LECMÔNTÔP M. I.: (Mikhail Jurievich Lermontov; 1814 - 41), nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga, được mệnh danh là "Mặt Trời thi ca" của nước Nga sau khi Puskin A. X. (A. S. Puskin) mất. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, học đại học ở Matxcơva, sĩ quan ở Pêtecbua (Peterburg), Lecmôntôp sáng tác khi Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp thất bại, nhưng cảm hứng công dân, tinh thần yêu nước, bất bình và phản kháng, khao khát đấu tranh cho tự do vẫn tràn đầy trong tác phẩm của ông. Về thơ có "Trầm tư", "Vừa chán lại vừa buồn", "Nhà tiên tri". Về kịch có "Vũ hội hoá trang" (1835) với tấn bi kịch của một con người giữa thế giới giả trá, không phân biệt được tốt xấu, ác thiện, đả kích, phê phán xã hội tư sản sâu sắc, thể hiện tính bi kịch chân chính trong nghệ thuật. Tiểu thuyết "Người anh hùng thời đại" (1840) với nội dung xã hội tâm lí sâu sắc, phong phú và nghệ thuật đặc sắc là đỉnh cao về chủ nghĩa hiện thực của Lecmôntôp.
Chuyên mục: THƠ
Mối tình đầu đã qua
Không bao giờ trở lạiNhưng mà nỗi xót xa
Như gió mùa thổi mãi
Hàng cây trút lá vàng
Quàng lên mình sắc biếc
Cứ mỗi độ thu sang
Gió rung cành tha thiết
Thật kì lạ tình đầu
Như lá cây khát nắng
Tưởng mình sẽ nói nhiều
Nhưng suốt đời im lặng.
TÌNH VÀ BIỂN – Lecmôntôp
Ngày xưa tôi chưa ra biểnTưởng biển màu xanh,
Xanh màu phẳng lặng
Ngày xưa tôi chưa yêu
Tưởng tình yêu đầy mộng.
Ngày nay tôi ra biển
Biển đầy sóng lớn
Ngày nay tôi biết yêu
Tình yêu đầy cay đắng…
Không sóng to gió lớn không là biển
Chẳng phải đắng cay chẳng phải yêu.
Đừng đùa cợt với tình yêu em ạ
Đừng lả lơi khi thấy người ta yêu
Tuổi thanh niên đừng tàn nhẫn quá nhiều
Đừng tưởng rằng ai cũng yêu em cả.
()
Thơ Lecmontop
Không tôi nào nữa yêu em
Mộng xưa đau đớn, cuồng điên qua rồi
Nhưng nơi sâu kín lòng tôi
Hình em vẫn sống, tuy vời vợi xa
Đã say mộng mới thiết tha
Nhưng hình ảnh ấy dễ là đã quên
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Nhưng nơi sâu kín lòng tôi
Hình em vẫn sống, tuy vời vợi xa
Đã say mộng mới thiết tha
Nhưng hình ảnh ấy dễ là đã quên
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Đêm Praha đọc thơ Lécmôntốp
PGS,TS Đức
Vượng
Đại thi hào Nga Lécmôntốp - Ảnh internet |
Lécmôntốp đại thi hào Nga
Vầng đông chói lọi của thơ ca
Thiên tài thi hứng đầy cao hứng
Rừng thơ đua nở với trăm hoa.
Sống ở thời kỳ lắm quỷ ma
Nhộn nhạo bao phen chính lẫn tà
Đạo đức đem tống vào sọt rác
Tự do chỉ là một giấc mơ.
Sống trong một xã hội phất phơ
Nỗi đau nhức nhối của nhà thơ
Tình yêu là một trò múa rối
Nhà thơ không thể sống đúng mình.
Hỡi ôi! Những con người lầm than
Sống trong nắng lửa với mưa ngàn
Toàn là nô lệ và lãnh chúa
Bạn ơi! Nơi ấy đất nước tôi!
Lécmôntốp thất tình xã hội
Nhưng lại được tình trong thơ văn
“Con quỷ”1 vẫy vùng nơi nhân tính
Dẫn theo “Cái chết của nhà thơ”2.
Một phát súng bắn vào Puskin
Một phát súng bắn vào Lécmôntốp
Nước Nga phải chịu hai phát đạn
Bắn vào trái tim hai nhà thơ.
Hai khối tình thơ đã lặng im
Để lại trần đời nỗi phân vân
Hai vầng nhật nguyệt thi ca tắt
Văn học tối sầm mấy mươi năm.
Praha, Séc, Đêm
5-1-2002
------
Chú thích: 1,2. Tên những bài thơ của Lécmôntốp.
Lời Tác giả: Khi còn học ở Mátxcơva, tôi
được làm quen với tiến sĩ văn học Nguyễn Huy Hoàng, giảng viên dạy văn học Nga
- Xôviết tại Liên bang Nga. Khi tôi sang công tác tại châu Âu từ năm 1999 đến
năm 2002, tôi cũng đã một số lần được gặp tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng tại Ba Lan,
Hunggari, Cộng hòa Séc khi Anh đến các nước này. Có lần, tôi gặp Anh ở thủ đô
Buđapét, Hunggari. Anh tặng tôi một cái hộp gỗ hình tròn khum khum, tiện bóng
mịn, trông như một chiếc chum con, rất đẹp. Chiếc hộp đó có đường kính 7,5 cm,
chiều cao 10,5 cm. Anh nói với tôi là trong hộp này có chứa một loại mật ong
đặc biệt của nước Nga. Đến nay, đã hơn 10 năm, tôi vẫn còn giữ chiếc hộp đó và
bên trong hộp vẫn còn mật ong. Tôi chưa một lần mở chiếc hộp đó ra, vì nó đóng
rất kín và niêm phong bằng một loại tem thuế.
Có lần, anh Hoàng
nói với tôi về một chuyện buồn là Anh có cô con gái rất xinh đẹp, đi
nghỉ hè ở Xôtri, Nga, từ đấy cháu bị mất tích. Đến nay đã khoảng hơn 15 năm,
cháu vẫn biệt vô âm tín, mặc dù Anh đã ra sức đi tìm cháu, rồi nhắn tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng,...
Những lần gặp mặt, anh Hoàng thường kể cho tôi nghe
những tình tiết hấp dẫn về văn học Nga - Xôviết. Anh nhắc nhiều đến thơ văn của
Lécmôntốp, một đại thi hào của nước Nga. Tôi nhớ có lần gặp Anh và các bạn của
Anh ở thủ đô Buđapét, Hunggari, trong lúc nâng cốc chúc tụng nhau, anh em mang
những bài thơ của đại thi hào Nga Lécmôntốp ra bình luận. Khi trở về Praha, tôi
làm bài thơ về đại thi hào Lécmôntốp.
Mikhain Iurevích Lécmôntốp, đại thi hào Nga, sinh
ngày 15-10-1814 và mất ngày 27-7-1841, trong một gia đình quý tộc Nga. Ông học
Trường đại học Mátxcơva, rồi học Trường sĩ quan cận vệ Pêtécbua, ra trường với
chức vụ trung úy. Cuộc đời và số phận của Ông gặp nhiều rủi ro. Ông bị nhà cầm
quyền đưa đi đày 13 tháng (1837-1838) do viết bài thơ “Cái chết của nhà thơ”,
tố cáo trước dư luận về những tên thủ phạm có liên quan đến cái chết của đại
thi hào Nga Puskin, ra sức bảo vệ và tôn thờ Puskin. Năm 1840, Lécmôntốp bị
trọng thương trong một cuộc đấu súng. Sau đó, Ông đi chữa bệnh ở suối nước
khoáng. Năm 1841, Ông bị sát hại do mối thâm thù của giới quý tộc Nga căm thù
Nhà thơ. Lécmôntốp đã ngã xuống vì viên đạn của kẻ ganh ghét tài năng của Ông,
đã bắn trúng trái tim Ông.
Lécmôntốp sáng tác thơ, kịch, hội họa, âm nhạc, mặt
nào cũng thể hiện rõ tài năng. Thơ của Lécmôntốp giàu tính chiến đấu, bất bình
trước bất công xã hội, tinh thần phản kháng, chống chế độ phong kiến chuyên
quyền và đầy rẫy bọn lãnh chúa tàn bạo. Thơ ca của Lécmôntốp tràn đầy tinh thần
yêu nước, yêu nhân dân Nga, khao khát dân chủ và tự do. Thế hệ Lécmôntốp ra đời
từ cuộc chiến tranh vệ quốc 1812. Vì vậy, Ông khao khát có một nước Nga nhân
dân sống trong tự do và hạnh phúc. “Hỡi ôi! Con người lầm than, rên xiết vì
cuộc đời nô lệ và xích xiềng. Bạn ơi! Nơi ấy, Tổ quốc tôi”. “Ôi! Nước Nga của
nô lệ và lãnh chúa”. Hồn thơ vang vọng núi sông, thấm sâu vào lòng người, lòng
đời, vì một nước Nga tự do và hạnh phúc. Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét