Những lời khuyên bổ ích của GS. Trần Phương (Phần thứ hai)
Những lời khuyên bổ ích của GS. Trần Phương (Phần thứ hai)
Lượt xem: 24
Các
em có biết người Việt Nam chúng ta lạc hậu không? Biết quá rõ chứ! Ngay
Thái Lan bây giờ, về mặt phát triển kinh tế, hơn chúng ta; về mặt phát
triển đại học, cũng hơn chúng ta! Theo thống kê, Việt Nam chỉ có 200
người học đại học trên một vạn dân; Thái Lan suýt soát 400, tức là gấp
đôi ta; dân tộc Thái Lan có học hơn chúng ta. Vậy làm thế nào để khắc
phục cái lạc hậu này? Chính là trông nhờ vào các em đấy. Các em làm thế
nào học thành tài để đưa đất nước này phát triển lên, chứ những nước
khác hơn ta quá nhiều. Hàn Quốc có 700 người học đại học/vạn dân. Vào
những năm 50 họ có khác gì Việt Nam đâu! Dân tộc Hàn Quốc là một dân tộc
kiên cường, kiên nghị, cố gắng lắm.
Tôi nói tất cả điều đó
để các em suy nghĩ về thái độ của mình trước khoá học đại học này: vì
mình đến đâu, vì bố mẹ mình đến đâu, vì đất nước mình đến đâu. Cần phải
xác định ba điểm đó. Khi đã xác định được rồi,thì các em phải tập trung
sức lực trong bốn năm trước mắt. Không phải chỉ học để tốt nghiệp đâu!
Học vượt lên hẳn để thành tài. Thế mới cần quyết tâm. Muốn làm được việc
đó, đòi hỏi phải dẹp tất cả các yêu cầu khác xuống: từ yêu đương, chơi
game, từ đủ mọi thứ, vì quỹ thời gian của chúng ta có hạn, nên phải biết
quý thời gian. Đặt mục tiêu học thành tài là số một trong bốn năm trước
mắt. Đó là điều thứ nhất tôi dặn các em.
Những lời
tôi dặn không có tác dụng đối với 70% các em, vì 70% các em vào đây đã
quyết tâm học rồi. Kinh nghiệm là như vậy. Còn 30% hãy cẩn thận đấy! Năm
nào cũng có 5 - 7% không tốt nghiệp, có nghĩa là các em này tận dụng
thời gian quá tồi.
Ở trường ta mấy năm gần đây loại khá và giỏi đạt
suýt soát 80%, còn 20% học không tốt. Tôi cảnh báo các em. Đó là điều
thứ nhất tôi muốn dặn các em.
Điều thứ hai tôi muốn
dặn các em là cách học. Học đại học khác với học phổ thông nhiều lắm.
Học phổ thông chỉ có độ mươi, mười hai môn học. Kiến thức người ta đã
quy định sẵn rồi, em phải nhớ đủ. Học đủ kiến thức thì coi như xong.
Học
đại học thì không có môn nào có giới hạn kiến thức quy định. Nó là vô
hạn, là mở. Khác ở chỗ đó đấy. Học một môn học, em có thể đọc ba cuốn
sách cũng được, đọc mười cuốn sách cũng được. Nhưng rõ ràng người đọc
mười cuốn sách khác với người đọc ba cuốn sách, càng khác với người chỉ
đọc một cuốn giáo trình thôi. Cho nên học đại học, thì kiến thức là vô
hạn. Người ta gọi là kiến thức mở. Một khoá học các em phải học đủ
khoảng 50 môn học; có môn học phải gấp mấy chục các môn khác. Tiếng Anh
là một môn, nhưng các em phải học tới 1.080 tiết, 72 đvht. Tất nhiên
không phải một người dạy nổi suốt cả 72 đvht. đâu. Tối thiểu một môn là 3
đvht., tức là 45 tiết. Nhà trường chỉ quy định mức tối thiểu thì cho 5
điểm, 6 điểm, còn học thì là vô hạn.
Cho nên 100 sinh viên ở
trường này ra thì phải xếp 10 bậc, chứ không phải một bậc đâu. Cùng học
một lớp, cùng học một khoá, cùng ra trường, nhưng 100 em có 10 bậc
thang, có em dạy được bạn cùng lớp. Kiến thức có quy định tối thiểu,
nhưng không có quy định tối đa. Đó là điều các em cần lưu ý. Mỗi người
cần tranh thủ cho mình kiến thức tối đa, chứ đừng nghĩ rằng mình học
kiến thức tối thiểu. Em nào mà nghĩ rằng mình học chỉ lấy điểm thôi thì
sai hoàn toàn. Điểm ở đại học không có ý nghĩa nhiều. Người dạy bắt buộc
phải cho điểm để biết học trò có học hay không, chứ cái điểm đó không
đánh giá được mình đâu. Nhớ là điểm chỉ là sự đánh giá tương đối, đừng
nghĩ rằng cái điểm đó là quan trọng nhất. Những em nào nghĩ rằng chỉ cần
điểm để vượt qua thôi, thì các em đó sai vô cùng.
Học đại học
không phải để lấy điểm. Học đại học là học cho mình. Cho nên người học
đại học là nhà nghiên cứu; student trong tiếng Anh là nhà nghiên cứu.
Mình dịch là sinh viên thì chẳng có nghĩa gì cả, chỉ dùng từ đó để cho
khác với học sinh thôi. Sinh viên là cái gì? Ở châu Âu gọi là nhà nghiên
cứu là đúng lắm đấy, vì học đại học là tự nghiên cứu là chính, tự đào
tạo là chính. Bây giờ người ta dùng từ cho có vẻ hoa mỹ, gọi là “lấy
sinh viên làm trung tâm”, thực ra là nói sinh viên tự học là chính chứ
thày cô giáo giỏi mấy cũng chỉ giúp các em thôi, chỉ hỗ trợ các em thôi.
Các em học là chính.
Trong đại học cũng có một số môn phải học
thuộc lòng, chứ không phải chỉ có suy nghĩ là chính đâu. Học ngoại ngữ
cũng là học thuộc lòng. Có nhiều em bảo học ngoại ngữ khó quá. Tôi bảo
không phải; em lười thì có. Có gì mà khó ! A dog là con chó, a cat là
con mèo, a table là cái bàn,… Có cái gì mà khó? Cứ nhắc lại suốt ngày
làm sao mà khó. Những em nào kêu với tôi môn tiếng Anh khó quá, e nợ
nhiều quá, tôi bảo chính em là một người lười. Tôi không chấp nhận những
người lười đó; tôi sẵn sàng đuổi học. Những em đó mất công cho thầy cô
giáo dạy, mất chỗ cho các bạn học. Cho nên có những môn phải học thuộc
lòng, như ngoại ngữ, tin học, phải luyện cho nhiều. Hay thí dụ như công
thức toán, phải học thuộc lòng chứ. Có mấy môn phải học thuộc lòng là
phải học thuộc lòng.
Còn nói chung kiến thức đại học, mà các em
cần có, là phải hiểu, phải biết cái cốt lõi, phải biết vận dụng. Ví như
nguyên lý kế toán là thế nào, thì phải nhớ nguyên lý đó chứ. Chẳng lẽ
lại bảo để em giở sách ra đã? Không được. Có rất nhiều môn học phải hiểu
để nhớ cái cốt lõi mà dùng. Học đại học không phải là học như vẹt; phải
hiểu, nhớ và vận dụng, Học đại học tức là biến kiến thức của người
khác, của hàng nghìn năm nay thành của mình; biến kỹ năng của người khác
thành kỹ năng của mình. Hãy trông thầy dạy tin học hay tiếng Anh của
mình đó: người ta bấm như thế nào thì mình cũng phải bấm như thế để biến
kỹ năng của người ta thành kỹ năng của mình; người ta nói như thế nào
thì mình cũng phải nói như thế để biến kỹ năng nói tiếng Anh của người
ta thành kỹ năng nói của mình.
Phải làm sao sở hữu được cái của
người ta, mới là quan trọng. Không phải học lấy điểm đâu! Lấy 5 - 7 điểm
không phải là mục tiêu của học đại học. Học phổ thông người ta chỉ yêu
cầu các em nhớ những điều ở trong sách là xong. Học ở đại học, các em
luôn luôn phải tự hỏi: vì sao lại như thế?
Nếu tự trả lời đúng như
giáo trình, đúng như thầy cô dạy, là được. Nếu câu hỏi “Vì sao“ của
mình không khớp với đáp án, thì hỏi lại thầy cô giáo. Tại sao thầy cô
nói thế, mà thực tế đời sống lại khác? Điều đó là quan trọng lắm đấy.
Học đại học chính là biến cái của người khác thành cái của mình. Cho nên
quá trình dạy phải qua rất nhiều khâu, chà đi xát lại. Số em học không
tốt do không tuân thủ các khâu đó. Bởi vì, học đại học không ai kiểm tra
các em đã đến lớp hay đã đọc giáo trình chưa. Không ai kiểm tra nổi,
nhưng điều đó rất quan trọng. Các em trước khi đến lớp phải đọc giáo
trình, hiểu được giáo trình, vì giáo trình là tóm tắt những quan điểm,
những nguyên tắc, những lý luận. Các em phải nắm được những điều tối
thiểu đó rồi mới đến lớp. Nhưng nhiều em đến lớp với cái đầu rỗng tuếch
thì nghe giảng có ý nghĩa gì. Khi các thầy cô giảng bài đã giả định rằng
các em đã đọc giáo trình đó rồi. Thế mà các em không đọc giáo trình đó,
thì chẳng thu được bao nhiêu kiến thức đâu. Cho nên phải dành thời gian
đọc giáo trình trước khi đến lớp; nếu thầy cô giáo hỏi hay có thắc mắc,
mới trả lời được, mới thu nhận được. Còn thầy cô hỏi, không có ai trả
lời, thì thầy cô cho qua. Thế là mình không khai thác được kiến thức của
các thầy cô giáo.
Học trên lớp là rất quan trọng: phải theo dõi
giáo trình và hiểu thầy cô nói gì, đó mới là điều quan trọng. Rồi sau
khi ở lớp về, là cả một công phu tự học. Nhưng nhiều em một ngày không
tự học nổi 3 giờ, thì học được cái gì ? Học ở trên trường 5 - 7 tiết,
thì học ở nhà tối thiểu cũng phải 5 - 7 tiết. Thực ra học 5 tiết không
đủ đâu, bởi vì tự học là phải đọc giáo trình, phải đọc tài liệu tham
khảo, phải đọc câu hỏi ôn tập và trả lời, phải chuẩn bị câu hỏi seminar
và có lúc phải thử trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, xem trả lời có đúng
không, rồi phải nghĩ xem là học như thế thì vận dụng thế nào, rồi phải
lên thư viện…
Thư viện của nhà trường có trên 100 máy tính. Các em
muốn đến lúc nào cũng được. Nhà trường không thu phí, nhưng tất nhiên
không chơi game được, vì có người giám sát. Các em đều có quyền học cho
đến khi thư viện đóng cửa. Nếu em nào lười thì không biết tận dụng. Lười
thì cần gì dùng sách và máy tính ở thư viện?!
Sau khi tự học công
phu thế rồi, phải chuẩn bị seminar, tức là sự cọ sát trong sinh viên
với nhau dưới sự hướng dẫn của thày cô giáo. Điều đó là quan trọng. Rồi
ôn tập, sau đó mới đến thi học phần. Nhiều em không học, đến khi sắp thi
học phần mới giở sách ra, kiếm lấy 5 điểm là mừng lắm rồi. Thế thì học
làm gì? Những em đó nên thôi học đi, đừng mất thì giờ của mình và của
nhà trường.
Cho nên học đại học là quá trình mà các em phải thu
nhận kiến thức của hàng nghìn đời nay để biến thành của mình; phải thu
nhận kỹ năng của thầy cô giáo, biến thành của mình; có nghĩa tự cải tạo
mình, tự chuyển biến mình từ chỗ không có nghề thành người có nghề. Các
em nên nhớ 50 môn học này, khi ra đời, không phải lúc nào cũng chờ giở
sách ra đâu. Phải nhớ tất cả những điều đó ở trong đầu.
Cho nên
học đại học là vô hạn. Vì thế, anh có thể học tối thiểu 5 tiết trong một
ngày; nhưng cũng có thể học 10 tiết, có thể cả thứ bảy cả chủ nhật,
càng học nhiều thì càng giỏi. Cho nên sinh viên cùng một lớp học, cùng
một trường học, nhưng khi ra trường, có tới 10 bậc thang khác nhau. Có
người có thể làm thầy cho ngay người cùng lớp với mình. Điều đó tuỳ
thuộc ở sự tự học của các em thôi. Cho nên người ta mới gọi người học
đại học là student, là nhà nghiên cứu.
Một điều nữa tôi dặn các em
là phải học tất cả các môn. Có nhiều em khi ra trường rồi đến thú nhận
với tôi rằng, khi học, không chú trọng môn học này, môn học kia; bây giờ
người ta phân công đúng cái việc ấy, nên phải đến trường xin mua lại
giáo trình. Tất nhiên 50 môn học, khi ra đời, các em không dùng hết đâu.
Nhưng nhà trường trang bị cho các em tất cả những điều tối thiểu cần
thiết. Nếu dùng môn nào, các em có thể đi sâu thêm để làm việc được
luôn. Ví dụ như các em học về quản lý doanh nghiệp, người ta dạy các em
cả quản lý tài chính, cả quản lý nhân sự, cả quản lý kế toán v.v. Nhiều
môn, khi ra đời, chưa chắc các em đã sử dụng ngay. Nhưng nếu không học,
khi người ta phân công các em vào làm nghề đó, lại bí. Cho nên phải học
toàn diện các môn, đừng chê môn nào cả, bởi vì các môn thiết kế trong
chương trình đã được thảo luận hàng chục năm, hàng trăm năm mới chọn ra
được. Đặc điểm của trường này là mỗi một môn học thầy cô giáo chỉ giảng
những cái cốt lõi nhất, kiến thức đậm đặc nhất để truyền thụ cho các em.
Thường
trong trường đại học người ta không dạy đạo đức và tư cách như đối với
học sinh phổ thông. Nhưng trong bốn năm học đại học, các em phải thực
hiện quy chế của nhà trường. Quy chế đó được xác định theo đạo đức công
dân. Học, thi, ứng xử với thầy cô, với bạn bè như thế nào… đều có quy
chế. Các em thực hiện đúng quy chế, sẽ trở thành người tử tế, thậm chí
trở thành nhà quản lý, vì ra trường, ít lâu sau, các em sẽ trở thành
người lãnh đạo một nhóm, hay một chi nhánh. Cho nên rèn luyện đạo đức
trong trường đại học là điều rất đáng quan tâm.
Đấy là về cách học.
Điều
thứ ba tôi muốn dặn các em là chọn ngành học. Trường có 13 ngành học,
tức là 13 nghề đấy. Các em chọn ngành học nào là chọn nghề đó. Mỗi nghề
thường trang bị cho các em 50 môn học. Để hiểu tất cả các điều trong
nghề đó, mình phải nắm được những điều cơ bản. Trường này có đặc điểm là
không ép sinh viên chọn ngành nào cả. Nếu đủ điều kiện vào đại học, các
em có quyền chọn ngành mình thích. Nhiều trường khác ép sinh viên học
những ngành có ít người học, vì nếu không, thì người dạy thất nghiệp.
Trường này sẵn sàng giải thể những ngành mà các em không chọn và đã từng
giải thể rồi, vì nhà trường dạy các em, nhưng có chịu trách nhiệm về
việc làm cho các em đâu. Sau khóa học đại học, các em phải tự tìm việc,
vì thế, nhà trường không ép các em chọn ngành học.
Trường
này còn cho phép các em sau năm học đầu tiên, vẫn có thể đăng ký học
ngành khác. Được phép, nhưng nên nhớ rằng, khi chuyển sang ngành khác
thì phải học những môn của ngành ấy và phải từ bỏ những môn đã học cho
ngành đã chọn trước đó. Rất mất công. Tôi có lời khuyên: mặc dù các em
có quyền chọn, nhưng năm nào các em cũng chọn ngành kế toán, tài chính,
ngân hàng quá nhiều. Trường ta tuyển 4.000 sinh viên một khóa, thì phải
2.000 sinh viên vào ba ngành đó. Có thể sau bốn năm đào tạo, ra trường,
chưa chắc các em đã tìm được việc đâu. Hiện nay những ngành đó đang
“hot”, kiếm được việc. Nhưng bốn năm nữa, liệu còn “hot” không? Cho nên
các em phải thận trọng. (Hết phần thứ hai)
(Trích nguồn: "Bản tin HUBT")
Tổng hợp: Ban biên tập Trung tâm Truyền thông
Những lời khuyên bổ ích của GS. Trần Phương (Phần thứ hai)
Những lời khuyên bổ ích của GS. Trần Phương (Phần thứ hai)
Lượt xem: 24Tôi nói tất cả điều đó để các em suy nghĩ về thái độ của mình trước khoá học đại học này: vì mình đến đâu, vì bố mẹ mình đến đâu, vì đất nước mình đến đâu. Cần phải xác định ba điểm đó. Khi đã xác định được rồi,thì các em phải tập trung sức lực trong bốn năm trước mắt. Không phải chỉ học để tốt nghiệp đâu! Học vượt lên hẳn để thành tài. Thế mới cần quyết tâm. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi phải dẹp tất cả các yêu cầu khác xuống: từ yêu đương, chơi game, từ đủ mọi thứ, vì quỹ thời gian của chúng ta có hạn, nên phải biết quý thời gian. Đặt mục tiêu học thành tài là số một trong bốn năm trước mắt. Đó là điều thứ nhất tôi dặn các em.
Những lời tôi dặn không có tác dụng đối với 70% các em, vì 70% các em vào đây đã quyết tâm học rồi. Kinh nghiệm là như vậy. Còn 30% hãy cẩn thận đấy! Năm nào cũng có 5 - 7% không tốt nghiệp, có nghĩa là các em này tận dụng thời gian quá tồi.
Ở trường ta mấy năm gần đây loại khá và giỏi đạt suýt soát 80%, còn 20% học không tốt. Tôi cảnh báo các em. Đó là điều thứ nhất tôi muốn dặn các em.
Điều thứ hai tôi muốn dặn các em là cách học. Học đại học khác với học phổ thông nhiều lắm. Học phổ thông chỉ có độ mươi, mười hai môn học. Kiến thức người ta đã quy định sẵn rồi, em phải nhớ đủ. Học đủ kiến thức thì coi như xong.
Học đại học thì không có môn nào có giới hạn kiến thức quy định. Nó là vô hạn, là mở. Khác ở chỗ đó đấy. Học một môn học, em có thể đọc ba cuốn sách cũng được, đọc mười cuốn sách cũng được. Nhưng rõ ràng người đọc mười cuốn sách khác với người đọc ba cuốn sách, càng khác với người chỉ đọc một cuốn giáo trình thôi. Cho nên học đại học, thì kiến thức là vô hạn. Người ta gọi là kiến thức mở. Một khoá học các em phải học đủ khoảng 50 môn học; có môn học phải gấp mấy chục các môn khác. Tiếng Anh là một môn, nhưng các em phải học tới 1.080 tiết, 72 đvht. Tất nhiên không phải một người dạy nổi suốt cả 72 đvht. đâu. Tối thiểu một môn là 3 đvht., tức là 45 tiết. Nhà trường chỉ quy định mức tối thiểu thì cho 5 điểm, 6 điểm, còn học thì là vô hạn.
Cho nên 100 sinh viên ở trường này ra thì phải xếp 10 bậc, chứ không phải một bậc đâu. Cùng học một lớp, cùng học một khoá, cùng ra trường, nhưng 100 em có 10 bậc thang, có em dạy được bạn cùng lớp. Kiến thức có quy định tối thiểu, nhưng không có quy định tối đa. Đó là điều các em cần lưu ý. Mỗi người cần tranh thủ cho mình kiến thức tối đa, chứ đừng nghĩ rằng mình học kiến thức tối thiểu. Em nào mà nghĩ rằng mình học chỉ lấy điểm thôi thì sai hoàn toàn. Điểm ở đại học không có ý nghĩa nhiều. Người dạy bắt buộc phải cho điểm để biết học trò có học hay không, chứ cái điểm đó không đánh giá được mình đâu. Nhớ là điểm chỉ là sự đánh giá tương đối, đừng nghĩ rằng cái điểm đó là quan trọng nhất. Những em nào nghĩ rằng chỉ cần điểm để vượt qua thôi, thì các em đó sai vô cùng.
Học đại học không phải để lấy điểm. Học đại học là học cho mình. Cho nên người học đại học là nhà nghiên cứu; student trong tiếng Anh là nhà nghiên cứu. Mình dịch là sinh viên thì chẳng có nghĩa gì cả, chỉ dùng từ đó để cho khác với học sinh thôi. Sinh viên là cái gì? Ở châu Âu gọi là nhà nghiên cứu là đúng lắm đấy, vì học đại học là tự nghiên cứu là chính, tự đào tạo là chính. Bây giờ người ta dùng từ cho có vẻ hoa mỹ, gọi là “lấy sinh viên làm trung tâm”, thực ra là nói sinh viên tự học là chính chứ thày cô giáo giỏi mấy cũng chỉ giúp các em thôi, chỉ hỗ trợ các em thôi. Các em học là chính.
Trong đại học cũng có một số môn phải học thuộc lòng, chứ không phải chỉ có suy nghĩ là chính đâu. Học ngoại ngữ cũng là học thuộc lòng. Có nhiều em bảo học ngoại ngữ khó quá. Tôi bảo không phải; em lười thì có. Có gì mà khó ! A dog là con chó, a cat là con mèo, a table là cái bàn,… Có cái gì mà khó? Cứ nhắc lại suốt ngày làm sao mà khó. Những em nào kêu với tôi môn tiếng Anh khó quá, e nợ nhiều quá, tôi bảo chính em là một người lười. Tôi không chấp nhận những người lười đó; tôi sẵn sàng đuổi học. Những em đó mất công cho thầy cô giáo dạy, mất chỗ cho các bạn học. Cho nên có những môn phải học thuộc lòng, như ngoại ngữ, tin học, phải luyện cho nhiều. Hay thí dụ như công thức toán, phải học thuộc lòng chứ. Có mấy môn phải học thuộc lòng là phải học thuộc lòng.
Còn nói chung kiến thức đại học, mà các em cần có, là phải hiểu, phải biết cái cốt lõi, phải biết vận dụng. Ví như nguyên lý kế toán là thế nào, thì phải nhớ nguyên lý đó chứ. Chẳng lẽ lại bảo để em giở sách ra đã? Không được. Có rất nhiều môn học phải hiểu để nhớ cái cốt lõi mà dùng. Học đại học không phải là học như vẹt; phải hiểu, nhớ và vận dụng, Học đại học tức là biến kiến thức của người khác, của hàng nghìn năm nay thành của mình; biến kỹ năng của người khác thành kỹ năng của mình. Hãy trông thầy dạy tin học hay tiếng Anh của mình đó: người ta bấm như thế nào thì mình cũng phải bấm như thế để biến kỹ năng của người ta thành kỹ năng của mình; người ta nói như thế nào thì mình cũng phải nói như thế để biến kỹ năng nói tiếng Anh của người ta thành kỹ năng nói của mình.
Phải làm sao sở hữu được cái của người ta, mới là quan trọng. Không phải học lấy điểm đâu! Lấy 5 - 7 điểm không phải là mục tiêu của học đại học. Học phổ thông người ta chỉ yêu cầu các em nhớ những điều ở trong sách là xong. Học ở đại học, các em luôn luôn phải tự hỏi: vì sao lại như thế?
Nếu tự trả lời đúng như giáo trình, đúng như thầy cô dạy, là được. Nếu câu hỏi “Vì sao“ của mình không khớp với đáp án, thì hỏi lại thầy cô giáo. Tại sao thầy cô nói thế, mà thực tế đời sống lại khác? Điều đó là quan trọng lắm đấy. Học đại học chính là biến cái của người khác thành cái của mình. Cho nên quá trình dạy phải qua rất nhiều khâu, chà đi xát lại. Số em học không tốt do không tuân thủ các khâu đó. Bởi vì, học đại học không ai kiểm tra các em đã đến lớp hay đã đọc giáo trình chưa. Không ai kiểm tra nổi, nhưng điều đó rất quan trọng. Các em trước khi đến lớp phải đọc giáo trình, hiểu được giáo trình, vì giáo trình là tóm tắt những quan điểm, những nguyên tắc, những lý luận. Các em phải nắm được những điều tối thiểu đó rồi mới đến lớp. Nhưng nhiều em đến lớp với cái đầu rỗng tuếch thì nghe giảng có ý nghĩa gì. Khi các thầy cô giảng bài đã giả định rằng các em đã đọc giáo trình đó rồi. Thế mà các em không đọc giáo trình đó, thì chẳng thu được bao nhiêu kiến thức đâu. Cho nên phải dành thời gian đọc giáo trình trước khi đến lớp; nếu thầy cô giáo hỏi hay có thắc mắc, mới trả lời được, mới thu nhận được. Còn thầy cô hỏi, không có ai trả lời, thì thầy cô cho qua. Thế là mình không khai thác được kiến thức của các thầy cô giáo.
Học trên lớp là rất quan trọng: phải theo dõi giáo trình và hiểu thầy cô nói gì, đó mới là điều quan trọng. Rồi sau khi ở lớp về, là cả một công phu tự học. Nhưng nhiều em một ngày không tự học nổi 3 giờ, thì học được cái gì ? Học ở trên trường 5 - 7 tiết, thì học ở nhà tối thiểu cũng phải 5 - 7 tiết. Thực ra học 5 tiết không đủ đâu, bởi vì tự học là phải đọc giáo trình, phải đọc tài liệu tham khảo, phải đọc câu hỏi ôn tập và trả lời, phải chuẩn bị câu hỏi seminar và có lúc phải thử trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, xem trả lời có đúng không, rồi phải nghĩ xem là học như thế thì vận dụng thế nào, rồi phải lên thư viện…
Thư viện của nhà trường có trên 100 máy tính. Các em muốn đến lúc nào cũng được. Nhà trường không thu phí, nhưng tất nhiên không chơi game được, vì có người giám sát. Các em đều có quyền học cho đến khi thư viện đóng cửa. Nếu em nào lười thì không biết tận dụng. Lười thì cần gì dùng sách và máy tính ở thư viện?!
Sau khi tự học công phu thế rồi, phải chuẩn bị seminar, tức là sự cọ sát trong sinh viên với nhau dưới sự hướng dẫn của thày cô giáo. Điều đó là quan trọng. Rồi ôn tập, sau đó mới đến thi học phần. Nhiều em không học, đến khi sắp thi học phần mới giở sách ra, kiếm lấy 5 điểm là mừng lắm rồi. Thế thì học làm gì? Những em đó nên thôi học đi, đừng mất thì giờ của mình và của nhà trường.
Cho nên học đại học là quá trình mà các em phải thu nhận kiến thức của hàng nghìn đời nay để biến thành của mình; phải thu nhận kỹ năng của thầy cô giáo, biến thành của mình; có nghĩa tự cải tạo mình, tự chuyển biến mình từ chỗ không có nghề thành người có nghề. Các em nên nhớ 50 môn học này, khi ra đời, không phải lúc nào cũng chờ giở sách ra đâu. Phải nhớ tất cả những điều đó ở trong đầu.
Cho nên học đại học là vô hạn. Vì thế, anh có thể học tối thiểu 5 tiết trong một ngày; nhưng cũng có thể học 10 tiết, có thể cả thứ bảy cả chủ nhật, càng học nhiều thì càng giỏi. Cho nên sinh viên cùng một lớp học, cùng một trường học, nhưng khi ra trường, có tới 10 bậc thang khác nhau. Có người có thể làm thầy cho ngay người cùng lớp với mình. Điều đó tuỳ thuộc ở sự tự học của các em thôi. Cho nên người ta mới gọi người học đại học là student, là nhà nghiên cứu.
Một điều nữa tôi dặn các em là phải học tất cả các môn. Có nhiều em khi ra trường rồi đến thú nhận với tôi rằng, khi học, không chú trọng môn học này, môn học kia; bây giờ người ta phân công đúng cái việc ấy, nên phải đến trường xin mua lại giáo trình. Tất nhiên 50 môn học, khi ra đời, các em không dùng hết đâu. Nhưng nhà trường trang bị cho các em tất cả những điều tối thiểu cần thiết. Nếu dùng môn nào, các em có thể đi sâu thêm để làm việc được luôn. Ví dụ như các em học về quản lý doanh nghiệp, người ta dạy các em cả quản lý tài chính, cả quản lý nhân sự, cả quản lý kế toán v.v. Nhiều môn, khi ra đời, chưa chắc các em đã sử dụng ngay. Nhưng nếu không học, khi người ta phân công các em vào làm nghề đó, lại bí. Cho nên phải học toàn diện các môn, đừng chê môn nào cả, bởi vì các môn thiết kế trong chương trình đã được thảo luận hàng chục năm, hàng trăm năm mới chọn ra được. Đặc điểm của trường này là mỗi một môn học thầy cô giáo chỉ giảng những cái cốt lõi nhất, kiến thức đậm đặc nhất để truyền thụ cho các em.
Thường trong trường đại học người ta không dạy đạo đức và tư cách như đối với học sinh phổ thông. Nhưng trong bốn năm học đại học, các em phải thực hiện quy chế của nhà trường. Quy chế đó được xác định theo đạo đức công dân. Học, thi, ứng xử với thầy cô, với bạn bè như thế nào… đều có quy chế. Các em thực hiện đúng quy chế, sẽ trở thành người tử tế, thậm chí trở thành nhà quản lý, vì ra trường, ít lâu sau, các em sẽ trở thành người lãnh đạo một nhóm, hay một chi nhánh. Cho nên rèn luyện đạo đức trong trường đại học là điều rất đáng quan tâm.
Đấy là về cách học.
Điều thứ ba tôi muốn dặn các em là chọn ngành học. Trường có 13 ngành học, tức là 13 nghề đấy. Các em chọn ngành học nào là chọn nghề đó. Mỗi nghề thường trang bị cho các em 50 môn học. Để hiểu tất cả các điều trong nghề đó, mình phải nắm được những điều cơ bản. Trường này có đặc điểm là không ép sinh viên chọn ngành nào cả. Nếu đủ điều kiện vào đại học, các em có quyền chọn ngành mình thích. Nhiều trường khác ép sinh viên học những ngành có ít người học, vì nếu không, thì người dạy thất nghiệp. Trường này sẵn sàng giải thể những ngành mà các em không chọn và đã từng giải thể rồi, vì nhà trường dạy các em, nhưng có chịu trách nhiệm về việc làm cho các em đâu. Sau khóa học đại học, các em phải tự tìm việc, vì thế, nhà trường không ép các em chọn ngành học.
Trường này còn cho phép các em sau năm học đầu tiên, vẫn có thể đăng ký học ngành khác. Được phép, nhưng nên nhớ rằng, khi chuyển sang ngành khác thì phải học những môn của ngành ấy và phải từ bỏ những môn đã học cho ngành đã chọn trước đó. Rất mất công. Tôi có lời khuyên: mặc dù các em có quyền chọn, nhưng năm nào các em cũng chọn ngành kế toán, tài chính, ngân hàng quá nhiều. Trường ta tuyển 4.000 sinh viên một khóa, thì phải 2.000 sinh viên vào ba ngành đó. Có thể sau bốn năm đào tạo, ra trường, chưa chắc các em đã tìm được việc đâu. Hiện nay những ngành đó đang “hot”, kiếm được việc. Nhưng bốn năm nữa, liệu còn “hot” không? Cho nên các em phải thận trọng. (Hết phần thứ hai)
(Trích nguồn: "Bản tin HUBT")
Tổng hợp: Ban biên tập Trung tâm Truyền thông
Những lời khuyên bổ ích của GS. Trần Phương (Phần thứ ba)
Thực
ra các em chưa hiểu cái nghề đó thôi. Chứ làm nghề kế toán chỉ làm thuê
cho người ta, chứ làm gì có là chủ một công ty kế toán. Các em mới học
ra làm sao họ thuê các em kế toán - kiểm toán được. Tài chính, ngân hàng
cũng vậy. Cho nên có những nghề chỉ suốt đời đi làm thuê thôi. Có những
nghề mới ra trường cũng làm chủ được. Ví dụ như nghề điện - điện tử,
làm chủ cũng được, làm thuê cũng được. Ra trường, nếu không thích làm
thuê, thì tự mở cửa hàng nhỏ chuyên lắp điện và sửa đồ điện tử cho thiên
hạ. Nghề xây dựng, nghề kiến trúc sư cũng vậy: có nhiều việc và công
việc đều đều. Cho nên các em phải nghĩ mai đây mình thích làm thuê hay
thích làm chủ. Đó là vấn đề đấy! Và còn năng khiếu nữa? Có thật nghề đó
hợp với năng khiếu của mình không? Cho nên, trường có những nghề rất đắt
khách, thì các em nên chọn.
Có một hiện tượng là lâu nay rất ít em chọn nghề kỹ thuật, như công nghệ thông tin, cơ - điện tử, điện - điện tử, xây dựng, kiến trúc. Đất nước ta hàng chục năm nay không có vốn tích lũy, nên nhà nước không có tiền xây dựng nhà máy. 5 - 7 năm gần đây nước ngoài đầu tư nên mới có nhà máy lắp ráp điện - điện tử, mới làm ra máy tính. Các em thấy một năm chúng ta xuất khẩu đi hàng tỷ đôla hàng điện - điện tử, nhưng có phải là của Việt Nam đâu. Người Việt Nam chỉ lắp ráp thôi. Hãng Intel mở nhà máy ở Sài Gòn mà tất cả thế giới mua chip của họ để lắp ráp. Nhưng dẫu sao bây giờ người Việt Nam còn biết nghề điện - điện tử, chứ ngày trước không có. Bây giờ em nào học về điện - điện tử, cơ - điện tử, thì ngay tại Hà Nội, hãng Canon có mấy nhà máy, sẽ mời em đến ngay. Rồi ở Bắc Ninh có hãng Hồng Hải của Đài Loan, vừa rồi cũng tuyển 20 - 30 sinh viên của trường ta và họ cử đi học thạc sỹ ở Đài Loan miễn phí. Cho nên đừng quên đăng ký vào những ngành công nghệ, những ngành đang ngày càng trở nên quan trọng. Các em cứ chọn ngành kế toán, tài chính, ngân hàng mãi, tôi e sau này thất nghiệp hoặc làm công việc sẽ phí sức của mình đi.
Một điều khác nữa: tôi khuyên các em nên học hai bằng. Nếu các em muốn học thành tài, trường này tạo điều kiện cho các em học hai bằng. Các em học tất cả các ngành đều phải học 72 đvht. tiếng Anh. Nếu học thêm 5 - 6 chục đvht. tiếng Anh nữa, sẽ được cấp bằng cử nhân tiếng Anh. Nhưng với điều kiện học khá, nhà trường mới cho phép.
Học hết năm thứ hai, nếu học vào loại khá, nhà trường cho học hai bằng. Các em nên nhớ rằng có hai bằng thì vị trí của mình trong xã hội được tôn lên hẳn. Đặc biệt, nếu có bằng tiếng Anh và bằng chuyên ngành, thì đi đâu, người ta cũng rải chiếu hoa mời các em; mà lương thì gấp đôi, gấp ba. Học tài chính thì nên học thêm ngân hàng, bởi vì giữa hai ngành này có một số môn giống nhau, cho nên cố gắng phấn đấu để đạt được hai bằng sau bốn hoặc bốn năm rưỡi.
Điều thứ tư tôi muốn dặn các em là chống tiêu cực. Nhà trường này từ khi mới thành lập đã quy định cấm tặng quà cho thầy cô giáo, cấm tặng quà cho Hiệu trưởng, cấm tặng quà cho cán bộ, nhân viên nhà trường và cấm mua thầy bán điểm. Các em vi phạm điều này đều bị nhà trường thi hành kỷ luật. Các em thi hộ bạn hoặc nhờ bạn thi hộ thì tối thiểu phải đuổi một học kỳ hoặc không cho học nữa. Cho nên các em đừng bao giờ phạm vào lỗi đó.
Dùng phao trong thi cử là hành vi gian lận, đáng sỉ nhục. Dùng phao là văn hóa quá tồi tệ. Các em vào trường này phải bỏ cái văn hóa đó đi. Các phòng thi đều có camera ghi hình; nếu các em vi phạm, nhà trường sẽ không bỏ qua. Báo trước các em là cấm dùng phao, cấm gian lận, cấm đút lót, cấm mua thầy bán điểm. Thầy, cô giáo nào vi phạm, nếu phát hiện, sẽ bị đuổi việc.
Điều cuối cùng: học phí của trường tính theo đơn vị học trình. Khi thi không đạt, phải học lại, học phí học lại bao gồm cả tiền phạt đấy. Ở Đài Loan người ta còn phạt khi thi lại mỗi môn là 5 đôla. Trường ta mới phạt nhẹ, có tính răn đe thôi.
Còn tài liệu học tập, các em tự mua giáo trình, nhưng không nên tiết kiệm photocopy thu nhỏ lại, sẽ làm hại đến mắt của mình sau này.
Nhà trường có nhiều phương tiện để các em tự học. Không phải giờ học ở trên lớp, thì mời các em lên thư viện. Ở đó các em tha hồ đọc sách và truy cập thông tin, không mất tiền. Có đủ phương tiện cho các em học tập, nhưng điều quan trọng là các em có dùng không. Người ta nói mỹ miều là “lấy sinh viên làm trung tâm”, nhưng thực ra, học đại học chủ yếu là phải tự học. Nếu các em không học thì chẳng ai nhét được kiến thức vào đầu các em đâu!
Hôm nay nhân ngày khai giảng, tôi nhắc các em mấy điều đó thôi và mong rằng, các em mở đầu khóa học của mình một cách thành công và quyết tâm.
Chúc các em thành công!
(Hết)TRÍCH LẠI KD
Có một hiện tượng là lâu nay rất ít em chọn nghề kỹ thuật, như công nghệ thông tin, cơ - điện tử, điện - điện tử, xây dựng, kiến trúc. Đất nước ta hàng chục năm nay không có vốn tích lũy, nên nhà nước không có tiền xây dựng nhà máy. 5 - 7 năm gần đây nước ngoài đầu tư nên mới có nhà máy lắp ráp điện - điện tử, mới làm ra máy tính. Các em thấy một năm chúng ta xuất khẩu đi hàng tỷ đôla hàng điện - điện tử, nhưng có phải là của Việt Nam đâu. Người Việt Nam chỉ lắp ráp thôi. Hãng Intel mở nhà máy ở Sài Gòn mà tất cả thế giới mua chip của họ để lắp ráp. Nhưng dẫu sao bây giờ người Việt Nam còn biết nghề điện - điện tử, chứ ngày trước không có. Bây giờ em nào học về điện - điện tử, cơ - điện tử, thì ngay tại Hà Nội, hãng Canon có mấy nhà máy, sẽ mời em đến ngay. Rồi ở Bắc Ninh có hãng Hồng Hải của Đài Loan, vừa rồi cũng tuyển 20 - 30 sinh viên của trường ta và họ cử đi học thạc sỹ ở Đài Loan miễn phí. Cho nên đừng quên đăng ký vào những ngành công nghệ, những ngành đang ngày càng trở nên quan trọng. Các em cứ chọn ngành kế toán, tài chính, ngân hàng mãi, tôi e sau này thất nghiệp hoặc làm công việc sẽ phí sức của mình đi.
Một điều khác nữa: tôi khuyên các em nên học hai bằng. Nếu các em muốn học thành tài, trường này tạo điều kiện cho các em học hai bằng. Các em học tất cả các ngành đều phải học 72 đvht. tiếng Anh. Nếu học thêm 5 - 6 chục đvht. tiếng Anh nữa, sẽ được cấp bằng cử nhân tiếng Anh. Nhưng với điều kiện học khá, nhà trường mới cho phép.
Học hết năm thứ hai, nếu học vào loại khá, nhà trường cho học hai bằng. Các em nên nhớ rằng có hai bằng thì vị trí của mình trong xã hội được tôn lên hẳn. Đặc biệt, nếu có bằng tiếng Anh và bằng chuyên ngành, thì đi đâu, người ta cũng rải chiếu hoa mời các em; mà lương thì gấp đôi, gấp ba. Học tài chính thì nên học thêm ngân hàng, bởi vì giữa hai ngành này có một số môn giống nhau, cho nên cố gắng phấn đấu để đạt được hai bằng sau bốn hoặc bốn năm rưỡi.
Điều thứ tư tôi muốn dặn các em là chống tiêu cực. Nhà trường này từ khi mới thành lập đã quy định cấm tặng quà cho thầy cô giáo, cấm tặng quà cho Hiệu trưởng, cấm tặng quà cho cán bộ, nhân viên nhà trường và cấm mua thầy bán điểm. Các em vi phạm điều này đều bị nhà trường thi hành kỷ luật. Các em thi hộ bạn hoặc nhờ bạn thi hộ thì tối thiểu phải đuổi một học kỳ hoặc không cho học nữa. Cho nên các em đừng bao giờ phạm vào lỗi đó.
Dùng phao trong thi cử là hành vi gian lận, đáng sỉ nhục. Dùng phao là văn hóa quá tồi tệ. Các em vào trường này phải bỏ cái văn hóa đó đi. Các phòng thi đều có camera ghi hình; nếu các em vi phạm, nhà trường sẽ không bỏ qua. Báo trước các em là cấm dùng phao, cấm gian lận, cấm đút lót, cấm mua thầy bán điểm. Thầy, cô giáo nào vi phạm, nếu phát hiện, sẽ bị đuổi việc.
Điều cuối cùng: học phí của trường tính theo đơn vị học trình. Khi thi không đạt, phải học lại, học phí học lại bao gồm cả tiền phạt đấy. Ở Đài Loan người ta còn phạt khi thi lại mỗi môn là 5 đôla. Trường ta mới phạt nhẹ, có tính răn đe thôi.
Còn tài liệu học tập, các em tự mua giáo trình, nhưng không nên tiết kiệm photocopy thu nhỏ lại, sẽ làm hại đến mắt của mình sau này.
Nhà trường có nhiều phương tiện để các em tự học. Không phải giờ học ở trên lớp, thì mời các em lên thư viện. Ở đó các em tha hồ đọc sách và truy cập thông tin, không mất tiền. Có đủ phương tiện cho các em học tập, nhưng điều quan trọng là các em có dùng không. Người ta nói mỹ miều là “lấy sinh viên làm trung tâm”, nhưng thực ra, học đại học chủ yếu là phải tự học. Nếu các em không học thì chẳng ai nhét được kiến thức vào đầu các em đâu!
Hôm nay nhân ngày khai giảng, tôi nhắc các em mấy điều đó thôi và mong rằng, các em mở đầu khóa học của mình một cách thành công và quyết tâm.
Chúc các em thành công!
(Hết)TRÍCH LẠI KD