Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Đi Trong Hương Tràm


Đi Trong Hương Tràm

Trình bày: nhachoatho_XT
Sáng tác: Thuận Yến - Lời: Hoài Vũ


Hò ơ.... ơ.....ơ......ơ.. Gió Tháp Mười đã thổi, thổi... rất sâu
Có nỗi nhớ thương đau.... có niềm hy vọng.
Bầu trời thì cao...ơ ơ ơ..mà cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh mà... mà em đi đâu...ờ... ơ....ơ...

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau...
Dù đi đâu xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bông tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trong lá tràm xanh ngát Ơ....ơ.....ơ....ơ..ớ....ơ.....
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm.... xôn xao.
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm.... xôn xao.....

(Thơ) "....Em gửi gì trong gió trong mây
Để sớm nay em lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay.."

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau...



06/02/2011 | 09:38

Nhà thơ Hoài Vũ: Nhớ gương mặt sông Vàm

 quảng ngãi

(Dân Việt) - "Hai con sông Vàm Cỏ ở Long An ám ảnh đến kỳ lạ trong tâm hồn mình" - Hoài Vũ thổ lộ trong một chiều cuối năm Sài Gòn ăm ắp nắng.

Sau 8 năm tập kết ra Bắc, anh xin trở lại chiến trường công tác, là phóng viên tờ "Nhân Dân"(cơ quan T.Ư Cục). Anh đi nhiều nơi, đến với nhiều vùng đất Nam bộ. "Thế nhưng, hai con sông Vàm Cỏ ở Long An ám ảnh đến kỳ lạ trong tâm hồn mình" - Hoài Vũ thổ lộ trong một chiều cuối năm Sài Gòn ăm ắp nắng.
Từ cảm ơn bằng thơ...
Đầu năm 1964, tòa soạn báo Nhân Dân (T.Ư Cục) phái Hoài Vũ xuống chiến trường Long An công tác. Một đêm tối trời, lần đầu đặt chân lên đất Long An, anh chứng kiến sự ác liệt của chiến trường ở phía Tây Nam Sài Gòn. Dọc đoạn sông Vàm nơi chuẩn bị băng qua, tàu tuần tiễu của Mỹ bắn xối xả.
 
Nhà thơ Hoài Vũ - đứng thứ 3 từ bên phải sang.
Mặc, cô gái giao liên Long An vẫn bình tĩnh bơi xuồng đưa anh sang bên kia sông an toàn. Trong lúc nghỉ chờ giao liên đưa đi tiếp, Hoài Vũ không giấu nổi xúc động, mở bồng lấy giấy bút, viết một lèo bài thơ mang tên dòng sông: "Vàm Cỏ Đông". Để phòng thất lạc, anh chép bài thơ làm hai bản. Một bản nhét xuống đáy bồng, một bản anh nhờ giao liên chuyển lên Đài phát thanh Giải Phóng. Khi anh dừng bút cũng là lúc giao liên đến đón.
"Mình trao ngay một bản chép tay cho giao liên, không ngờ sau đó không lâu đài phát bài thơ này. Rồi bài thơ ngược đường Trường Sơn ra tới miền Bắc và đăng trên báo Văn nghệ" - Hoài Vũ kể: Bài thơ được kỹ sư - nhạc sĩ Trương Quang Lục, người đồng hương Quảng Ngãi với Hoài Vũ, công tác tại Nhà máy supe Lâm Thao phổ nhạc, hai ca sĩ Tuyết Nhung - Trần Thụ hát lần đầu trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài thơ như một lời cảm ơn cô giao liên Vàm Cỏ Đông...
...đến ân nhân sông Vàm
Trong những năm chiến tranh, gắn bó máu thịt với nông dân dọc hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, Long An nên hầu hết các sáng tác của anh đều lấy con người, cuộc sống nơi đây làm chất liệu. “Nhà thơ Vàm Cỏ Đông” từng tâm sự: "Đi hết cuộc đời vẫn không quên sông Vàm".
Bén duyên với Sông Vàm, năm 1966, Hoài Vũ trở lại chiến trường Long An và "ba cùng" với nông dân huyện Đức Huệ, sống bên bờ con sông đã từng cho anh bài thơ nổi tiếng. Một lần anh theo chú Bảy nông dân ra ruộng vác lúa, thấy chú vác ngon ơ, Hoài Vũ nổi hứng nói chú đặt bao lúa lên lưng vác phụ.
Chú Bảy vừa bê bao lúa đặt lên vai, hai chân nhà thơ đã "Vàm Cỏ Đông" lún sâu xuống bùn, anh nằm sóng soài trên mặt ruộng. Thấy vậy, chú Bảy cười rũ rượi nói cái một: "Chú mày làm thơ về dòng sông quê tau giỏi, nhưng vác lúa thì thua qua!".
Sự ác liệt của cuộc chiến cùng tấm lòng yêu nước của người nông dân miền hạ trở thành xúc cảm cho rất nhiều sáng tác của anh, trong đó phải kể đến "Kỷ niệm thức dậy" (ký), " Chia tay hoàng hôn", "Gửi miền hạ" (thơ)... bắt nguồn từ xúc cảm về lòng dũng cảm của hai chị em tên Hạnh, Duyên sống bên mí sông Vàm thuộc địa phận huyện Tân Trụ.
Ấy là lần trên đường công tác, nhà thơ lạc vào vòng vây xe tăng giặc. Trong thế tiến thoái lưỡng nan, Hoài Vũ đành táp vô nhà một nông dân. Anh không ngần ngại xưng mình là người của phía Giải phóng. Không sợ, hai chị em Hạnh, Duyên giấu anh trong nhà che mắt bọn giặc. "Sau này, hay tin Hạnh và Duyên lần lượt hy sinh, mình càng xúc động và cảm phục tấm lòng của người Vàm Cỏ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét