Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tào Tuyết Cần - 曹 雪 芹

Tào Tuyết Cần - 曹 雪 芹

Hình ảnh




 






TIỂU SỬ TÁC GIẢ

Tào Tuyết Cần 曹雪芹 (1715-1763) là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc.

Gia đình thế hệ trước của Tào Tuyết Cần là một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh Trung Quốc. Từ đời tổ đến đời cha của ông đã thay nhau giữ chức "Giang ninh chức tạo" là một chức quan to thu thuế trong triều đình. Năm lần vua Khang Hy tuần du phương Nam thì bốn lần ở lại nhà họ Tào. Ông nội ông là Tào Dần, một nhà văn xuất sắc vùng Giang Ninh. Đến đời của ông tất cả sự giầu sang quyền quý của gia đình đã trở thành quá khứ. Gia đình ông bị mắc nạn. Ông sống trong nghèo khổ, phải đưa gia đình đi khắp nơi để mưu sinh. Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ tâm huyết và tinh thần vào để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w...Tuy%E1%BA%BFt_C%E1%BA%A7n




Hồng lâu mộng - 紅樓夢


Tào Tuyết Cần ( 曹雪芹)
(1724? - 1763?)



Tượng Tào Tuyết Cần ở Bắc Kinh
Tào Tuyết Cần tên thật là Tào Triêm (曹霑), tự là Mộng Nguyễn (梦阮), hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê . Tổ tiên là người Hán, gốc ở Liêu Dương, sau sống ở Giang Ninh. Thuộc dòng dõi danh gia quí tộc, được vua Khang Hy đặc biệt ưu đãi. Đến năm Ung Chính thứ 5 (1729), cha ông bị cách chức, hạ ngục, bị tịch biên gia sản. Tào Tuyết Cần phải theo gia đình về ngoại ô Bắc kinh sống, từ đó nhà họ Tào lâm vào hoàn cảnh sa sút khốn đốn
Tào Tuyết Cần là người đa tài,giỏi thơ giỏi hoạ, sáng tác nhiều thơ nhưng đến nay đều thất lạc hết. Ông là một
tiểu thuyết gia vĩ đại, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc.
Xin giới thiệu một vài bài thơ của ông:

I) Bài thơ đề từ tiểu thuyết Hồng lâu mộng (Trong Hồi 1) : Bài thơ này được xem như lời tự tình của chính Tào Tuyết Cần.

*Nguyên tác:

十年辛苦

Thập niên tân khổ (1)

诗曰

Thi viết:
浮 生 著 甚 苦 奔 忙
Phù sinh trác thậm khổ bôn mang
盛 席
Thịnh tịch hoa diên chung tán trường
悲 喜 千 般 同 幻 渺
Bi hỉ thiên ban đồng ảo miễu
古 今 一 梦 尽 荒 唐
Cổ kim nhất mộng tận hoang đường

Mạn ngôn hồng tụ đề hằn trọng (2)
更 有 情 痴 抱 恨 抱
Cánh hữu tình si bão hận bão
字 字 看 来 皆 是 血
Tự tự khán lai giai thị huyết
十 年 辛 苦 不
Thập niên tân khổ bất tầm thường
[上为甲成本]
[Thượng vi giáp thành bản]





*Dịch nghĩa:

MƯỜI NĂM CAY ĐẮNG

Thơ rằng:

Kiếp phù sinh vốn đã chứa nỗi khổ long đong cùng cực.
Chỗ ngồi của buổi tiệc phồn hoa nơi ấy, rốt cuộc cũng đã tan rồi.
Nghìn nẻo buồn vui đều mịt mờ hư ảo.
Mỗi giấc mộng xưa nay, cuối cùng đều hoang đường.
Chuyện phiếm mà vẫn đọng vết lệ hồng chứa đầy tiếng khóc.
Càng chuốc tình si càng ôm bao nỗi hận lòng.
Chữ chữ xem ra đều kết tinh bằng máu.
Mười năm cay đắng nào đâu phải chuyện tầm thường ?!
(Văn bản gốc hoàn thành đầu tiên)

*HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch



*Chú thích:
- Nguyên tác bài thơ trên được trích ở "Thi ca từ Trung Hoa" của Phùng Hoài Ngọc, trang 178.
1)Thập niên tân khổ: Mười năm cay đắng . Bài thơ này vốn không có tựa đề. Tựa đề này là do tác giả biên soạn Phùng Hoài Ngọc tạm đặt. Ông còn cho biết thêm :“Tiểu thuyết Hồng lâu mộng hiện nay đang tồn tại những bản Hán ngữ khác nhau, có bản ghi bài bát cú này trong Hồi 1, bản khác lại thiếu hẳn bài thơ này”.
2)痕: Tác giả Phùng Hoài Ngọc phiên âm là hằn nhưng các tự điển Hán Việt của ta phiên âm là ngân (có nghĩa là vết, ngấn)
-Hồng lâu mộng ( 紅樓夢) : có nghĩa là “ Giấc mộng lầu hồng”, còn có tên khác là “Thạch đầu kí” (石頭記), là một trong
tứ đại kì thư (bốn đại danh tác) của văn học cổ điển Trung Quốc ( ba đại danh tác khác là Tam quốc chí của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa ÂnThủy hử của Thi Nại Am). Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 ở triều đại nhà Thanh , gồm có 120 hồi. 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết và 40 hồi sau do Cao Ngạc viết ( sau khi Tào Tuyết Cần mất). Tào Tuyết Cần viết tác phẩm này trong thời gian cực kỳ nghèo túng đói khổ, chính vì vậy ông đã kiệt sức và mất vào tuổi 40. Bỡi vậy lời tự tình của bài thơ trên cũng chính là tiếng kêu xé lòng của bậc tài hoa lỡ vận. Nhưng bù lại Hồng lâu mộng đã trở thành áng văn chương kiệt tác , là viên ngọc quí của nền văn học Trung Quốc và cả thế giới nói chung. Tác phẩm này đã chuyển thể thành 36 tập phim, được trình chiếu vào khoảng những năm 1989- 1990.

* Dịch thơ:

TỰ TÌNH

Phù sinh cùng cực nỗi long đong
Bữa tiệc phồn hoa vẫn cáo chung
Nghìn lối buồn vui tuồng ảo hóa
Mỗi trang kim cổ mộng bằng không
Chuyện chơi vẫn đọng khô dòng lệ
Tình đắm còn ôm hận cõi lòng
Chữ chữ xem ra đều rướm máu
Mười năm cay đắng lấy gì đong ?!
*HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch



· * Giới thiệu bản dịch khác:
-Bản dịch thơ của Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Doãn Địch:

Lẵng đẵng trên đời khéo khổ công
Tiệc tùng rốt cuộc chỉ là không
Muôn trò mừng tủi đều hư ảo
Một giấc xưa nay rõ viển vông
Vạt thắm nào riêng người đẫm lệ
Tình ngây còn vướng hận ôm lòng
Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng
(Hồng lâu mộng 3 tập, Nxb Văn hóa Hà Nội 1962).







II) Giới thiệu bài thơ khác của Tào Tuyết Cần.

红豆曲
(Hồng Đậu Khúc)
. 曹雪芹
Tào Tuyết Cần

滴 不 尽 相 思 血 泪 抛
Trích bất tận tương tư huyết lệ, phao hồng đậu.
开不
Khai bất hoàn xuân liễu xuân hoa mãn họa lâu
睡 不
Thụy bất ổn sa song phong vũ hoàng hôn hậu.
忘 不 了 新 愁 与 旧 愁
Vong bất liễu tân sầu dữ cựu sầu.
咽 不 下 玉 粒 金
Yết bất hạ ngọc lạp kim thuần ế mãn hầu.
照 不
Chiếu bất kiến lăng hoa kính lý hình dung sấu
展 不 捱 不 明 的 更 漏 呀
Triển bất khai đích mi đầu nhai bất minh đích cánh lậu nha!
恰 便 似 遮 不 住 的 青 山
Kháp tiện tự già bất trú đích thanh sơn ẩn ẩn.
流 不 断 的 绿
Lưu bất đoạn đích lục thủy sầu sầu
.绿 绿
Lục thủy sầu sàu, lục thủy sầu sầu.

*Dịch nghĩa:

Bài ca đậu đỏ


*Lời thơ : Tào Tuyết Cần


Huyết lệ tương tư nhỏ hoài không dứt, đậu đỏ vứt rồi
Nở chưa đều khắp, liễu xuân, hoa xuân đầy lầu vẽ.
Giấc ngủ không thành, cửa sổ buông màn, gió mưa hoàng hôn theo đến.
Chưa nguôi được sầu cũ lại chất chồng thêm sầu mới.
Dẫu hạt ngọc vàng ròng nuốt cũng không trôi , nghẹn đầy ứ họng.
Soi vào mặt kính không thấy rõ hình dung tiều tụy.
Mắt mở không ra, chịu mờ thêm ánh lệ.
Dịp may không giữ lại, bóng non xanh mờ ẩn.
Dòng nước biếc buồn buồn trôi chảy mãi.
Nước biếc sầu dâng, nước biếc sầu dâng!


*HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch




Quả Đậu đỏ còn gọi là Tương tư đậu

*Dịch thơ:

Vì lượng nghĩa trong mỗi câu quá nhiều, có câu không thể dịch rút ngắn thành một câu nên chúng tôi tạm phân câu và dịch thành thơ Việt như sau:

Bài ca đậu đỏ
-Câu 1: Lệ máu tương tư cứ nhỏ hoài.
--- Đậu hồng đã bỏ, biết còn ai?
-Câu2: Hoa xuân tơ liễu bên lầu vẽ
--- Như biết lòng người, chưa nở sai.

-Câu3: Giấc ngủ không yên, cửa kín màn
--- Hoàng hôn chậm đến, gió mưa chan.
-Câu 4: Sầu chưa nguôi được thêm sầu mới.
-Câu5: Rượu ngọc cơm vàng chả thiết ăn.

-Câu 6: Soi gương nào thấy rõ hình mình.
--- Tiều tụy gầy hao, nỗi khổ tình.
-Câu 7: Mắt mở không ra, mờ ánh lệ.
-Câu 8: Dịp may mờ ẩn bóng non xanh.

-Câu 9: Nước biếc đẫm sầu trôi chảy mãi.
-Câu 10: Sầu dâng ! nước biếc tiếp sầu dâng.!







*Chú thích:


1) Nguyên tác Hồng đậu khúc là lời thơ của Tào Tuyết Cần trong tác phẩm Hông lâu mộng được Vương Lập Bình phổ nhạc để hát theo nội dung phim. Đây là bài ca mà Giả Bảo Ngọc (nhân vật chính trong HLM) đã hát lên trong một buổi tiệc để nhớ người yêu là Lâm Đại Ngọc.
2) Hồng đậu: Đậu hồng, Việt nam ta chỉ gọi đậu đỏ, là hình ảnh tượng trưng cho lòng nhớ nhau (cho sự tương tư của nam nữ). Theo phong tục ở đất Giang Nam khi người ta xa nhau, họ thường cài đậu hồng trên tóc để tỏ lòng nhớ nhau. Khi đậu hồng bị vứt bỏ là biểu hiện lòng không còn nhớ nhau nữa. Đây là hình ảnh đã trở thành ẩn dụ trong văn họcTrung Quốc, xuất hiện từ thời nhà Đường.

 
Hình ảnh các diễn viên trong vai Giả Bảo Ngọc
và Lâm Đại Ngọc trong phim Hồng lâu mộng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét