Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Đau nửa đầu, cắt cơn đau là chưa đủ

Việt Nam có tới 16% dân số bị mắc đau nửa đầu (migraines), tuy nhiên phần lớn người bệnh quên rằng đây là một bệnh mạn tính nên chỉ mới cắt cơn đau mà chưa chú trọng tới ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn.

Cứ đau là tìm đến thuốc giảm đau


Chị Lan (25 tuổi - Hai Bà Trưng, Hà Nội) mới bắt đầu có triệu chứng thường xuyên mất ngủ, hôm sau người nôn nao khó chịu, một bên thái dương giật giật như muốn nổ tung.

“Khi uống thuốc giảm đau thì cơn đau đỡ ngay lập tức. Tuy nhiên cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều khiến mình thực sự lo lắng, đôi lúc uống thuốc giảm đau cũng không ăn thua nữa”, chị Lan cho biết.

Còn chị Phương (37 tuổi - Q.11, TP.HCM) đã bị cơn đau nửa đầu hành hạ gần chục năm qua. “Cứ thứ 2 đầu tuần là mình bị lên cơn đau, cảm giác đau lan xung quanh một bên thái dương rồi lan sang khu vực mắt trái, mắt mình có dấu hiệu mờ dần, cơn đau kinh khủng kéo dài cả ngày khiến mình không thể làm được bất cứ việc gì”

Nhưng chị Phương không dám dùng thuốc thường xuyên mà buộc phải “chung sống” với những cơn đau khó chịu.

Chị Phương chia sẻ, “Bị bệnh cũng lâu năm nên mình từng đi khám, khi uống thuốc bác sỹ kê thì triệu chứng cũng đỡ nhưng hết thuốc thì đâu lai vào đấy, mà thuốc tây thì mình không dám dùng lâu dài. Một số người quen mách dùng hoạt huyết nhưng mình đâu dám xài bừa, bệnh này liên quan đến thần kinh nên không thể dùng bừa được”.

Trường hợp như chị Lan, chị Phương không phải hiếm gặp đối với các chị em phụ nữ. Theo thống kê tại Việt Nam có tới 16% dân số bị mắc đau nửa đầu (theo Nguyễn Văn Chương và cộng sự năm 2008), trong đó nữ giới gấp 3 lần nam giới, bệnh có tính di truyền và có cơ chế liên quan thần kinh mạch máu.

Ngăn ngừa cơn đau nửa đầu theo cơ chế thần kinh
Mục tiêu điều trị của đau nửa đầu ngoài cắt cơn đau thì một yếu tố rất hay bị coi nhẹ chính là dự phòng xuất hiện cơn, trong khi thuốc giảm đau không phải là thuốc trị bách bệnh. Đau nửa đầu (Migraines) cần được dự phòng xuất hiện cơn theo đúng cơ chế của bệnh.

Hiện tại các bác sỹ đang sử dụng nhóm thuốc tân dược như triptan, ergotamine (tamik) để cắt cơn đau và nhóm chẹn kênh calci (sibelium) để dự phòng tái phát. Xu hướng trên thế giới hiện nay đang hướng tới là sử dụng nhóm thuốc thảo dược có cơ chế chuyên về thần kinh do ít tác dụng không mong muốn khi dùng lâu dài.

Từ những năm 1970 thảo dược Feverfew (tên khoa học là Tanacetum parthenium L.) đã được biết đến với tác dụng phổ biến là ngăn ngừa xuất hiện cơn đau nửa đầu (Migraine).

Parthenolid là hoạt chất chính trong Feverfew có tác dụng ức chế tổng hợp chất gây viêm, giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, chống co thắt mạch máu thần kinh. Một số nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cho thấy bột dịch chiết Feverfew (FeverfewF) có tác dụng giảm đau, giảm tái phát cơn đau nửa đầu.


ss
Sơ đồ kết quả một nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của FeverfewF
Bệnh nhân Việt Nam cũng có thể tiếp cận được với loại thảo dược này qua sản phẩm bào chế dưới dạng viên nang. Điển hình là sản phẩm Migrin với thành phần chính là FeverfewF được nhập khẩu từ Ý và đang phân phối rộng khắp các nhà thuốc. Tên Migrin cũng xuất phát từ tên tiếng Anh của bệnh đau nửa đầu là Migraine, để nhấn mạnh đây là biện pháp chuyên biệt cho chứng bệnh này.

Thông tin chi tiết tham khảo tại: 0965.99.99.55 hoặc truy cập website: migrin.vn


ss
Dược sỹThanh Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét