áp lực tiêu thụ lúa cho nông dân mà?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Chuyện này tôi quá hiểu! Khi lúa chín rộ, các công ty lương thực sàng bên này, lách bên kia để chậm triển khai. Bởi giá lúa càng thấp thì họ càng có lợi. Đến khi triển khai cũng đâu có làm đúng như tinh thần chỉ đạo. Nông dân gần như chẳng được gì.
Tôi có ông bạn cùng quê xứ Tịnh Biên làm công tác thu mua lúa. Tôi đến mấy trạm thu mua của ông ấy kiểm tra, thấy có hai giá mua, cao và thấp khác nhau. Giá rẻ để ngoài là giá mua thật cho nông dân, còn giá cao cất bên trong, khi có đoàn kiểm tra đến thì trưng ra! Bữa tôi bất ngờ đến, họ thay không kịp, tôi hỏi sao làm ăn vậy. Họ trả lời: "Giá cao là giá Nhà nước quy định. Còn giá thấp là giá thu mua theo... thị trường!". Bất nhẫn vậy đấy. Nhà nước cho vay không lãi để thu mua song thực chất họ mua vẫn ép nông dân chứ có nương gì đâu!
Tôi cũng nhiều lần đi ký hợp đồng xuất khẩu gạo với anh em. Ký xong về giá lúa lên là... bẻ chĩa ngay!
Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu sau này thành một xã hội giả dối. Thế hệ chúng tôi dù sao cũng được "chích ngừa", còn phản kháng lại được.
Còn thế hệ sau thì sao? Lo lắm!
Theo Duy Chiến (thực hiện)
Vietnamnet