Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

TRĂNG KHUYẾT Phi Tuyết Ba


TRĂNG KHUYẾTác giả
Nhà thơ Phi Tuyết Ba tên thật là Phi Thị Tuyết Ba, sinh năm 1946 tại Đồng Hới, Quảng Bình.

Nhạc: Huy Thục
Thơ: Phi Tuyết Ba
Trình bày: Tiến Dũng.
*********************** 

Bồng bềnh mặt nước gợn trong
Một vầng trăng khuyết để thương mặt hồ
Ai ơi chín đợi mười chờ
Chờ ai, ai đợi, ai chờ đợi (í) … ai
1,2-
Em ngỏ lời yêu anh vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết chọn truớc (ư) … đêm rằm
Anh vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Em ơi em có biết, trăng hay tình lứa đôi
Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng không tròn




2-
Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng không tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Em ơi em có biết, trăng (trăng) hay tình lứa đôi


Bài thơ “Trăng khuyết”
Tác giả: Phi Tuyết Ba


Anh (Em?) ngỏ lời yêu em (anh?)
Vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết tròn trước đêm rằm
Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết
Trăng hay tình lứa đôi ?
Sao anh vội ngỏ lời
Vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng chưa tròn!
Bình luận

17 bình luận trong Trăng khuyết

  1. Lena:
    Không đồng ý với bạn Vô Danh. Trong các loại hình sân khấu, phim, ca nhạc thì việc đổi vai trong các đoạn thoại là chuyện đương nhiên, nhưng trong thơ ca thì không có chuyện đó, không chỉ với một bài thơ ngắn mà thậm chí là cả với trường ca (hay ít ra là tôi chưa từng gặp). Cảm ơn bạn Hồng Danh khi bạn cho biết đã có sự khác biệt trong một vài chữ của CS Tiến Dũng và nguyên gốc bài thơ. Tôi tin vào trí nhớ của bạn và theo cảm nhận của cá nhân thì tôi cũng tin rằng đây là lời tự sự về một tình yêu không thành của một cô gái. Cô gái ấy đã chủ động ngỏ lời yêu (Em ngỏ lời yêu anh..), khi mà tình cảm đã không thể kìm nén được nữa, điều ấy chẳng có gì là xấu. Trăm năm trăm cõi người ta, có ai chê cười Thúy Kiều đã chủ động trong mối tình với Kim Trọng đâu. Cô ấy vui, hạnh phúc khi tình yêu đang còn. Nhưng rồi khi trăng khuyết, tình yêu thiếu một nửa, cô ấy chẳng thể không xót xa, chạnh lòng. Vì lòng vẫn còn yêu, cô ấy vẫn nhớ nhung nên đã gọi “ Anh ơi, anh có biết. Trăng hay tình lứa đôi?”. Rồi cái sự tự trách bản thân “ Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết?” đã thể hiện nét đặc trưng cho cá tính và cách suy nghĩ của phái nữ. Câu kết,” Để bây giờ thầm tiếc..” càng khẳng định chủ thể của bài thơ là con gái, nếu là người con trai nói hộ (như CS TD trình bày) thì đâu còn là thầm nữa. Nếu tôi có thể là một ca sỹ thì tôi sẽ hát (xin lỗi nhà thơ Tuyết Ba nhé): Em ngỏ lời yêu anh, vào một đêm trăng khuyết/ Bởi tình yêu tha thiết, biết tròn trước đêm rằm/ Em vui lúc trăng tròn, chạnh lòng khi trăng khuyết/ Anh ơi, anh có biết, trăng hay tình lứa đôi?/ Sao em lại ngỏ lời vào một đêm trăng khuyết?/ Để bây giờ thầm tiếc, một tình yêu không tròn/.Cảm ơn bạn NHD rất nhiều.
  2. ThanhHaiNam:
    Lại vẫn là tình yêu. Tình yêu không có một kết thúc trọn vẹn. Và giữa trăm ngàn nguyên cớ chia tay, người con gái vin vào một cái cớ tưởng như chẳng có gì, ấy là vầng trăng khuyết.
    Anh ngỏ lời yêu em
    Vào một đêm trăng khuyết

    Bởi tình yêu tha thiết
    Biết tròn trước đêm rằm





    Chỉ có trái tim nhạy cảm và đa cảm thì mới có những câu thơ thật trong sáng, đáng yêu. Lời tỏ tình đầu tiên lại rơi vào một đêm trăng khuyết. Người con trai có lẽ chẳng bao giờ để ý tới chuyện này đâu. Nhưng là một cô gái, chuyện tự nhiên trời đất thôi cũng trở thành tâm sự của lòng mình. Điều đó là dễ hiểu.
    Hạnh phúc vì đón nhận tình yêu, cô muốn bộc bạch những ngổn ngang trăm mối, lại vẫn chuyện vầng trăng tròn khuyết, và hình như, cài vào bao nhập nhằng, hư ảo khuyết- tròn ấy là những dự cảm, âu lo không thể nào nói hết được:
    Em vui lúc trăng tròn
    Chạnh lòng khi trăng khuyết
    Anh ơi anh có biết
    Trăng hay tình lứa đôi
    Vầng trăng lúc này không chỉ là một thực tế của vũ trụ nữa. Vầng trăng là chứng nhân cho lời tỏ tình đêm trước. Thật xót xa, đó lại là một đêm trăng không tròn:
    Sao anh lại ngỏ lời

    Vào một đêm trăng khuyết
    Để bây giờ thầm tiếc
    Một vầng trăng không tròn
























    Cô muốn trách móc. Mà câu thơ buông ra lửng lơ, chẳng biết trách ai. Trách anh? Không! Trách đêm trăng khuyết? Có lẽ chỉ trách sự vô tình, không may mắn. Dẫu rằng vầng trăng cứ khuyết tròn theo quy luật muôn đời vẫn thế nhưng cái tròn trặn của vầng trăng, cái tròn trặn của tình yêu thì không vĩnh hằng, mãi mãi.
    Tôi thích cái “đổ lỗi” này. Nó khiến cho tình yêu, dù không trọn vẹn, dù đứt gánh nhưng vẫn đẹp và nhân văn. Đọc bài thơ, cứ mong lời ngỏ yêu kia diễn ra vào một trăng tròn vành vạch. Để cô gái, để chàng trai, để vầng trăng không phải thầm tiếc cho sự dang dở của một mối tình.


    Bài thơ làm người ta chạnh lòng, buồn nỗi buồn man mác. Ba khổ thơ là sự hồi tưởng liền mạch về tình yêu, từ buổi đầu đến ngày kết thúc. Dẫu tình yêu vơi vẹn đi nhưng trên hết, ta bắt gặp tâm hồn của một cô gái rất thiết tha và nhân hậu khi nghĩ về mối tình lỡ dở của mình, nghĩ về lời tỏ tình vào một đêm có vầng trăng khuyết nửa. Là lời tâm sự nên câu chữ bài thơ cũng miên man theo dòng cảm xúc và rất mức tự nhiên. (ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét