Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Aristoteles và sự quản trị tri thức
Bùi Văn Nam Sơn
Sài Gòn Tiếp Thị
   
04:00' PM - Thứ tư, 04/08/2010

Thông tin liên quan:
Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự
09/11/2009 02:00' PM
Trong lịch sử sinh thành của khái niệm "xã hội dân sự" nơi các nhà tư tưởng cổ điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội. Quá trình biến chuyển này xét về đại thể đã trải qua bốn quan niệm khác nhau...
Triết lý là gì?
17/09/2009 09:51' AM
Với câu hỏi này chúng ta đang động đến một chủ luận rất rộng, nghĩa là dàn trải rộng ra, cho nên nó vẫn mơ hồ, bất định. Vì nó bất định cho nên chúng ta có thể đối trị chủ luận từ những quan điểm dị biệt nhất. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ rơi vào một cái gì đó khả dĩ gọi là chính xác. Nhưng khi đối trị chủ luận thênh thang này, vì tất cả những ý kiến khả dụng đều dễ vướng mắc chằng chịt nhau cho nên chúng ta dễ mắc nỗi nguy hiểm là cuộc tương thoại của chúng ta vẫn mất đi tính cách thu phối thích ứng.
Năng lực sáng tạo: Làm sao để có
16/06/2009 04:53' PM
Năng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước, nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hòa hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là làm sao để nâng cao được năng lực sáng tạo chung đó?
Linh hồn, lý trí và hữu thể với Aristote (2)
04/05/2009 05:30' PM
Luật đồng nhất A là A hay A = A là giờ phút khai sinh vô cùng quan trọng của nhận thức triết học. Với Parménide chúng ta đã biết đến hữu thể bất dịch, với Socrate là duy niệm thuần khiết, với Platon là trở về hữu thể xác định nhưng suy chuyển ngay trong lòng nó, tất cả mới là những định hướng hay quan niệm.
Linh hồn, lý trí và hữu thể với Aristote
17/04/2009 05:46' PM
Mở màn Aristote đánh giá rằng: “Mục đích của đời sống nhân loại là suy tưởng, đó là khi sống bằng cuộc sống của tư duy con người sống một cách thánh thần”...
Nhận thức luận - với Socrate
28/03/2009 01:15' AM
Một cách chính yếu, triết học lấy Socrate làm khởi điểm cho lịch sử triết học. Triết học tiền Socrate, ngoại trừ Parménide đặt ra vấn đề của hữu thể luận, các nhà bác học khác, như Thalès, Anaximène, hay Héraclite…thiên về nghiên cứu thế giới tự nhiên hay vật lý. Như chính Aristote đã diễn giải, khởi nguồn, tất yếu nhận thức con người nhằm tìm hiểu sự vận động của vũ trụ, đó là vật lý. Nhưng nếu người ta phải bàn về một bản chất của sự vật trước khi nó vận động - nghĩa là môn bản thể luận ra đời - cũng là hữu thể luận, thì môn triết học sẽ phải chào đời.
Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?
12/03/2009 11:00' AM
Triết học, từ Philosophy theo nghĩa khởi thủy của tiếng Hy Lạp “ Philein” có nghĩa là “yêu”, và “sophy” có nghĩa là “sự thông thái”. Vậy triết học có nghĩa là: tình yêu sự thông thái. Định nghĩa này khá rõ, nhưng cũng gây hoang mang cho chúng ta, bởi lẽ, nếu con người được định nghĩa như động vật yêu trí khôn của lý trí, thì ở đâu, hay bất cứ chuyên ngành nào con người chẳng cần đến sự thông thái. Cần gì phải gia nhập vào triết học?
Bàn về cái Đẹp
22/11/2008 09:14' AM
Bàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
Vấn đề phương pháp trong triết học Arixtốt
08/07/2006 06:20' PM
Khi bàn tới vấn đề phương pháp trong triết học Arixtốt, chúng ta không thể bỏ qua các tác phẩm về logic học của ông. Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học đã xếp chúng vào vị trí số một trong số 8 loại tác phẩm của Arixtốt còn lưu lại đến ngày nay. Vào thời mình, Arixtốt chưa coi logic học là một bộ môn khoa học độc lập. Đối với ông, nó chỉ là công cụ của các khoa học...
Tản mạn về tài sản vô hình
02/12/2005 08:44' AM
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
Tri thức là gì?
06/07/2005 10:16' AM
Thế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
>> Cùng chủ điểm:
·         Gai nhọn hay hoa hồng?
·         Cần biết và cần nghĩ
Trong lịch sử cổ kim, không có ai tích luỹ nhiều tri thức trong thời đại mình bằng Aristoteles (384-322 tr. CN). Không chỉ tích luỹ, ông còn góp phần quyết định trong việc khai sinh ra chúng. Tri thức nhiều quá dẫn tới việc làm sao quản trị nó. Ngày nay, việc quản trị tri thức càng quan trọng và không chỉ đặt ra cho các công ty, xí nghiệp mà cho từng cá nhân và cả xã hội.
Vấn đề lớn nhất của sự quản trị tri thức là: những thông tin và sự kiện chỉ thực sự hữu ích khi được đặt trong toàn cảnh của một nhận thức tổng hợp, của những nhiệm vụ, mục tiêu của người sử dụng. Đâu phải là thời thượng khi trong hầu hết các nước, những “think-tank” liên tục ra đời, khi ngày càng nhiều những tổ chức, xí nghiệp thành lập bộ phận chuyên môn với các chức danh mới mẻ về quản trị tri thức. Quản trị tri thức đã trở thành một phương pháp quản lý hệ trọng. Một cá nhân, một xã hội cũng nhất định sẽ tụt hậu nếu không biết đến nó. Và nó cũng chỉ được đặt ra một khi số lượng tri thức trở nên quá lớn và phức tạp. Aristoteles có lẽ là người đầu tiên phải giải quyết vấn đề này, bởi hơn ai hết, chính ông đã… tạo ra nó!
Thanh xuất ư lam
“Màu xanh từ màu chàm mà ra nhưng xanh hơn chàm, băng từ nước mà ra nhưng lạnh hơn nước” - Thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam, băng xuất ư thuỷ nhi hàn ư thuỷ – người xưa thường dùng cách ví von ấy để khen trò hơn thầy. Đó đúng là trường hợp của trò Aristoteles với thầy Platon. Aristoteles là một “vạn thế sư biểu” của phương Tây về mặt tri thức. Suốt hàng nghìn năm, và ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, sinh vật học, cho đến tận thế kỷ 19, phương Tây xem trọng những lời “Aristoteles đã dạy rằng” không khác gì “Tử viết” ở ta, kể cả những… sai lầm hiển nhiên!
Hầu như không có lĩnh vực khoa học và nghệ thuật quan trọng nào không được ông quan tâm hay góp phần xây dựng nên: vật lý, hoá học, sinh vật học, động vật học, thực vật học, tâm lý học, chính trị học, sử học, đạo đức học, lý luận văn học, tu từ học và nhất là logic học. Những nghiên cứu bao quát, vượt ra khỏi các chuyên ngành thì được gọi là siêu hình học, một môn học nền tảng của tư duy Tây phương. Từ đó ông cũng trở thành tiếng nói thẩm quyền trong cả tôn giáo và thần học.
Đức hạnh của lý trí và đức hạnh của tính cách
Tri thức là kinh nghiệm có tổ chức. Do đó, nó vừa xuất phát từ kinh nghiệm, vừa vượt lên trên kinh nghiệm: “Ta tin rằng việc biết và hiểu thuộc về “nghệ thuật” hơn là thuộc về kinh nghiệm, và ta xem người nắm vững “nghệ thuật” là thông thái hơn người dày kinh nghiệm, bởi chính sự thông thái mới mang lại cho con người thước đo của tri thức. Sở dĩ như vậy, là vì người thông thái biết rõ nguyên nhân, còn người chỉ có kinh nghiệm thì không. Người có kinh nghiệm chỉ biết cái như thế nào, trong khi người thông thái thì biết cả cái tại sao nữa”.
Vì thế, cái tại sao hay học thuyết về nguyên nhân là trung tâm của học thuyết Aristoteles. Theo ông, mọi sự biến đổi và phát triển kỳ cùng đều có bốn nguyên nhân. Thứ nhất là nguyên nhân tác động, làm phát sinh một tiến trình. Tiến trình ấy diễn tiến như thế nào, lại phụ thuộc vào hai nguyên nhân khác: đặc tính cấu tạo của nó hay nguyên nhân vật chất, và hình thức biến đổi của nó hay nguyên nhân hình thức. Sau cùng là nguyên nhân thứ tư: nguyên nhân mục đích, xác định mục tiêu của tiến trình (theo nghĩa nguyên nhân và kết quả hay phương tiện và mục đích). Mọi tiến trình đều xâu chuỗi với nhau. Mục đích của tiến trình này lại là phương tiện cho một tiến trình khác để phục vụ cho một mục đích khác nữa. Quan niệm được gọi là “mục đích luận” ấy tất yếu phải đi đến chỗ giả định một nguyên nhân đầu tiên khởi động tất cả và một mục đích tối hậu mà mọi tiến trình đều hướng về. Nguyên nhân đầu tiên và mục đích tối hậu đồng nhất như một vòng tròn khép kín. Không chỉ có con người mới biết đặt ra mục đích, mà mọi sự vật đều có mục đích tự thân. Một tư tưởng độc đáo và sẽ ảnh hưởng sâu đậm đến tư duy về lịch sử vũ trụ cũng như lịch sử con người! Hegel rất tán thưởng tư tưởng này, trong khi triết học hiện đại nghi ngờ và phê phán nó!
Nếu toàn bộ giới tự nhiên là một sự phát triển từ chỗ chưa hoàn thiện đến chỗ ngày càng hoàn thiện, thì quy luật cơ bản được rút ra là: tự nhiên cũng như con người luôn ở trong một diễn trình hoàn thiện dần để thực hiện trọn vẹn đích đến hay sứ mệnh của mình. Nhưng, vì con người là sinh vật hướng đến xã hội, nên chỉ có thể đạt tới cấp độ hoàn thiện và hạnh phúc cao hơn ở trong cộng đồng với những con người khác. Tài năng cá nhân chỉ có thể tồn tại, phát triển và hoàn thiện trong một cộng đồng. Tuy nhiên, khác với thú vật, con người có nhiều khả năng lựa chọn để thi thố tài năng của mình. Nếu thú vật thường chỉ bị ngoại cảnh chi phối và cản trở, thì con người còn có thể bị chính bản thân kìm hãm và gây hại.
Vì thế, theo Aristoteles, để sống tốt và hạnh phúc, cần phải tránh những thái cực. Tiền bạc, quyền lực vừa có thể hữu ích và có giá trị, vừa có thể gây hoạ cho cộng đồng, gieo rắc sự thù địch và huỷ hoại. Xác định mục đích để sống một cách đúng mực ở “trung đạo” là quy tắc vàng của đạo đức học Aristoteles. Khoa học lý thuyết làm việc với “những chân lý không thể khác được”, chẳng hạn, toán học, vật lý học, logic học, siêu hình học. Trong khi đó, khoa học thực hành lại làm việc với thế giới nhân sinh, với “những gì có thể thay đổi và làm khác được”. Đạo đức học và chính trị học thuộc lĩnh vực này, và vì thế, đó là niềm tự hào cho sự tự do và quyền tự quyết của con người.
Như thế, theo Aristoteles, ta có hai đức hạnh: đức hạnh của lý trí và đức hạnh của tính cách. Sáng suốt là kết hợp được cả hai trong những quyết định của mình. Những quyết định lém lỉnh, vì lợi ích nhất thời không tự động là những quyết định tốt. Quyết định tốt là khi nó mang lại lợi ích cho cộng đồng về lâu dài. Muốn thế, quy trình lấy quyết định phải thoả ứng hai tính chất: khoa học và nhân bản. Aristoteles khiêm tốn và thiết thực hơn Platon: hãy tập quyết định sáng suốt từ những việc nhỏ! Ta học được gì từ Aristoteles cho sự quản trị tri thức ngày nay? Xin hẹn lần sau!

Giá trị văn hóa:
Sự hiểu biết-sự tôn thờ

Ví dụ: Một người thủ quỹ làm mất 100k trong quỹ lớp .Việc này chỉ duy nhất người bạn thân thủ quỷ biết số tiền ko lớn lắm so với số tiền trong quỹ lớp và có thể lấp liếm đi đc bằng cách khai khống các khoản tiền khác lên , nhưng số tiền đó lại là khoản khá lớn đối với thủ quỹ vì giai đoạn này bạn ấy đang gặp khó khăn .Người bạn thân đó sẽ lựa chọn điều gì giữa che giấu việc mất tiền và nói lên sự thật về việc đó ?
Giá trị văn hóa:
  1. Sự hiểu biết-Sự tôn thờ:
    • Sự hiểu biết:Đa số hành vi của con người ở các nước châu Âu,châu Mỹ bi chi phối bởi một giá trị gọi là “sự hiểu biết”. Vd:không gian lận, xem trọng pháp luật,...à nói lên sự thật

    • Sự tôn thờ:Các quốc gia phương Đông lại bị chi phối bởi giá trị “sự tôn thờ”,họ đề cao các mối quan hệ, tình cảm bản thânà che giấu

Vd:Bạn thân của bạn lái xe quá tốc độ và gây ra một vụ tai nạn, nhưng ngoài bạn ra không có ai làm nhân chứng. Luật sư của người bạn bảo rằng nếu bạn đứng ra làm chứng và nói bạn của bạn chạy đúng vận tốc cho phép thì bạn của bạn sẽ thoát tội.Khi đó bạn làm gì?Câu trả lời là:Đa số những người thuộc nền văn hóa hiểu biết thì họ sẽ từ chối, ngược lại người thuộc nền văn hóa tôn thờ thì họ bảo vệ cho người thân của mình

 Chủ nghĩa cá nhân- chủ nghĩa tập thể

Nói chung,thì trách nhiệm rõ ràng của cá nhân ở văn hóa phương tây thì nó trội hơn so với văn hóa phương Đông.Để thấy rõ hơn chúng ta sẽ tiến hành xem xét câu trả lời trong tình huống sau: Loại công việc nào được xem là phổ biến nhất ưoợc tìn thấy trong tổ chức của bạn trong số những loại sau:tất cả mọi người cùng làm việc với nhau và bạn sẽ không nhận được ưự tín nhiệm nào cả, hay là mọi nưoời được phép để làm việc riêng lẻ và bạn sẽ nhận ưoợc một sự tín nhiệmđoối với cá nhân bạn?Các ưoớc Đong Âu (ví dụ: Nga,Cộng hòa Séc,Hungary,Balan)có một tỉ lệ trên 80% người, ở Mỹ là 72% người đồng ý rằng sự tín nhiện cá nhân là ưoợc thừa nhận, ngược lại, đối với những nước châu Á(ví dụ: Nhật,Ấn Độ,NeePan)

1.Chủ nghĩa cá nhân 
1.                  . Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.
2.                  Ý niệm “chủ nghĩa cá nhân” lưu hành trong đời sống và ngôn ngữ hàng ngày đó là thói ích kỷ, trong mọi hoàn cảnh đặt lợi ích của mình lên trên hết, không cho ai động đến “một sợi lông chân của mình”, có thể gọi tên nó là chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”.
3.                   Còn cái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn .

Chủ nghĩa tập thể


Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau.
Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau. Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm các nước đề cao giá trị cá nhân. Việt Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng.
Thứ ba: biểu lộ cảm xúc nơi công cộng – trung lập.

Biểu lộ cảm xúc nơi công cộng:
Nó xác định một khuynh hướng biểu lộ cảm xúc tự nhiên, những giá trị của nền văn hóa biểu lộ cảm xúc rõ ràng nhấn mạnh đến việc thể hiện những cảm xúc một cách cởi mở và gắn những sự biểu hiện cảm xúc như cười to, giận dữ, và phản ứng mạnh mẽ…
    Ví dụ: tìm hình ảnh người nhật
Người Nhật còn nổi tiếng là những người thể hiện tình cảm rất chừng mực. Ngoại trừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp. Hầu như không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản.

     Cảm xúc thường là điều phức tạp. Chúng có thể giúp bạn đạt được điều gì đó trong công việc hoặc ngăn cản bạn vươn đến những thành công. Tốt nhất là bạn nên “điều tiết” cảm xúc thể hiện nó một cách đúng mực.
Sau đây là những lời khuyên sẽ giúp bạn giữ cảm xúc của mình trong “phạm vi an toàn” giữa sự nhiệt tình và thờ ơ.
1. Nhìn nhận lại
2. Nắm bắt những dấu hiệu một cách cẩn thận.
3. Đừng bao giờ để mọi người nhìn thấy bạn toát mồ hôi (hay khóc).
4. Có một người bạn tâm tình để chia sẻ những thành công và thất bại của bạn.
5. Có sự cân bằng trong cuộc sống của bạn.

Trung lập:

Những giá trị được quy định bởi nền văn hóa trung lập, thể hiện những cảm xúc không rõ ràng, họ thường đưa ra những cách tiếp cận có lý trí và có tính chịu đựng trong những nghịch cảnh khi tiến hành giải quyết vấn đề. Mục tiêu định hướng hành vi của họ hơn là để tình cảm dẫn dắt, định hướng mục tiêu ngự trị trong các mối quan hệ của họ với người khác.

Thái độ trung lập là một phương cách để xử lý xung đột giữa các góc nhìn kiểm chứng được về một chủ đề, theo như cách các góc nhìn này được chứng minh bởi các nguồn đáng tin cậy. Quy định này đòi hỏi rằng khi tồn tại nhiều góc nhìn mâu thuẫn nhau về một chủ đề, mỗi góc nhìn cần được trình bày một cách công bằng. Không một quan điểm nào nên được nhấn mạnh quá mức hoặc được khẳng định như thể được coi là "chân lý". Mục tiêu là để người khác có thể biết được các quan điểm quan trọng khác nhau đã được công bố, chứ không chỉ biết mỗi quan điểm phổ biến nhất. Cũng không nên nhấn mạnh sự đúng đắn của quan điểm phổ biến nhất, hoặc một quan điểm nào đó trong các quan điểm khác nhau, đến mức các quan điểm khác chỉ được nhắc đến một cách chiếu lệ hay mang tính phê phán.
Sự tách biệt- sự hòa nhập
ví dự: thầy giáo chủ nhiệm cấp 3 của bạn có vợ đang học đại học từ xa. Một hôm thầy của bạn nhờ chở vợ thầy đi thi vì thầy có việc bận giả sử lúc đó rảnh thì bạn có làm hay ko?
Sự tách biệt : là sự tách rời nhau rõ ràng trong mối quan hệ công việc với mối quan hệ gia đình . vì vậy người có văn hóa tách biệt sẽ khó có thể trao đổi , quen biết được nhiều người bởi vì đối với họ luôn có một ranh giới rõ ràng giữa đời sống cá nhân và đời sống công việc
Sự hòa nhập : là sự hợp nhất , lẫn lộn nhau , đặc biệt có sự đan xen lẫn lộn giữa mối quan hệ gia đình với mối quan hệ công việc . những người sống có nền văn hóa hòa nhập thì quá sốt sắng , quá hời hợt thường không kỹ lưỡng trong công việc và dường như họ chia sẻ thông tincas nhân một cách tự do và vô tội vạ, như vậy trong công việc họ sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trong công việc giữa các nhân viên đạt được thấp hơn nhưng họ lại nhận được lòng trung thành , trung nghĩa , gắn bó lâu dài giữa các thành viên hơn .Từ đó làm cho mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ công việc luôn được gắn bó với nhau.

Khuynh hướng vươn cao- khuynh hướng đổ lỗi
- khuynh hướng vươn cao: Đa phần khuynh hướng này được thể hiện ở các nhà quản trị phương Tây. Chẳng hạn như Henry Ford, Bill Gates, Warren Buffett… là những nhà kinh doanh tài ba tạo dựng được sản nghiệp bằng chính khả năng của mình, thậm chí có những người xây dựng cơ nghiệp từ chính hai bàn tay trắng. Những đặc điểm về tuổi tác, giới tính, gia thế,… không ngăn cản được bước đường đi đến thành công của họ vì họ biết được khả năng của chính bản thân mình và sử dụng một cách hợp lý những khả năng đó để đạt được thành công.
- khuynh hướng đổ lỗi: Vì thế giới ngày càng phát triển nhờ cách học từ những lỗi lầm. Theo cuốn “Think and grow rich” thì nhân tố thứ 10 trong 11 nhân tố chính của nhà lãnh đạo mới là “Sẵn lòng chịu toàn bộ trách nhiệm” thay vì né tránh, đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
 Một sự thật đáng buồn là theo văn hoá Việt Nam, đa phần mọi người đều có xu hướng biện hộ, đổ lỗi hoặc tự lừa dối mình ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình vốn sinh ra đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”.
Hoặc họ sẽ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ sao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ, … trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.
Nếu bạn cứ tìm lời biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối bản thân thì bạn sẽ không làm chủ được cuộc sống của bạn. Vì vậy mà chúng ta cần thay đổi ngay từ cách nghĩ của mình để hành động một cách đúng nhất.
Hiện tại – Tương lai
Cách thức quản lí thời gian có sự khác biệt giữa mỗi người, giữa các nền văn hóa khác nhau. Và đối với một nhà quản trị phải nắm rõ sự khác nhau này để có cách thức thích ứng cho phù hợp. Ví dụ như ở thái độ tôn trọng giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Ở phương đông quá khứ của một người rất được coi trọng. Quá khứ gần như được xem thước đo, đánh giá phẩm chất của một người. Còn người phương tây quan niệm hướng tới tương lai mới là điều quan trọng nhất. Một hành động tích cực trong tương lai sẽ tốt hơn là day dứt sai lầm trong quá khứ
Cũng như một số nước Hồng Kông, Nhật Bản và vài nước châu Á khác chịu ảnh hưởng triết lý Khổng tử của Trung Quốc cho rằng: sự ổn định là dựa trên sự tôn trọng tôn ti trật tự của xã hội và gia đình được coi là khuôn mẫu cho tổ chức xã hội. Điều này chi phối cách xây dựng chiến lược của các tổ chức thường theo xu hướng lâu dài: nhấn mạnh đến truyền thống và đạo đức xã hội, khác với nhóm nước, thường là các nước phương tây có xu hướng ngắn hạn thể hiện trong tầm nhìn: chú trọng đến tiêu dùng và hiệu quả.
Tên nước            
LTP
Tên nước
LTP
Trung Quốc
118
Mỹ
29
Nhật Bản
80
Anh
25
Thái Lan
56
Đức
31
Việt Nam
80


Hàn quốc
75


Phillipines
19



LTP: Chỉ số đánh giá xu hướng theo thuyết Khổng tử của các nước được lựa chọn nghiên cứu. 
Nguồn: ITIM- Culture and Management consultants. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét