Hình Bác Hồ làm việc ở Pác Bó |
Cuộc sống sẽ vui hơn nếu có thêm nhiều người yêu quý bạn.Và đó chính là sự lan tỏa của tình cảm và tri thức giữa người với người bằng các loại hình ngôn ngữ.
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
HỒ CHÍ MINH BÀN VỀ NHẬN THỨC
Điều đó có thể tóm tắt như sau: quá
trình nhận thức tất yếu phải đi qua hai giai đoạn: trực quan sinh động (nhận thức
cảm tính) chủ yếu bằng các giác quan và tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) bằng
sự khái quát hoá khái niệm, phán đoán, suy lý; với những đặc điểm riêng của từng
giai đoạn nhận thức và quay trở lại thực tiễn với tư cách vừa là điểm đầu vừa
là điểm cuối của quá trình nhận thức, nhằm kiểm nghiệm xem tri thức thu nhận được
là đúng hay sai.
Người dẫn câu của Lênin: “Thực hành
cao hơn sự hiểu biết (lý luận) vì nó có tính chất phổ biến, lại có tính chất thực
tế cụ thể”. Nhiệm vụ của nhận thức, theo Hồ Chí Minh là: “ Từ cảm giác đến tư
tưởng, đến sự hiểu biết những mâu thuẫn nội bộ của mọi sự vật, hiểu biết quy luật
của nó, hiểu biết quan hệ bên trong của quá trình này với quá trình kia, nghĩa
là hiểu biết tiến dần thành lý luận”4.
Về sự khác biệt
giữa hai giai đoạn nhận thức cảm tính (cảm giác) với nhân thức lý tính (khái niệm,
lý luận) được Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cảm giác chỉ giải quyết vấn đề hiện tượng.
Lý luận mới giải quyết vấn đề bản chất” và: “Khái niệm là đã nắm được cái bản
chất, cái toàn bộ và quan hệ bên trong của mọi việc”5.
Cách viết của Người với câu chữ ít
nhưng nội dung rất hàm súc, cần phải suy nghĩ để hiểu rộng hơn ý Người cần diễn
tả. Hồ Chí Minh phân biệt rõ sự hiểu biết theo chủ nghĩa duy vật với các dạng
hiểu biết thần bí, khó hiểu khác, không cần đến cảm giác như tự ý thức của
chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen hay bằng niềm tin không cần luận chứng
của tôn giáo.
Nhận xét trên hoàn toàn phù hợp với tư tưởng
của Lênin: “Tư duy, khi tiến lên từ cái cụ thể đến cái trừu tượng không xa- nếu
có đúng… rời chân lý, mà đến dần chân lý… tất cả những sự trừu tượng khoa học…
phản ánh giới tự nhiên sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn”10.
Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Đối với
một công tác cũng như đối với một xã hội hay một cuộc cách mạng, sự hiểu biết đều
do cảm giác tiến lên lý trí (lý luận)”.
Từ sự khái
quát ngắn gọn quá trình nhận thức như trên, Hồ Chí Minh nêu bật lên mối quan hệ
biện chứng giữa nhận thức (lý luận) và thực tiễn: “Hiểu biết do thực hành mà
ra. Hiểu biết lại trải qua thực hành mà thành lý luận. Lý luận ấy phải dùng vào
thực hành. Sự tiến tới của hiểu biết chẳng những ở chỗ từ cảm giác tiến đến lý
luận, mà cốt nhất là từ lý luận đến thực hành cách mạng. Đã nắm được quy
luật thế giới, thì phải dùng nó vào thực hành cải tạo thế giới. Đó là
quá trình liên tiếp của hiểu biết”13.
Hồ Chí Minh
còn vạch ra sai lầm của những người khuynh tả và khuynh hữu, coi
cả hai cực này đều giống nhau ở chỗ “xa rời thực hành”. Điểm khác nhau là tư tưởng
của người khuynh hữu “không theo kịp sự biến đổi của tình hình khách quan”.
Tình hình đã tiến lên, mà sự hiểu biết của họ cứ ở chỗ cũ. Còn người khuynh tả
thì: “Chỉ biết nói cho sướng miệng. Tư tưởng của họ nhảy qua những giai đoạn
phát triển nhất định. Họ cho ảo tưởng là sự thật… Họ không thiết thực. Họ hành
động một cách liều mạng”14.
Hơn một lần,
Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của lý luận: “Không có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi” và: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một
mắt sáng một mắt mờ”16.
Ở đây, không được tuyệt đối hóa một
yếu tố nào. Theo Hồ Chí Minh, những người mác xít cần phải chống các bệnh duy
tâm, máy móc, mạo hiểm, chủ quan v.v… vì chúng đều tách rời lý luận với thực tiễn.
Đó chính là biểu hiện của quan điểm siêu hình, phiến diện khi xem xét các diễn
biến của sự vật, hiện tượng thế giới một cách thiên lệch, thiếu khách quan.
Cách nhìn nhận đó là hết sức có hại đối với các nhà khoa học và những người hoạt
động thực tiễn.
Không còn nghi ngờ gì nữa,
đây chính là sự diễn giải cụ thể và sinh đông của quan điểm macxit về mối quan
hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối của nhận thức loài người, giữa
khả năng nhận thức vô hạn (tuyệt đối) của loài người với sự nhận thức có hạn
(tương đối) của từng người, từng thế hệ người. Điều này hoàn toàn trùng khớp với
tư tưởng mác xít về mối quan hệ biện chứng giữa chân lý tương đối và chân lý
tuyệt đối mà Lênin đã mô tả trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán: “Theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể
cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là
tổng số những chân lý tương đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem
thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn
chân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở ra, khi thì thu hẹp
lại, tuỳ theo sự tăng tiến của tri thức”19.
Như vậy, bằng
một công thức ngắn gọn, súc tích, Hồ Chí Minh đã đúc kết toàn bộ quá trình nhận
thức của con người, đó là: “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý
luận, lý luận lãnh đạo thực hành”. Tư tưởng trên cũng hoàn toàn phù hợp với hai
giai đoạn nhận thức chân lý do V.I. Lênin đã nêu lên trong Bút ký triết học.
Đó chính là minh triết Hồ Chí Minh hay là triết lý Hồ Chí Minh
mà nhiều học giả đã và đang bàn luận nhằm khai thác thêm về những tinh hoa
trong tư tưởng của Người ./.
1, V.I.Lênin, Toàn
tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tr. 179.2, Hồ Chí
Minh. Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 247.3, Hồ Chí Minh,
Sđd, tr. 251.4, Hồ Chí Minh,
Sđd, tr. 250.5, Hồ Chí Minh,
Sđd, tr. 249.6,7,8,9 , Hồ
Chí Minh, Sđd, tr. 253.10, V.I.Lênin,
Sđd, tr. 179.11,12, Hồ Chí
Minh, Sđd, tr. 253.13,14, Hồ Chí Minh, Sđd, tr.254, 255.15, Hồ Chí
Minh, Sđd, t.8, tr. 497.16, Hồ Chí
Minh, Sđd, t.5, tr. 234.17. Hồ Chí
Minh. Sđd, t.8, tr.496.18, Hồ Chí
Minh. Sđd, t.6, tr. 255.19, V.I.Lênin, Sđd, t.18, tr. 158.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét