Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

TRẺ BỊ NÔN ÓI VÀ ĐI Ị (TIÊU CHẢY) BẤT THƯỜNG
PHÂN BIỆT NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VỚI TIÊU CHẢY DO VIRUS, DO NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
1. DO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm:
- Trẻ bất chợt nôn ói liên tục, ăn hay uống gì vào cũng nôn, sau khi nôn ói hết thức ăn hay sữa đã ăn uống trước đó, thì trẻ tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn.
- Trẻ bị đau bụng, sôi bụng, chướng bụng.
- Trẻ bị đi ị nhiều lần hơn bình thường, sau 1 hay vài giờ bị nôn ói.
NGộ độc thực phẩm là gì? 
Nghĩa là ăn hay uống món gì không đảm bảo vệ sinh, bị ôi thiu hay trong thức ăn đã bị nhiễm khuẫn.
2. TIÊU CHẢY CẤP DO VIRUS
Tiêu chảy do virus gây ra thường có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy ra nhiều nước, và sốt nhẹ.
Một khi trẻ bị nhiễm virus tiêu chảy sẽ có một khoảng thời gian ủ bệnh cỡ hai ngày trước khi triệu chứng xuất hiện, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện sau: 
Nôn và tiêu chảy là các đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp do virus. 
Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Trẻ bị sốt, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc hoa cà hoa cải (đi phân sống, phân lợn cợn, màu xanh, nhầy bọt).
Tiêu chảy & nôn ói lên đến khoảng 20 lần mỗi ngày. Triệu chứng này dẫn đến mất nước và điện giải. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.
ĐIỂM KHÁC BIỆT 
Thực ra, trong vòng vài tiếng hay 1 ngày đầu, các dấu hiệu ở trẻ bị ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy do virus khó phân biệt rõ ràng. Nếu trẻ vừa nôn vừa ị, vừa sốt nhẹ trong vài giờ đầu, có thể là bị 1 trong 2 nguyên nhân trên.
Tuy nhiên, trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường bị đi ị sau khi nôn ói trong vòng 2-3 tiếng hay sớm hơn, sẽ bị đi ị luôn do thức ăn kg tiêu hóa được, ôi thiu trong ruột khiến trẻ bị đi ngoài nhanh hơn.
Và nếu so sánh phân ở trẻ đi ngoài ra ngộ độc thức ăn so với trẻ tiêu chảy do virus gây ra thì: Trẻ đi ngoài do ngộ độc thực phẩm khi đi ị - phân sống, lợn cợn, hôi tanh, có khi ăn gì ị ra đó. Chứ không phải phân ít, chủ yếu là nước, toàn nước như là tiêu chảy do virus.
Ngoài ra, tiêu chảy do virus, khi đã xuất hiện tiêu chảy sau nôn ói, trẻ sẽ bị tiêu chảy ào at, liên tục ngày cả 20 lần, chứ không phải ngày đi 5-7 hay chục lần như trẻ bị ngộ độc thực phẩm khi BẮT ĐẦU có dấu hiệu đi ngoài.
VẬY XỬ LÝ LÀM SAO CHO CẢ 2 TRƯỜNG HỢP TRÊN?
CÁC MẸ CẦN GHI NHỚ RÕ NHƯ SAU
1. Dù là do nguyên nhân nào, khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu nôn ói nhiều lần trong vòng 1-2 tiếng, có thể có thêm dấu hiệu bị đi ngoài vài lần hoặc chưa bị đi ngoài, chỉ mới có hiện tượng nôn ói nhiều.
HÃY NGHĨ NGAY đến khả năng con bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn để xử lý luôn cho con, sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng bị ngộ độc. Trường hợp nhẹ có thể tự chăm sóc cho con tại nhà, trường hợp nặng hơn cũng giúp giảm mức độ trầm trọng của tình trạng đang bị trước khi cho con đi bệnh viện.
2. CÁCH XỬ TRÍ:
Bước 1
Cho trẻ uống nước đường pha ấm, ngọt nhiều để giảm nôn ói. Trẻ trên 2 tuổi, cho thêm vài lát ngừng đập dập vào sẽ giúp ấm bụng và giảm nôn hiệu quả hơn.
Bước 2
Lấy 1 mẩu gừng cở 1 lóng tay, NƯỚNG lên cho hơn cháy xém đập dập ra (bếp gì nước cũng được), để còn ấm và trẻ chịu được, lấy mẩu gừng ấy đặt lên rốn con sau đó lấy miếng băng cá nhân rịt lại để giữ cố định. Sau 2 tiếng tháo ra, sau 2-3 tiếng lại rịt vào mẩu gừng mới. Trong ngày đầu mà làm vậy, dù là do nguyên nhân nào cũng giúp ấm bụng hơn, chỉ có lợi chứ kg có hại gì cả. Cách này đơn giản nhưng giúp trẻ ấm bụng cho các trường hợp ăn uống không tiêu, lạnh bụng, ngộ độc thực phẩm rất tốt với trẻ và cả người lớn.
Bước 3 - ÁP DỤNG CHO TRẺ TỪ 3 THÁNG TUỔI TRỞ LÊN
Dưới 3 tháng tuổi trẻ có bị gì cũng cần cho con đi khám ngay.
Cho con uống ngay 1 lúc 2 gói BIOVITAL với trẻ trên 8 tháng tuổi, trẻ dưới 8 tháng đến 3 tháng tuổi uống 1 gói. 
Sau 3-4 tiếng uống tiếp lần thứ 2 thêm 1 gói nữa, trẻ từ 3 tháng trở lên là cứ uống thêm 1 gói ở lần thứ 2. 
Uống lần 3, cách sau lần uống thứ 2 khoảng 4 tiếng. LƯU Ý: với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên mới áp dụng uống lần 3 trong ngày.
3 NGÀY KẾ TIẾP:
Uống ngày 2 gói BIOVITAL, lần 1 gói, với trẻ dưới 5 tháng tuổi. Uống ngày 3 gói BIOVITAL, lần 1 gói, với trẻ từ 5 tháng đến 1 tuổi. Ngày 4 gói chia 2 hay 3 lần uống cho trẻ trên 1 tuổi.
1 TUẦN SAU ĐÓ
Uống ngày 2 gói BIOVITAL, lần 1 gói, với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Uống ngày 3 gói BIOVITAL, lần 1 gói, với trẻ trên 6 tháng tuổi. Để giúp ổn định đường ruột lâu dài.
P/s: Khi trẻ bị vậy, dùng sản phẩm Bio KHÁC thay thế BIOVITAL có được không???
Cái đó thì tùy MẸ, nhưng chị BKLN có thể hẳn định là hiện nay kg có sp nào thuộc dòng Bio mà có các thành phần giống BIOVITAL cả, kg phải cứ Bio gì gì đó là thành phần hay nguyên liệu nó giống nhau đâu. Và khi đã rơi vào trường hợp GẤP – CẦN GẤP thì nên mua cho đúng, cho con uống cho đúng mới cải thiện hiệu quả được.
Vụ này kg cần chị BKLN PR làm gì, MẸ nào nhà mình đang cho con uống, hay cả mẹ đã từng uống BIOVITAL khi ăn uống gì kg tiêu, bị đi ngoài, đi phân sống điều thấy rõ việc ấy rồi.
Nhất là các MẸ hôm giờ có con bị ngộ độc thực phẩm do con ăn, hay mẹ ăn mà cho con bú con bị ôn ói đi tiêu chảy, đã được chị BKLN tư vấn cách xử trí theo 3 bước trên, trước giờ điều thấy rõ hiệu quả. Và chưa có trường hợp nào phải cho con vào viện sau khi được tư vấn như vậy (sau khi chị BKLN tư vấn nói là trường hợp này là do ngộ độc thực phẩm cứ áp dụng các ấy ấy và theo dõi tiếp ở nhà)
THEO DÕI CÁC DẤU HIỆU SAU VÀI GIỜ TRẺ BỊ NÔN ÓI HAY TIÊU CHẢY.
Trong vòng 1-2 tiếng khi trẻ nôn ói bất thường, và ĐÃ XỬ LÝ 3 BƯỚC TRÊN CHO CON, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sau:
1. Con có dấu hiệu nôn ói tiếp theo thế nào, đi ị phân làm sao? 
2. Con có nằm thiêm thiếp hay nóng sốt trên 40 độ, mê sảng, co giật không? Nếu có 1 trong các dấu hiệu này cần đưa con đi bệnh viện ngay.
3. Trong 1-2 ngày đầu. Nếu trẻ vẫn vừa nôn ói vừa tiêu chảy sau khi áp dụng 3 BƯỚC trên cũng không có gì nguy hiểm, vì ngộ độc thực phẩm không có hết ngay được, tiêu chảy do virus càng kéo dài hơn. 
Nếu trẻ KHÔNG CÓ DẤU HIỆU NHƯ VỪA KỂ TRÊN (nằm thiêm thiếp hay nóng sốt trên 40 độ, mê sảng, co giật) thì có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà và QUAN TRỌNG LÀ CHO CON UỐNG BÙ NGƯỚC với ORESOL, uống càng nhiều càng tốt.
P/s: Như vừa rồi, con trai MAMA tổng quản nhà mình kiêm TRỢ LÝ chị BKLN, con trai MẸ “Cam Hien Nguyen” bị ngộ độc thực phẩm, cũng áp dụng như vậy hôm sau là giảm hẳn. Sau 2 ngày là hết.
VẬY - Trong trường hợp nào thì CẦN CHO TRẺ ĐI BỆNH VIỆN NGAY???
Nhắc lại: Là tình trạng TRẺ mệt nhiều, kiệt sức nằm thiêm thiếp hay nóng sốt trên 40 độ, mê sảng, co giật. Hoặc trẻ vừa nôn ói vừa đi ị cả 20 lần trong ngày và sau 24 giờ không có dấu hiệu thuyên giam SAU KHI ÁP DỤNG 3 BƯỚC XỬ LÝ NHƯ ĐƯỢC HƯỚNG DẨN BÊN TRÊN và cho trẻ uống bù nước.
Lúc ấy cần cho con đi bệnh viện ngay.
NẾU TRẺ NÔN ÓI, TIÊU CHẢY KHÔNG PHẢI DO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÀ DO VIURS THÌ SAO???
Thì cũng nên ÁP DỤNG NGAY 3 BƯỚC XỬ LÝ cho con và cho uống bù nước với ORESOL (mua ở nhà thuốc nào cũng có, pha theo liều lượng ghi rõ trên gói), sẽ giúp trẻ giảm nôn ói, ấm bụng, giúp giảm tình trạng loạn khuẩn đường ruột khi bị VURUS tấn công. 
Chỉ có lợi hơn mà thôi.
Vì trẻ mà bị tiêu chảy do virus thì cũng kg có thuốc để trị, mà nó sẽ tự hết sau vài ngày đến 1 tuần. Các trường hợp tiêu chảy do virus dẫn đến biến chứng nặng hay gây tử vong NGUYÊN NHÂN CHÍNH là do trẻ không được bù nước kịp thời. Vì tiêu chảy do virus, trẻ sẽ bị mất nhiều nước hơn các trường hợp tiêu chảy khác, trẻ vừa mất nước do bị sốt, mất nước do nôn ói nhiều và mất nước khi đi ngoài nhiều.
Điều trị tiêu chảy do virus quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể (uống bù nước điện giải ORESOL) trong thời gian bị tiêu chảy đến khi hết hẳn. Nếu không bù nước kịp thời, trẻ có thể tử vong do lượng nước trong cơ thể mất quá nhiều. Những ca nặng tại bệnh viện, nước điện giải sẽ được truyền cho trẻ vào tĩnh mạch hay dùng ống đặt qua lỗ mũi, trong đó nồng độ điện phân và nồng độ đường máu được kiểm soát.
TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Ngoài ra, trẻ còn bị tiêu chảy hay đi phân sống do nhiễm khuẩn trong môi trường sống, do cầm nắm gì đó bị bẩn, hay do trẻ ăn uống không tiêu, ăn dặm sớm, ăn đốt giai đoạn. Nhưng các tình trạng nhiễm khuẩn hay do ăn uống này này thường chỉ khiến trẻ đi ị nhiều lần trong ngày chứ không kèm theo nôn ói liên tục, đi ị phân sống và đi nhiều lần, 5-7 lần trong ngày, chứ không phải đi ngày hơn chục lần hay vừa ị vừa ói liên tục.
Và trường hợp như vậy thì đầu tiên cũng PHẢI ÁP DỤNG ĐÚNG 3 BƯỚC TRÊN cho con là cách xử trí hiệu quả nhất.
Nếu hôm sau mà con đi ị kg giảm, vẫn đi ngày 5-7 lần thì ngoài việc cho con uống BIOVITAL, 4h sáng MẸ vào hỏi chị BKLN để được tư vấn uống kết hợp cùng thuốc trị tiêu chảy.
Ngay cả trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm cũng vậy. Nếu sau 24 tiếng mà con đi ị hơn 7 lần, thì ngoài BIOVITAL mới cần uống thêm thuốc khác.
Lúc ấy mẹ cứ dậy lúc 4h để vào hỏi. 
Trường hợp chị BKLN đi công tác như mấy ngày nay kg tư vấn online từ 4h sáng thì MẸ cho con đi BS. Dù BS có kê thuốc thì vẫn cần cho con uống BIOVITAL ít nhất 1 tuần để giúp con ổn định đường ruột nhanh hơn như được hướng dẩn bên trên.
Với trường hợp tiêu chảy do virus càng nên áp dụng như vậy, vì đường ruột ở trẻ, hệ tiêu hóa của trẻ sau khi bị virus tấn công luôn yếu hơn hẳn, cần uống BIOVITAL ít nhất 2 tuần để giúp trẻ cải thiện và phục hồi lại dần.
TÌM HIỂU BỆNH LỒNG RUỘT Ở TRẺ ĐỂ KHÔNG NHẦM VỚI TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polýp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra.
BIỂU HIÊN KHI TRẺ BỊ LỒNG RUỘT
Khi trẻ bị lồng ruột có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bất thường như trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi. Các triệu chứng có thể dịu bớt trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện với mức độ nặng hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, sốt cao, lờ đờ, hôn mê.
P/s: Như hôm rồi con trai của MẸ “Cam Hien Nguyen” bị ngộ độc thức ăn, có vào mẹ comment lo lắng là coi chừng con bị lồng ruột. Nhưng chị BKLN đã nói với MẸ “Cam Hien Nguyen” là tình trạng con mẹ như các dấu hiệu mẹ ghi rõ không phải là bị lồng ruột nên cứ yên tâm ở nhà theo dõi.
Trẻ mà bị lồng ruột như các biểu hiện kể trên. Các MẸ để ý tập trung vào biểu hiện khác thường nhất là: Con có biểu hiện rất đau đớn, khóc ngằn ngặt theo kiểu đau và khóc thét từng cơn, khóc đến mệt lã, lặng người và không có dấu hiệu giảm, chứ không phải khóc tí hay khóc ít một.
ĐAU và rất đau, khóc như đau không chịu nổi kèm theo nôn ói liên tục là dấu hiệu rõ nhất của bệnh lồng ruột, tiếp theo là đi ị xuất huyết nhiều.
Và các trường hợp trẻ bị lồng ruột thì sau 2-3 tiếng là trẻ đã không chịu nổi rồi, đã mệt lã hay hôn mê, chứ không có đau kiểu âm ỉ, khóc theo kiểu thông thường, hay lúc ngủ lúc khóc được.
Và khi trẻ đã có các biểu hiện cho thấy trẻ có NGUY CƠ BỊ LỒNG RUỘT, cần cho con đi bệnh viện gấp. Thật ra tỉ lệ trẻ bị lồng ruột không cao và nếu bị thì thường xảy ra ở trẻ từ 5-9 tháng tuổi. Qua 1 tuổi nguy cơ mắc bệnh này càng ít hơn.
P/s: Viết bài này trước khi đi công tác nhưng kg kịp, sáng nay viết cho xong để đăng luôn. Nhiều nơi đang có dịch tiêu chảy, các MẸ phân biệt rõ sẽ bớt cuống lên trong việc chăm sóc và xử trí cho con.
NHỚ LIKE Á Biểu tượng cảm xúc smile Biểu tượng cảm xúc smile

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét